Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Hiểu cống hiến là gì để nắm lấy chìa khóa thành công trong bạn

Hiểu cống hiến là gì để nắm lấy chìa khóa thành công trong bạn

1. Bạn đã thực sự định nghĩa được cống hiến là gì? Cống hiến là gì?   Ngay từ thuở lọt lòng tâm hồn chúng ta đã được tưới mát bởi sự hi sinh, cống hiến sức trẻ, tuổi xuân của lớp lớp người tuổi mới đôi mươi sẵn sàng cầm súng lên đường ra trận để giành lại từng thước bình yên cho dân tộc. Tôi cũng nhận ra một phần của khái niệm cống hiến là gì khi thả lòng mình vào khao khát đến mãnh liệt với nguyện ước đóng góp “những mùa xuân nho nhỏ” của mình cho cuộc đời chung, làm ngòi bút Thanh Hải thăng hoa trong “ Mùa xuân nho nhỏ” .  Tố Hữu viết “ Nếu là con chim, chiếc lá thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ lẽ nào vay mà không có trả, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Với người chiến sỹ dành gần như cả cuộc đời cho cách mạng và cũng là “con của mọi nhà” ấy chính là sựđóng góp thanh xuân, sức lực nhỏ bé của mình để xây dựng cuộc đời tươi đẹp hơn, nhưng không dừng ở nguyện ước mà là một phần trách nhiệm của mỗi cá nhân để làm tươi mát thêm cho cuộc đời chung. Nếu so sánh cuộc đời chúng ta như một khu vườn, nhờ những chiếc lá, cái cây mới có màu xanh, nhờ có tiếng của những chú chim khu vườn mới rộn rã. Vậy cống hiến là gì được hiểu là sẵn sàng mang hết trí tuệ và tài năng của mình để phục vụ lợi ích chung, nhưng đó cũng là sự hi sinh thời gian, công sức, những giá trị của bản thân sự phát triển chung của cộng đồng.  Như Eleanor Roosevelt nói “ Khi bạn không còn cống hiến nữa, bạn bắt đầu chết dần”. Cống hiến là động lực mang lại sự viên mãn, ý nghĩa cho cuộc sống, và là một phần làm nên sự thành công.Tuy nhiên, cống hiến không phải chỉ dừng lại ở những cái lớn lao, vĩ đại ngoài tầm với mà còn được tạo nên từ những điều hết sức bình thường.   2. Bạn có nhận ra, Cống hiến cũng  xuất phát từ những điều hết sức bình thường? Cống hiến xuất phát từ những điều hết sức bình thường Tony Robbins cho rằng “Không phải chúng ta nhận được gì mà chúng ta trở thành ai, chúng ta cống hiến điều gì”. Nhận định của nhà nhân đạo người Mỹ dễ làm chúng ta lầm tưởng rằng, cống hiến chỉ đến từ những điều vĩ đại. Thực ra, nó lại đến chính từ những điều bình thường thậm chí hết sức tầm thường. Có những người được yêu mến, ngợi ca vì sự tích cực tham gia thi đua sản xuất xây dựng đất nước, nhưng đôi khi họ chỉ cần sống và hoàn thành thật tốt công việc của mình, đã đa là sự cống hiến. Cống hiến đến những điều giản dị mà đôi khi chúng ta dễ dàng bỏ qua trong cuộc sống hằng ngày từ việc chúng ta đang cố gắng học tập hằng ngày, cách chúng ta tự lập đi làm để tự nuôi sống bản thân mà không phải phụ thuộc và người khác.  Đi qua cuộc chiến tranh đầy đau thương mất mát của dân tộc, cống hiến không chỉ được chúng ta nhắc tới bởi những người lính trẻ sẵn sàng cầm súng lên đường quyết tử cho tổ quốc quyết sinh mà cả đồng bào tăng gia sản xuất, những người bà, người mẹ làm hậu phương vững chắc.  Có những sự đóng góp được người đời nhắc đến tên, nhưng cũng có những cống hiến âm thầm, lặng lẽ như những thanh âm trên một phím đàn. Bạn còn nhớ hình ảnh những con người vô danh trong những trang văn đẫm chất thơ của Nguyễn Thành Long? Họ là những họa sỹ, là anh thanh niên làm việc trong lều khí tượng, là bác nông dân trồng rau, là bác lái xe...nhưng cũng chính những con người đang hết lòng về công việc đó chính là một phần làm nên sức sống của mảnh đất Sapa. Không phải chỉ những doanh nhân giỏi như Phạm Nhật Vượng mới góp phần xây dựng nền kinh tế, không phải chỉ những người công an hay chiến sĩ mới bảo vệ hòa bình mới được tôn vinh.  Tất cả chúng ta - mảnh ghép của xã hội, khi chúng ta học tập phấn đấu dưới pháp luật, làm nhiều việc thật tốt...chính mỗi người đang cống hiến cho xã hội này ngày một tốt đẹp hơn. 3. Cống hiến chỉ bền vững khi có cả sự cho và nhận “Con người hạnh phúc nhất và thành công nhất khi cống hiến vì mục đích nằm ngoài sự ích kỷ của cá nhân”, Benjamin Spock đã nói như thế và điều này chính làm nên giá trị của cống hiến trong cuộc sống. Tuy nhiên, có khi nào nào bạn tự hỏi sự nếu chỉ một bên luôn hi sinh và một bên luôn nhận thì sự bền vững của sự cống hiến đó sẽ như thế nào.  Trong trường hợp này, tôi đồng ý với nhận xét của tiểu thuyết gia Charles Dicken “ Trong thế giới này không có ai vô dụng khi muốn san sẻ gánh nặng cho người khác”. Có thể bạn bạn sẽ hiểu nhầm rằng, tôi đang cố gắng “phản lại” quan điểm của chính mình về những gì đã trình bày trước. Nhưng tuyệt nhiên, không hề. Để tôi nói bạn nghe một khía cạnh khác khi chúng ta hỏi nhau cống hiến là gì. Nếu ví mỗi cá thể trong vũ trụ này là một cái cây. Cái cây đó không thể tồn tại nếu không được tưới nước hằng ngày và quang hợp. Con người cũng thế chúng ta không ai cũng hoàn hảo đến mức biết cả mọi thứ và không cần đến sự giúp đỡ nào. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể giúp đỡ được người khác và cống hiến cho một tổ chức nào đó nếu luôn mang trong mình cảm giác mệt mỏi vì “cống hiến quá đà”. Rõ ràng, có nhiều nghĩa của cống hiến, buộc chúng ta phải căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của bản thân để đánh giá. Đối với công việc, có thể, dù là người cực kỳ giỏi trong công việc và có tinh thần trách nhiệm cao nhưng đôi khi bạn không giải mã được khái niệm cống hiến trong công việc của những người khác. Thời gian làm việc không phải là thước đo duy nhất.  Không phải cống hiến là khi nào là rời văn phòng sau 8h tối dù đang xung quanh mọi người đã trở về nhà và thưởng thức những bữa tối cùng gia đình? Bạn cảm thấy bứt rứt khó chịu khi không thể hoàn thành hết được công việc của ngày đó nhưng lại “ngại” không muốn chia sẻ từ người khác vì...mang danh chưa cống hiến hết mình.  Nghiêm trọng hơn, là khi sự cống hiến không được công nhận. Không phải vị kỷ đấu, nhưng chúng ta khó lòng có thể gắn bó lâu dài trong một mối quan hệ nếu chỉ có sự cho hay chỉ có sự nhận. Liệu bạn có còn dạt dào động lực đi làm mỗi ngày nếu mọi sự nỗ lực của bạn không được sếp đánh giá chính xác. Người ta vẫn nói, tiền không quan trọng, nhưng liệu bạn có thể chấp nhận cống hiến toàn bộ tuổi thanh xuân trong một công ty mà không được công nhận về năng lực và không có mức thù lao xứng đáng? Cống hiến ở phạm vi hẹp hơn chỉ có thể bền vững được khi cả hai bên đều được cho và được nhận. Nhưng đây thực sự là bài toán khó, đặc biệt trong doanh nghiệp bởi vì đối khi bạn đang bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm “sự cống hiến thật sự” và “ sự làm vừa lòng sếp”. 4. Cống hiến không đồng nghĩa là làm vừa làm lòng sếp Bạn có đáng cống hiến đúng nghĩa? Cống hiến là gì được hiểu chung là sự hi sinh thời gian, công sức cho một tổ chức, điều đó có nghĩa là đối tượng chúng ta hướng tới không phải một cá nhân nào cụ thể mà vì sự phát triển của tổ chức đấy. Rõ ràng sếp có thể là người đứng đầu tổ chức nhưng không phải khi nào cũng có thể đo được đầy đủ, bạn đã cống hiến cho họ thế nào.  Bạn mới là người nắm rõ nhất. Mọi sự cống hiến đều sẽ được ghi nhận, chỉ là vấn đề thời gian. Quan trọng hơn là sự hi sinh về thời gian công sức đó có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái về tinh thần, vật chất và biết mình thuộc về tổ chức nào. Thế nhưng, không ai cũng nghĩ thế. Bạn sẵn lòng ở lại công ty làm đến tối muộn chỉ làm hài lòng của sếp mà ngày tiếp theo không thể trở lại công việc vì quá mệt? Bạn thấy không thực sự hài lòng vì quá nhiều công việc được giao nhưng không lên tiếng và bạn cho rằng đó là cống hiến vì không muốn làm sếp thất vọng? Nếu bạn đang trong những trường hợp đó thì bạn đang nhầm rồi. Đó không phải là công hiến mà bạn đang cố gắng làm hài lòng sếp mà thôi. Sẽ ổn nếu như bạn thấy rằng, bạn có thể sắp xếp được thời gian,  cảm thấy có động lực, vui vẻ làm và không hề chịu một áp lực, nhưng còn trường hợp ngược lại thì sao?  Việc cố gắng chạy theo nguyện vọng của người khác nằm ngoài khả năng của mình không sẽ đưa lại những hậu quả nghiêm trọng thay vì những giá trị đến tự sự cống hiến tự nguyện hay có sự trao đổi rõ ràng trước đó. Bài toán về sự cống hiến trong doanh nghiệp thực tế xoay quanh thái độ và cách ứng xử trong mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên. Nhân viên chỉ có thể cống hiến hết mình không chỉ khi sếp biết tạo môi trường để làm việc phù hợp với năng lực để phát triển của họ mà còn bởi sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ từ cấp trên. Tất cả những nhân tố này nên được cả hai bên áp dụng trên sự cống hiến cân bằng.   Hi vọng những thông tin trên đây của timviec365.vn xoay quanh cống hiến là gì và khía cạnh khác của cống hiến rồi chứ. Đừng quên cập nhật timviec365.vn hằng ngày để có thêm nhiều thông tin hữu ích đặc biệt là cơ hội việc làm mới nhất nhé. Thân ái.

Coi bài nguyên văn tại: Hiểu cống hiến là gì để nắm lấy chìa khóa thành công trong bạn

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét