Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Tài chính doanh nghiệp làm gì? Triển vọng cơ hội nghề nghiệp 2019

Tài chính doanh nghiệp làm gì? Triển vọng cơ hội nghề nghiệp 2019

1. Tổng quan về ngành tài chính doanh nghiệp 1.1. Tài chính doanh nghiệp là gì? Là một chuyên ngành thuộc tài chính ngân hàng, hiểu một cách đơn thuần thì tài chính doanh nghiệp là ngành liên quan và nghiên cứu về những vấn đề về tài chính, ngân sách, tiền bạc của doanh nghiệp. Và người làm tài chính chính là những người trả lời và tìm ra phương án giải quyết cho những vấn đề như: Làm thế nào để doanh nghiệp có thể phát sinh ra tiền? Doanh nghiệp nên sử dòng tiền đó như thế nào để “tiền đẻ ra tiền”? Nên phân phối chúng cho những mục đích như thế nào? Cách nào để quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp hoạt động hiệu quả? Đó chính là những vấn đề mà một người làm trong ngành tài chính sẽ phải giải quyết. Tổng quan về ngành tài chính doanh nghiệp 1.2. Công việc tài chính doanh nghiệp Tùy vào từng vị trí công việc đảm nhiệm hay lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà tính chất của mỗi nhân viên tài chính doanh nghiệp cũng sẽ có những thay đổi cho phù hợp, thế nhưng chung quy lại nó vẫn sẽ bao gồm những nhiệm vụ như sau: - Thực hiện việc thiết lập và thẩm định nguồn tài chính cho doanh nghiệp trong các dự án được đầu tư - Đánh giá và lựa chọn các phương án huy động vốn, phương án phân phối lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Đưa ra những phân tích và đánh giá những khó khăn về tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp phải trong thời điểm hiện tại để kịp thời phát hiện và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cho doanh nghiệp. - Thực hiện việc lập kế hoạch và  xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ nguồn tài chính cho doanh nghiệp; - Nhanh nhạy trong việc nhận biết các rủi ro, các nhân tố có thể sẽ gây ảnh hưởng và tác động trong các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tài chính, quản trị dòng tiền. 1.3. Các cấp thăng tiến của tài chính doanh nghiệp Tùy theo từng mức độ năng lực của bản thân cũng như cơ hội thăng tiến về nghề nghiệp mà ngành tài chính doanh nghiệp sẽ được phân thành những cấp độ như sau:  Cấp thấp: chuyên viên môi giới tài chính, chuyên viên phân tích tài chính, kế toán. Cấp trung: trưởng phòng môi giới, phân tích, kế toán trưởng,... Cấp cao: giám đốc tài chính (CFO), chuyên gia tư vấn tài chính 2. Ngành tài chính doanh nghiệp làm gì? 2.1. Học ngành tài chính doanh nghiệp làm gì? Với kiến thức từ khối ngành tài chính doanh nghiệp, sẽ có khá nhiều các ngành nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà bạn có thể lựa chọn, như: kinh doanh tiền tệ, thẩm định dự án,quản trị tài chính-kế toán, đầu tư tài chính tại các tổ chức tài chính trong nước hay đa quốc gia,..  Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, ban có thể nộp đơn ứng tuyển vào các vị trí như: Kiểm toán cơ bản, Kế toán doanh nghiệp, Kế toán quản trị, Chuyên viên môi giới chứng khoán, Quản lý danh mục đầu tư, Chuyên viên khai thác bảo hiểm, Chuyên viên phân tích và tư vấn đầu tư, Chuyên viên nguồn vốn, Chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp, Chuyên viên phân tích rủi ro, Chuyên viên quản trị tài chính, Chuyên viên định giá tài sản Ngành tài chính doanh nghiệp làm gì? 2.2. Ngành tài chính doanh nghiệp xin việc tại đâu? Tùy vào từng mong muốn cũng như nhu cầu tuyển dụng mà sinh viên được đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp sau có thể lựa chọn nơi làm việc và công tác tại những địa chỉ như sau - Đối với những đơn vị thuộc khu vực quản lý nhà nước Sinh viên tài chính doanh nghiệp sau khi ra trường có thể xin ứng tuyển tại các cơ quan nhà nước như: Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp, Kho Bạc nhà nước, Sở Tài chính doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan, Cục và các Chi cục thuế, các ngân hàng thương mại, các Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách tài chính,.. tại các  Ban, Bộ, Ngành. - Đối với những đơn vị thuộc khu vực doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp phi tài chính):  Sinh viên tài chính doanh nghiệp sau khi ra trường có thể xin ứng tuyển việc làm ở Ban Tài chính tại Phòng Tài chính- Kế toán tại các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hay tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91. - Đối với các doanh nghiệp tài chính như Ngân hàng, Công ty Bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính  Sinh viên tài chính doanh nghiệp sau khi ra trường có thể xin ứng tuyển việc làm chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định dự án, thanh toán quốc tế và triển khai các dịch vụ tài chính ở các ngân hàng; các nhà môi giới trên thị trường chứng khoán; chuyên viên ở các công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư; chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán,  v.v. - Giảng viên tài chính doanh nghiệp tại nhiều trường Cao Đẳng, Đại học trên toàn quốc Bên cạnh những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn tại nhiều đơn vị nói trên, thì đối tượng là sinh viên ngành tài chính doanh nghiệp cũng có thể trở thành đội ngũ Giảng viên lòng cốt  về tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính và định giá chứng khoán, lý thuyết tài chính tiền tệ tại nhiều  Học viện, các trường Cao Đẳng, Đại học trên toàn quốc. Hay họ cũng có thể công tác và làm việc tại các các cơ quan, viện nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói chung và Tài chính doanh nghiệp nói riêng trên toàn quốc hay cũng có thể là tại các cơ quan, đơn vị nghiên cứu trực thuộc của nước ngoài. 3. Những kỹ năng để thành công trong ngành tài chính doanh nghiệp 3.1. Kỹ năng nắm bắt và nhận diện vấn đề Bên cạnh những kiến thức chuyên môn được học trên ghế nhà trường thì người làm tài chính ngân hàng phải là những người có khả năng tốt trong việc nhận diện các nhân tố có thể gây tác động và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hay các hoạt động tài chính của doanh nghiệp và vận dụng được chính những kiến thức chuyên môn để đưa ra những đánh giá và quyết định tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra người làm tài chính doanh nghiệp cũng cần phải là những người có tư duy logic, có kỹ năng trình bày, phản biện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và biết cách tổ chức, triển khai các hoạt động, công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, kỹ năng tổ chức làm việc nhóm khi hoạch định chính sách tài chính doanh nghiệp. 3.2. Kỹ năng nghề nghiệp Được hiểu như một trong những kỹ năng cơ bản mà mỗi nhân viên tài chính ngân hàng đều phải tự thuần thục trong chính công việc của mình, trong đó bao gồm các kỹ năng cơ bản chính sau: Kỹ năng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, phát hiện và kịp thời xử lý những hạn chế còn tồn đọng trong các hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp; kỹ năng đọc báo cáo tài chính. Nắm vững các kỹ năng về hoạch định chính sách tài chính, kỹ năng chuẩn bị báo cáo quản trị tài chính, kỹ năng dự báo tài chính cho doanh nghiệp.  Những kỹ năng để thành công trong ngành tài chính doanh nghiệp 3.3. Kỹ năng tin học văn phòng  Sử dụng thành thạo các công cụ của tin học cơ bản và các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác tài chính chuyên môn, biết cách sử dụng các phương tiện và phần mềm hỗ trợ phân tích tài chính, hoạch định chính sách tài chính cho doanh nghiệp. Chính là một trong những kỹ năng tối thiểu mà bất kỳ một nhân viên tài chính doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm vững được  3.4.Kỹ năng ngoại ngữ Ngoại ngữ, một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong một nền kinh tế hội nhập đang trở lên phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Thế nhưng nhiều người thường chỉ tập trung quá nhiều vào kiến thức chuyên môn về tài chính mà bỏ quên đi mất kỹ năng này, bởi thế mà cũng không ít trường hợp sinh viên tài chính doanh nghiệp ra trường dù tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu những vẫn bị nhiều nhà tuyển dụng đánh trượt do không đáp ứng được khả năng về ngoại ngữ 4. Triển vọng ngành tài chính doanh nghiệp hiện nay Tài chính doanh nghiệp, một trong những vấn đề được coi là huyết mạch trong sự phát triển bất kỳ một doanh nghiệp nào, các hoạt động của tài chính doanh nghiệp bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế của xã hội. Nó được xem như hoạt động trung gian gắn kết toàn bộ các hoạt động trong sự phát triển của nền kinh tế, mặc dù nó không trực tiếp tham gia trong các hoạt động tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế thế nhưng với các đặc điểm hoạt động riêng của mình và trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế hay các tác động, ảnh hưởng đến môi trường thì vai trò của nó là vô cùng quan trọng. Điều này có thể cho thấy tài chính doanh nghiệp đã và đang không chỉ là một ngành nghề hot, luôn đi đầu xu hướng hiện nay mà cơ hội việc làm của ngành này cũng tương đối cao  Cũng theo số liệu thống kê và báo cáo của thị trường lao động, thì hiện nay có đến 64,2% số doanh nghiệp trong nước đang có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực tương đối lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Như vậy có thế thấy cơ hội việc làm cho ngành này là rất lớn, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về cơ hội việc làm của ngành này sau ra trường nhé. Tuy nhiên để có thể nắm dễ dàng bắt được cơ hội việc làm hấp dẫn trong ngành này thì ngoài việc chuẩn bị càng cho mình những kiến thức nền cơ bản thì một bản CV tài chính doanh nghiệp đẹp, lôi cuốn ấn tượng cũng luôn là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn và nhà tuyển dụng có thể kết nối với nhau một cách nhanh nhất nhé. Nhưng nếu như bạn đang loay hoay vì không biết nên tạo CV xin việc ngành tài chính doanh nghiệp như thế nào để vừa có thể phô diễn hết được những tiềm năng của bản thân và thu hút nhà tuyển dụng nhất, thì cũng đừng lo lắng nhé, vì ngay tại kho CV của Timviec365.vn đang có hàng trăm các mẫu CV xin việc ngành tài chính doanh nghiệp không chỉ với thiết kế ấn tượng mà ở mỗi mẫu CV tại của Timviec365.vn cũng được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực về tìm việc đưa ra những hướng dẫn trình bày nội dung cụ thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thế hiện được những điểm mạnh của bản thân và ghi dấu với nhà tuyển dụng trong một khoảng thời gian nhanh nhất. Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “tài chính doanh nghiệp làm gì”, hy vọng rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp bạn có một câu trả lời đúng nhất về những tính chất của ngành tài chính doanh nghiệp cũng như có cho mình những định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công!

Coi thêm tại: Tài chính doanh nghiệp làm gì? Triển vọng cơ hội nghề nghiệp 2019

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét