Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Quảng cáo trên Facebook con dao hai lưỡi cho ngành quảng cáo

Quảng cáo trên Facebook con dao hai lưỡi cho ngành quảng cáo

1. Biến tưởng từ sự bùng nổ  Biến tưởng từ sự bùng nổ  Cũng chính vì hiệu quả vô cùng lớn mà quảng cáo trên Facebook mang lại đã gây ra nhiều phiền toái. Mới đây CEO Facebook - Mark Zuckerberg – đã phải điều trần trước Quốc hội Mỹ vì cáo buộc mạng xã hội này theo dõi người dùng. Dựa trên những dữ liệu khai thác được, Facebook dùng thuật toán phân tích sở thích của chủ tài khoản, sau đó sẽ cho hiển thị quảng cáo dựa theo nhu cầu người dùng. Đã có không ít người phản ánh rằng sau khi họ tìm kiếm một sản phẩm bất kì trên internet thì lúc đăng nhập vào Facebook cũng sẽ thấy ngay những quảng cáo về sản phẩm đó. Như vậy, để phát triển mảng quảng cáo mà mạng xã hội này đã can thiệp vào đời sống riêng tư và thông tin của khách hàng. Bên cạnh đó, một trong những điều mà người dùng phàn nàn về Facebook chính là quảng cáo spam quá nhiều. Chỉ cần lướt Facebook một vài phút, trên bảng tin đã xuất hiện vô số quảng cáo như thế này. Việc đưa đến cho người dùng những quảng cáo không liên quan sẽ gây cảm giác khó chịu, ngại vào Facebook. Không chỉ hiển thị ở trang chủ, người dùng Facebook tiếp tục chịu "tra tấn" bởi hàng loạt tin nhắn quảng cáo. Các tin nhắn spam được gửi từ những người không phải là bạn bè và hiện chưa có hình thức khắc phục triệt để. Thậm chí, một số đơn vị ở Việt Nam còn phát triển cả phần mềm phục vụ việc spam tin nhắn quảng cáo trên Facebook. Tìm kiếm trên Google với từ khóa "phần mềm spam Facebook", có hàng nghìn kết quả trả về giới thiệu những ứng dụng hỗ trợ người dùng tự động gửi tin nhắn, tự động thêm bạn bè vào nhóm, tự động đăng tin và kết bạn... Nhiều người dùng khi thấy thông báo mới tá hỏa không biết mình đã tham gia các nhóm bán hàng trên Facebook từ lúc nào. Tình trạng quảng cáo tràn lan trên Facebook đồng nghĩa với việc Facebook đang tiếp tay cho những doanh nghiệp và cá nhân trục lợi bất chính. Thật khó để cưỡng lại được những lời quảng cáo như rót mật vào tai trên facebook nên đã có rất nhiều sinh viên bị lừa khi đang tìm kiếm lớp dạy gia sư. Khác hẳn với sự miêu tả về một tương lai đầy màu hồng trước mắt, trung tâm gia sư thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp thấy rõ. Không những thế, nhân viên của trung tâm này còn bắt sinh viên nói dối là đang học ở Đại học Sư phạm để được đi dạy và cũng cam kết làm thẻ sinh viên giả để qua mắt phụ huynh học sinh. Facebook nới lỏng luật để thu hút nhiều doanh nghiệp và cá nhân đồng thời kéo theo những hệ lụy không nhỏ. Điều đáng nói ở đây là những người phải chịu hậu quả chính là người sử dụng mạng xã hội này. Vậy tại sao có vô số những phản hồi không hài lòng từ người dùng nhưng Facebook nhất quyết không xóa bỏ tính năng quảng cáo này? 2. Các chuyên gia nói gì về tiêu cực trong quảng cáo facebook? Các chuyên gia nói gì về tiêu cực trong quảng cáo facebook? Ông Lê Quang Tự Do, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử Giải pháp cụ thể để ngăn việc đăng quảng cáo trên các clip xấu độc của Bộ Thông tin Truyền thông là gì, thưa ông? "Thứ nhất, chúng ta phải ngăn chặn dòng tiền quảng cáo trong video vi phạm. Thực chất, Google đã triển khai nhưng thời gian để gỡ một clip xấu độc khá dài, lên tới 2-3 ngày. Họ đảm bảo với chúng tôi nếu Bộ gửi yêu cầu họ sẽ tạm thời dừng dòng tiền quảng cáo. Một số kênh trong nước, nước ngoài hiện đã bị dừng quảng cáo vì vi phạm quy định, ví dụ vi phạm bản quyền, thuần phong mỹ tục, chính sách bảo vệ trẻ em. Thứ hai, chúng ta tiếp tục gỡ bỏ các thông tin xấu độc. Điều này đã chỉ rõ trong khoản 1 điều 5 nghị định 72. Không chỉ clip phản động, chống phá chế độ mà phần nhiều liên quan đến lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, vi phạm thuần phong mỹ tục, bản quyền, ví dụ mạo danh người khác tung tin thất thiệt, chạy quảng cáo nói xấu doanh nghiệp khác. Thứ ba, theo yêu cầu của doanh nghiệp, đại lý quảng cáo, Bộ sẽ xây dựng danh sách kênh sạch trên YouTube, facebook hoặc kênh có đăng ký với Bộ, có bộ phận kiểm duyệt, rà soát xử lý khi có yêu cầu. Chúng tôi cũng sẽ lọc danh sách kênh có nội dung vi phạm. Thứ tư, chúng tôi tiếp tục phối hợp với báo chí để tuyên truyền, xây dựng quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, như một khế ước xã hội để cùng tham gia và có chế tài dân sự. Thứ năm, chúng tôi khuyến khích tổ chức, cá nhân muốn kiếm tiền trên mạng nên đăng ký với cơ quan quản lý. Khi đó, họ sẽ được bảo vệ nội dung của mình, được cơ quan Nhà nước bảo vệ về mặt pháp luật. Điều này giúp kiểm soát để người xấu không thể kiếm tiền, còn người làm ăn đàng hoàng được nhận nguồn tiền hợp pháp. Sau khi Bộ cảnh báo, triển khai một loạt giải pháp, các doanh nghiệp gần như không còn đăng quảng cáo trên các clip xấu độc. Nếu để ý kỹ, có thể thấy các quảng cáo gần đây đăng nhiều trên clip vi phạm thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến trẻ em. Tình trạng hiển thị quảng cáo trên clip xấu độc về chính trị, phản động đã được kiểm soát chặt chẽ, tích cực. Tất nhiên, như vậy vẫn chưa đạt yêu cầu. Dự kiến, Bộ sẽ tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp để chấn chỉnh. Chúng ta cần tìm giải pháp, thay vì chỉ tập trung xử phạt. Từ năm 2017, các bên đã có những cuộc làm việc cao cấp, chẳng hạn Google cử Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc mở rộng, hay Facebook cử Giám đốc phụ trách nội dung toàn cầu, sang làm việc với Việt Nam. Trước đây, nếu có họ chỉ cử một vị đại diện nào đó, những người không có quyền phát ngôn. Thực tế thì nhiều nước khác cũng đang phải đấu tranh với Google, Facebook. Mạng xã hội có không ít ích lợi, là thành tựu của nhân loại nên tôi mong muốn người dân được tiếp cận với một mạng xã hội an toàn, lành mạnh. Chúng ta không có chủ trương ngăn chặn mạng xã hội nhưng phải đấu tranh với các hành vi vi phạm. Chúng tôi cũng đang tham mưu, sửa đổi những quy định về nội dung quảng cáo trên môi trường mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng, vì hiện nay quy định về quảng cáo trên mạng xã hội đặc biệt là mạng xã hội của nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam vẫn còn kẽ hở để những kẻ xấu, doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng để vi phạm. Chủ trương chung của Chính phủ đã được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định trên diễn đàn Quốc hội kỳ họp vừa qua: Việt Nam không có chủ trương ngăn chặn mạng xã hội. Chúng ta chỉ đấu tranh ngăn chặn những hành vi lợi dụng dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật. Điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế." Ông Nguyễn Bá Ngọc, Giám đốc công ty truyền thông NBN Media "YouTube cũng như Google, Facebook và một số dịch vụ trực tuyến khác là những mô hình sáng tạo thuộc về một "nền kinh tế mới" dựa trên nền tảng online và không biên giới trong những năm gần đây. Ở hầu hết quốc gia, kể cả Mỹ, chưa có nhiều luật lệ liên quan đến nền kinh tế "không biên giới" kiểu YouTube, Facebook nên tham chiếu là hiếm và khó. Cách làm hầu hết là vận dụng các luật sẵn có nếu thích hợp để điều chỉnh các hành vi. Việc để lọt các trường hợp video "phản cảm" hay không phù hợp là bởi YouTube, Facebook cũng như các công ty khác hầu như chủ yếu dùng công cụ để quét và loại trừ các sai phạm. Phần còn lại thường được giải quyết bằng cơ chế chính người dùng báo cáo sai phạm tới nhà cung cấp. Do mạng xã hội đã và đang phát triển mạnh mẽ những năm gần đây, cho phép người dùng truyền tải rộng rãi vô số thông tin. Khá dễ và không mất nhiều thời gian dể tạo một chiến dịch quảng bá, Facebook cung cấp nhiều loại hình quảng cáo khác nhau cho tất cả các mục tiêu kinh doanh và tuyên truyền. Người dùng có thể lựa chọn ưu tiên số người tiếp cận, lượt tương tác, lưu lượng truy cập, tìm kiếm khách hàng tiềm năng,... và  chạy quảng cáo trên facebook với nhiều mức ngân sách từ thấp đến cao, bởi vậy bất kì người dùng nào cũng có thể sử dụng facebook để quảng bá, phục vụ mục đích của mình." 3. Nguyên nhân do đâu và hậu quả mang đến là gì? Nguyên nhân do đâu và hậu quả mang đến là gì? Khâu kiểm duyệt ở đây còn nhiều lúng túng, bất cập. Facebook không thể kiểm tra chính xác hết tất cả các bài quảng cáo, chỉ có khi nào người dùng sử dụng chức năng báo cáo vi phạm, lúc đó, Facebook mới bắt đầu xem xét lại quảng cáo, khả năng phát hiện, nắm bắt các sai phạm còn chưa bắt kịp số lượng quảng cáo được đăng tải. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào thực sự hiệu quả để quản lý tất cả các quảng cáo, thông tin quảng bá trên facebook nhằm tạo ra sự thống nhất, tính hợp lý để có thể phát huy tốt nhất hiệu quả thông tin, tuyên truyền phục vụ công chúng. Chưa có khung pháp lý cho hoạt động quảng cáo trên facebook nên chúng được tiến hành rất tự do, những người dùng chỉ không ngừng phát huy tính sáng tạo chứ chưa nhận thức rõ trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Các đối tượng sử dụng facebook nói chung và sử dụng chức năng quảng cáo trên facebook nói riêng có các tính chất mơ hồ: tính chất rộng lớn; tính chất dị biệt (bao gồm rất nhiều giới và tầng lớp khác nhau); và tính chất nặc danh (không thể biết đích xác gồm những ai). Facebook sẽ phân phối quảng cáo của người dùng tới nhiều người nhất có thể, chỉ cần chi trả đủ thì sẽ có rất nhiều người tiếp xúc với quảng cáo đó, tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải, thu nhận thông tin, bao gồm cả những quảng cáo có nội dung không thích hợp. Quảng cáo còn có thể che giấu thông tin một cách có mục đích và thôi thúc ai đó nhấp vào một liên kết mà chưa biết chính nội dung trong đó là gì, cơ chế này có thể giúp lan truyền những nội dung lệch lạc khi người xem không đề phòng. Khi tạo quảng cáo, người dùng không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin mà còn có thể kiểm soát và xác định chính xác các nhóm đối tượng sẽ trông thấy quảng cáo, một bộ phận người dùng đã vận dụng các thế mạnh của công nghệ, sử dụng cơ chế này với mục đích xấu. Bởi để đưa một nội dung quảng bá tới nhiều người trên facebook khá đơn giản và khâu kiểm duyệt lại chưa đủ chặt chẽ nên rất nhiều nội dung tiêu cực, thông tin một chiều, thiếu kiểm chứng đã bị lan truyền với tốc độ nhanh chóng, thậm chí rất nhiều quảng cáo lừa đảo vẫn có thể lách qua khe hở của chính sách quản lí mà đăng tải. Các quảng cáo vẫn dược đưa lên không ngừng hàng ngày, hàng giờ, và có thể thấy là số lượng và chất lượng của chúng không đi đôi với nhau. Nhiều người sử dụng facebook thường bị spam bởi quá nhiều quảng cáo có nội dung không cần thiết, thậm chí là nội dung sai sự thật hoặc lừa đảo. Quảng cáo là công cụ có khả năng định hướng và sức mạnh lan tỏa lớn nên những nội dung này bị phát tán có thể gây tác động xấu, tạo ra hiệu ứng dư luận nghiêm trọng hoặc gây thiệt hại trong đời thực. Do khâu kiểm tra rất có giới hạn nên những trường hợp này thường không được xử lí kịp thời, khiến cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trên mạng như lừa đảo, đăng tải nội dung xuyên tạc, phản động,... bị trì trệ. Các quảng cáo có mục đích kinh doanh được đăng tải quá nhiều nhưng không có gì chứng nhận, đảm bảo nên đã dẫn đến nhiều vụ lừa đảo, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí là lừa tiền. Những đối tượng không đứng đắn thì có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận được những thông tin xấu họ muốn nhờ cơ chế xác định chính xác các nhóm đối tượng sẽ trông thấy quảng cáo và cơ chế giúp người xem quảng cáo cũng có thể chọn lọc một số thông tin quảng cáo một cách có ý thức theo những tiêu chuẩn như: những vấn đề mà anh ta đang quan tâm, những nội dung phù hợp với suy nghĩ của anh ta, những điều mà anh ta cho là quan trọng, hoặc hấp dẫn. Đây là điều kiện tốt để những thông tin tiêu cực bị tuyên truyền một cách chủ đích đến một nhóm đối tượng nhất định. Những chức năng đáng lẽ là rất tiện lợi của mạng xã hội kết hợp với sự thiếu ý thức và kiến thức của một bộ phận người dùng facebook đã khiến nhiều sự việc không hay nảy sinh. Thị trường quảng cáo trên facebook dần trở thành một khu chợ hỗn tạp, có rất nhiều thành phần và rất khó để quản lí. 

Coi thêm ở: Quảng cáo trên Facebook con dao hai lưỡi cho ngành quảng cáo

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét