Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Ussh là trường gì? Những thông tin quan trọng về trường USSH

Ussh là trường gì? Những thông tin quan trọng về trường USSH

1. Trường USSH là trường gì? USSH là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh University of Social Sciences and Humanities,là tên của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia của thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trường USSH có 2 trụ sở được đặt tại 2 địa điểm lớn nhất nhì cả nước đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, trường tọa lạc tại địa điểm số 336, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội có tên đầy đủ là VNU University of Social Sciences and Humanities. Tiền thân của trường là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trường tọa lạc tại số 10–12, đường Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, có tên đầy đủ là Viet Nam National University Ho Chi Minh City, University of Social Sciences and Humanities (VNUHCM-USSH). Tiền thân của trường là trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Văn Khoa. 2. Những thông tin cần biết về trường USSH 2.1. Khái quát về lịch sử hình thành của trường Đầu tiên, cùng Kim Thoa tìm hiểu khái quát về lịch sử hình thành của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với các cột mốc quan trọng. 2.1.1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Ngày 10/10/1945, Ban Đại học Văn Khoa được thành lập và đổi tên thành Trường Đại học Văn Khoa vào ngày 03/11/1945. Ngày 05/06/1956, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (Theo Quyết định số 2183/TC). Trường bao gồm các trường tiền thân: Đại học Văn Khoa, Đại học Khoa học cơ bản và trường dự bị Đại học liên khu IV. Trong đó, trường Đại học Khoa học cơ bản bao gồm Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội & nhân văn. Ngày 10/12/1993, trường Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP do Thủ tướng Chính phủ ký. Đến tháng 9 năm 1995, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức được thành lập và trở thành đơn vị đầu tiên trong hệ thống trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Lúc này, vị Hiệu trường đầu tiên của trường là Giáo sư - Tiến sĩ Phùng Hữu Phú (Ông là nguyên Bí thư Đảm ủy và là Phó hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội). 2.1.2. Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Tháng 11/1955, trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp được tái lập dựa trên cơ sở trường Đại học Văn khoa Hà Nội. Trường là một trong những thành viên chính của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam có trụ sở tại Sài Gòn. Ngày 01/03/1957, trường được thành lập và đổi tên thành Đại học Văn Khoa của Viện Đại học Sài Gòn. Tháng 4/1976, Đại học Văn khoa và Đại học Khoa học hợp nhất thành Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu về khoa học cơ bản có quy mô lớn nhất tại các tỉnh phía Nam Việt Nam. Ngày 30/03/1996, trường chính thức đổi tên thành Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống các trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (Theo Nghị định số 1233/QĐ của Bộ giáo dục và Đào tạo). 2.2. Các ngành đào tạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đều có các ngành đào tạo sau: Báo chí, Công tác xã hội, Đông phương học, Hán Nôm, Khoa học Quản lý, khoa học thư viện, Lịch sử, Lưu trữ học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Quan hệ công chúng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị văn phòng, Tâm lý học, Triết học, Tôn giáo học, Thông tin học, Việt Nam học, Xã hội học, Văn học, Quốc tế học. Các sinh viên trong trường có thể đăng ký các chương trình học với các lớp chất lượng cao (Ngành Văn học) hoặc các chương trình liên kết (Đối với một số ngành khác) để nâng cao chất lượng học. Trường đào tạo hệ đại học, đào tạo sau đại học, đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ đối với các chuyên ngành khác nhau. 2.3. Các khoa và bộ môn đào tạo 2.3.1. Các khoa, bộ môn đào tạo của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội về các ngành xã hội và khoa học ứng dụng thì trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn đào tạo phong phú các ngành. Trong đó: Khoa học xã hội và hành vi bao gồm 6 ngành: Nhân học, Xã hội học, Quan hệ quốc tế, Địa lý, Tâm lý học, Công tác xã hội. Khoa học nhân văn, bao gồm các ngành: Lịch sử, Triết học, Văn học, Văn hóa học, Đông phương, Ngôn ngữ (Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản), Việt Nam học. Khoa Báo chí và thông tin bao gồm 03 ngành: Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Thư viện, Quản lý thông tin, Lưu trữ học. Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, 01 khoa: Giáo dục học. Dịch vụ xã hội gồm 01 ngành đó là ngành Công tác xã hội. Kinh doanh và quản lý gồm ngành: Đô thị học. Du lịch - Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ bao gồm các ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Trong số những ngành được kể trên đây thì có 5 ngành có hệ đào tạo chất lượng cao đó là: Ngành báo chí, ngành Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Nhật Bản học. 2.3.2. Các khoa, bộ môn đào tạo của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Khoa Du lịch: đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn. Khoa Đông phương học: Đào tạo chuyên ngành cử nhân các ngành: Nhật bản học, Hàn Quốc học, Trung Quốc học, Ấn Độ học và Đông Nam Á học. Khoa Khoa học chính trị: Đào tạo chuyên ngành Chính trị học. Khoa Khoa học quản lý Khoa Lịch sử Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Khoa Ngôn ngữ Khoa Nhân học Khoa Quốc tế học: Đào tạo các chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế, nghiên cứu phát triển Quốc tế, Châu Mỹ học, Châu Âu học. Khoa Tâm lý Khoa Thông tin - Thư viện Khoa Triết học Khoa Văn học Khoa Việt Nam học Khoa Xã hội học: Bao gồm các ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội. 2.4. Các viện và trung tâm trực thuộc của trường 2.4.1. Các viện và trung tâm trực thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh có rất nhiều trung tâm: Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Tin học, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Hàn Quốc học, Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, Trung tâm Nghiên cứu Đạo đức, Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, Trung tâm Văn hoá học lý luận và Ứng dụng, Trung tâm Dịch vụ sinh viên nước ngoài, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Chính sách quốc gia, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Bảo tàng Lịch sử văn hóa 2.4.2. Các viện và trung tâm trực thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội Viện Chính sách và Quản lý (IPAM), Bảo tàng Nhân học, Trung tâm Biển và Hải đảo, Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng Công nghệ thông tin (CAITT), Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục (CEQA), Trung tâm Hàn ngữ Sejong Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý (CACP), Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương và Các vấn đề quốc tế (CAPASIR), Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội (CGPESA), Trung tâm Nghiên cứu phát triển Dân tộc thiểu số - Miền núi và Lưu vực Sông Hồng, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại (CECRS), Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc (CCS), Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Nghệ thuật (CACSA), Trung tâm Ngoại ngữ và Hợp tác Đào tạo (FLEC), Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam (CVLC) 2.5. Đơn vị, phòng chức năng Hai cơ sở trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có các phòng ban, bộ phận như sau: Phòng Hành chính - Tổng hợp Phòng Chính trị và công tác sinh viên Phòng Đào tạo Phòng Kế hoạch - Tài chính Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Thanh tra - Pháp chế và Sở hữu trí tuệ Riêng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội có các phòng ban khác như: Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, phòng Hợp tác và phát triển. Còn Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh thì có phòng: Quản lý khoa học và Đối ngoại, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Phòng truyền thông và quan hệ doanh nghiệp cùng Ban Quản lý cơ sở Thủ Đức. 3. Chất lượng đào tạo của trường Ussh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh) có hàng trăm cán bộ giảng viên có trình độ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ. Các giảng viên giảng dạy tại trường USSH thực sự rất tận tâm, nhiệt tình. Trường đào tạo các lĩnh vực chính chuyên sâu về các ngôn ngữ và văn hóa nước bạn. Tuy nhiên hầu hết là các giảng viên người Việt giảng dạy dựa trên nền kiến thức và trình độ hiểu biết của họ, rất nhiều người được đi đào tạo tại nước ngoài về giảng dạy. Tuy nhiên, không phải là không có giảng viên người nước ngoài dạy tại trường. Nhà trường luôn tạo điều kiện để các sinh viên được tiếp xúc với các giảng viên người nước ngoài trong một số các tiết học cần thiết. Khi theo học các chương trình đào tạo tại trường, các bạn sinh viên có cơ hội dành được học bổng và các chương trình giao lưu văn hóa giữa các nước. Các sinh viên được tham gia nhiều hoạt động sôi động, năng động và hấp dẫn, góp phần tạo điều kiện giúp các bạn phát triển được nhiều kỹ năng mềm, rèn luyện tính chủ động và không ngừng nâng cao bản thân và không ngừng nâng cao kiến thức. 4. Học phí khi theo học tại trường USSH USSH là trường thuộc Đại học Quốc gia, chính vì lẽ đó mà mức học phí đối với các bộ môn, các tín chỉ, cả kì học luôn được điều chỉnh hợp lý để mọi đối tượng có thể trang trải tiền học phí và tiền sinh hoạt. Tùy vào từng tín chỉ của từng bộ môn mà bạn sẽ có mức đóng giao động khác nhau. Tiền học phí sẽ tăng dần theo năm. Tuy nhiên con số tăng không đáng kể và được điều chỉnh phù hợp với tốc độ phát triển của từng bộ môn. Không chỉ vậy, trường Ussh có nhiều chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các bạn sinh viên thuộc vào nhiều đối tượng khác nhau như: Thuộc diện dân tộc, hộ nghèo, dựa vào thi đua và có chế độ cho vay tiền học phí hàng năm. 5. Điều kiện tuyển sinh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Quốc gia tạo điều kiện cho nhiều đối tượng theo học. Đây không phải ngôi trường dành riêng cho con nhà giàu, vì thế mà các bạn, các đối tượng có thể tự tin đăng ký và nộp hồ sơ thi tuyển theo yêu cầu của đơn vị tuyển sinh của trường. Để thi tuyển vào trường, các bạn chỉ cần đáp ứng được một số yêu cầu đơn giản như: Tốt nghiệp từ cấp Trung học phổ thông, có niềm đam mê đối với ngành nghề lựa chọn, có kiến thức và dám thử sức mình trong kỳ thi xét tuyển THPT. Các bạn cập nhật thông tin tuyển sinh mới nhất trên trang tuyển sinh của trường để tìm hiểu về điều kiện, những tin tức mới nhất được cập nhật để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào. Như thế, chắc chắn rằng các bạn đã biết được trường USSH là gì sau khi mình chia sẻ các thông tin trên đây. Các bạn học sinh, phụ huynh học sinh cần chú ý cập nhật liên tục các thông tin, nắm bắt và hiểu rõ về trường và các thông tin mới nhất để định hướng đúng con đường sự nghiệp tương lai cho con em mình.

Coi thêm ở: Ussh là trường gì? Những thông tin quan trọng về trường USSH

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét