Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Franchises là gì? Phân loại và vai trò của nhượng quyền kinh doanh

Franchises là gì? Phân loại và vai trò của nhượng quyền kinh doanh

1. Franchises là gì? Nhượng quyền thương mại và những thông tin bạn cần biết Franchises là thuật ngữ mà dạo gần đây các nhà đầu tư thường nhắc đến rất nhiều qua phương thức kinh doanh của mình. Franchises cũng được dự đoán là một trong những xu hướng tự do kinh doanh trong tương lai. Vậy hiểu chi tiết thì Franchises là gì? 1.1. Định nghĩa về franchises là gì? Nhượng quyền thương mại là gì Franchises là gì? Franchises được hiểu là nhượng quyền kinh thương mại hay nhượng quyền kinh doanh. Nhượng quyền thương mại tiếng anh là franchises, từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “france”, có nghĩa là tự do. Khái niệm nhượng quyền thương mại có thể hiểu là hình thức kinh doanh mới, có chút tự do, phóng khoáng hơn kinh doanh truyền thống. Franchises giúp cho phép bên nhượng quyền và bên nhận quyền có thể trao đổi, chuyển giao, chuyển giao công nghệ sản xuất, sản phẩm dịch vụ, thương hiệu, …. Hiểu một cách đơn giản nhất thì nhượng quyền thương mại cho phép bên nhận quyền được sử dụng những tư liệu sản xuất như : công nghệ sản xuất, kiến thức, tổ chức hay các dịch vụ buôn bán trong một khu vực cụ thể dưới danh nghĩa, thương hiệu của bên nhượng quyền.  Một ví dụ đơn giản nhất để bạn hiểu về Franchises đó là khi doanh nghiệp A ở khu vực A1 đã tạo được thương hiệu cho mình rồi, doanh nghiệp B muốn mua lại thương hiệu, hay công thức đó để kinh doanh ở khu vực B1 của mình họ phải thực hiện nhượng quyền thương mại. Đó sẽ là khi bạn sử dụng sản phẩm của A tại B1 nhưng thực tế sản phẩm đó giữa A1 và B1 đã không còn giống nhau hoàn toàn, có thể là chất lượng sản phẩm hay chủ thương hiệu. Định nghĩa về franchises là gì? Nhượng quyền thương mại là gì Nhượng quyền thương mại quốc tế trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Các sản phẩm, thương hiệu không còn bị hạn chế trong một quốc gia mà đã mở rộng trong phạm vi quốc tế. Khi thương hiệu, sản phẩm của quốc gia này có thể được trưng bày, bán tại quốc gia khác. Franchises diễn ra tại bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào khi chi phí chuyển nhượng thương mại hai bên được thỏa thuận. Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam cũng vậy, mô hình nhượng quyền thương mại tại nước ta diễn ra ngày càng nhiều với nhiều hình thức nhượng quyền thương mại khác nhau. Nhượng quyền thương mại bắt đầu manh nha vào nước ta khoảng những năm 90 của thập kỷ trước, nó phát triển mạnh mẽ từ năm 2005 với các hình thức rất đa dạng. 1.2. Các hình thức của nhượng quyền thương mại - Franchises là gì Hiện nay, các mô hình nhượng quyền thương mại đa dạng hơn bao giờ hết, kéo theo đó là hình thức nhượng quyền thương mại cũng trở nên đa dạng. Nhưng nhìn chung, Franchises tồn tại dưới 4 hình thức sau: - Nhượng quyền kinh doanh toàn diện (Full business format franchise): đây là hình thức hai bên chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản liên quan đến thương hiệu và doanh nghiệp bao gồm (hệ thống, chiến lượng kinh doanh, tiếp thị quảng cáo marketing; Bí quyết về công nghệ sản xuất kinh doanh sản phẩm: hệ thống các thương hiệu của doanh nghiệp; Và các sản phẩm dịch vụ khác. Để sở hữu bốn tài sản quan trọng của bên nhượng quyền kinh doanh này bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. - Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: nó là hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp bằng cách nhượng quyền tham gia doanh nghiệp bằng vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ. Bên nhượng quyền có thể tham gia trực tiếp vào kiểm soát hệ thống doanh nghiệp, tham gia vào hội đồi quảng trị nhưng vốn tham gia chiếm tỷ lệ không cao. - Nhượng quyền tham gia quản lý: Hình thức management franchise này sẽ diễn ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển về thương hiệu và mô hình kinh doanh, công thức kinh doanh khác. - Non-business format franchise là hình thức nhượng quyền thứ 4 – nhượng quyền kinh doanh không toàn diện. Hình thức này có phần "thoáng" hơn các hình thức trên bao gồm các trường hợp phổ biến : nhượng quyền về công thức sản phẩm và dịch vụ tiếp thị, nhường quyền thương hiệu sản phẩm; nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ. Các hình thức của nhượng quyền thương mại - Franchises là gì Vậy làm thế nào để thỏa thuận nhượng quyền diễn ra thành công ? Câu trả lời nhanh nhất đó là người nhận quyền phải trả một số tiền nhất định cho bên nhượng quyền thương mại. Một thỏa thuận nhượng quyền xác định các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên. Bên nhượng quyền thường tính phí cho bên nhận quyền một khoản phí trả trước, một khoản phí liên tục (như phần trăm doanh thu) hoặc kết hợp cả hai. Để nhượng quyền thương mại diễn ra hợp pháp hóa là thực hiện các hợp đồng nhượng quyền thương mại. 1.3. Hợp đồng Franchises và mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại Hợp đồng Franchises giúp hợp pháp hóa quá toàn bộ quá trình nhượng quyền thương mại. Vì lẽ, nếu không có những hợp đồng thương mại này, tranh chấp, kiện tụng thương hiệu liên quan đến luật sở hữu trí tuệ có thể sẽ diễn ra. Chính vì vậy một hợp đồng nhượng quyền thương mại là rất cần thiết, nó đảm bảo toàn bộ quá trình nhượng quyền thương mại diễn ra hợp pháp và được pháp luật công nhận, bảo vệ. Theo quy định về nhượng quyền thương mại mới nhất hiện nay thì Franchises khi cả bên nhận quyền và bên nhượng quyền đảm bảo những điều kiện nhượng quyền thương mại. Đầu tiên, với bên nhượng quyền, hệ thống doanh nghiệp dùng để nhượng quyền phải hoạt động ít nhất là 01 năm. Trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài hay nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài thì doanh nghiệp đấy cũng tồn tại hệ thống cơ sở nhượng quyền của mình ít nhất 1 năm trở lên. Doanh nghiệp nhượng quyền thương cũng phải là những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh thương mại với cơ quan doanh nghiệp có hẩm quyền. Đồng thời sản phẩm nhượng quyền thương phải được pháp luật công nhận không vi phạm pháp luật. Với bên nhận quyền, yêu cầu bên nhận quyền thương mại đó là có đăng ký giấy phép kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ ngành nghề phù hợp với bên nhượng quyền. Những thủ tục liên quan đến nhượng quyền thương mại và đăng ký nhượng quyền thương mại đều dựa vào các căn cứ pháp lý thuộc: Thông tư 12/VBHN-BCT năm 2016; Nghị định 120/2011/NĐ-CP;Thông tư 09/2006/TT-BTM. Hợp đồng Franchises và mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại Một trong những tài liệu quan trọng của quá trình nhượng quyền thương mại đó là hợp đồng nhượng quyền thương mại. Timviec365.vn gửi đến bạn mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại chuẩn xác nhất căn cứ theo các quy định của pháp luật như sau: hop-dong-nhuong-quyen-thuong-mai.docx 2. Những ảnh hưởng của nhượng quyền thương mại (Franchises) Trong thương mại, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Franchises và doanh nghiệp nhận quyền tác động qua lại mang tính chất bổ sưng lẫn nhau. Trong mối quan hệ hai chiều này, nếu bên nhượng quyền là bên chủ chốt của sự phát triển thì bên nhận quyền là người trực tiếp thực hiện vai trò đưa doanh nghiệp phát triển đó. Bên nhượng quyền sẽ chính là là bên nắm giữ những hiệu quả kinh tế đã được kiểm nghiệm trong lịch sử phát triển doanh nghiệp nhờ vào quy mô hoạt động, nhà vào những sở hữu dồi dào về vốn, về các tài sản trí tuệ và sở hữu về cả bí quyết về công nghệ sản xuất, ngược lại, bên nhận quyền họ lại là những người sở hữu cho mình tham vọng và tư duy khởi nghiệp. Họ cũng đã chuẩn bị cho mình những tìm hiểu chi tiết, sâu rộng nhất về thị trường của địa phương mà mình chuẩn bị kinh doanh, cùng với đó là các phương pháp quản lý mới phù hợp với nơi họ làm việc. Nhìn chung, Franchises là hình thức kinh doanh rất năng động, linh hoạt có vai trò, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp nhận quyền cũng như nhượng quyền thương mai. Vậy những ảnh hưởng đó là gì? 2.1. Franchises với doanh nghiệp nhượng quyền Nhượng quyền thương mại với doanh nghiệp nhượng quyền sẽ đem lại những ưu và nhược điểm nhất định. Thông thường các doanh nghiệp nhượng quyền sẽ lựa chọn hình thức nhượng quyền thương mại khi gặp khó khăn về vốn, về tìm kiếm thị trường hay một số khó khăn khác. Chẳng hạn như mô hình nhượng quyền thương mại của KFC, khi doanh nghiệp này bắt đầu đặt chân vào thị trường Bắc Kinh, việc nhượng quyền thương mại đã giúp KFC tìm hiểu rõ được đặc điểm thị trường địa phương, nhu cầu sản phẩm, … điều này đã biến KFC tại Bắc Kinh trở thành một trong những thị trường đem lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các hình thức nhượng quyền thương mại cũng giúp doanh nghiệp nhượng quyền giảm chi phí, rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời nó cũng cung cấp khả năng mở rộng và phát triển doanh nghiệp trên một phạm vi mới. Doanh nghiệp vừa có thể phát triển được thương hiệu nhưng vẫn thu về nguồn lợi nhuận cho mình. Franchises với doanh nghiệp nhượng quyền Tuy nhiên, bất lợi lớn nhất là doanh nghiệp nhượng quyền sẽ gặp phải đó là khó kiểm soát khi doanh nghiệp mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với đó, việc phân ra nhiều cơ sở cũng tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ vì thế mà mọc lên. Chưa kể tới, nhượng quyền thương mại doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ về bí quyết kinh doanh và kiến thức chuyên môn, điều này rất có thể bị mất cắp khi hợp đồng chuyển nhượng kết thúc. Cuối cùng, nếu không chọn lựa kỹ doanh nghiệp ký kết hợp đồng chuyển nhượng thương mại thì rất có thể doanh nghiệp sẽ bị hủy hoại về danh tiếng khi mà doanh nghiệp đó sử dụng thương hiệu của mình nhưng sản phẩm chưa thể đảm bảo chất lượng như sản phẩm ban đầu nếu như họ không tuân thủ quy định. Nếu một khách hàng không hài lòng với những gì họ đã mua từ bất kỳ cửa hàng nhận quyền nào thì họ sẽ đưa nó ra khỏi thương hiệu bằng cách đi đến một doanh nghiệp khác. Vì vậy, theo nghĩa đó, bên nhận quyền có trách nhiệm với khách hàng. Điều này có nghĩa là bên nhượng quyền thường kiểm soát mọi thứ liên quan đến sản phẩm của họ, chẳng hạn như giá cả, nhà cung cấp và các quy định về sức khỏe, … 2.2. Còn với doanh nghiệp nhận quyền thì sao? … Với các doanh nghiệp nhận quyền thương mại thì việc nhượng quyền thương mại cũng đem đến cho họ những ưu và nhược điểm nhất đinh. Ưu điểm đầu tiên mà doanh nghiệp nhận quyền được hưởng đó là họ không mất nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu mà ngay từ khi bắt đầu họ đã có cho mình những thương hiệu nổi tiếng đã được công nhận. Điều này có thể nói là cực kỳ hữu hiệu với các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đi kèm với thương hiệu đã được công nhận, doanh nghiệp nhận quyền sẽ hưởng cho mình khách hàng quen thuộc, các bí quyết kinh doanh hay nhận được sự hỗ trợ thường xuyên của bên nhượng quyền thương mại. Đặc biệt, khi bên nhượng quyền thương mại là doanh nghiệp quốc tế, đẳng cấp và uy tín quốc tế thì bên nhận quyền thương mại đã trở thành một bộ phận của hệ thống mạng lưới quốc tế uy tín đó trong khi đó họ vẫn là một điều hành doanh nghiệp độc lập. Ngoài ra, họ còn sở hữu cho minh lượng khách hàng quen thuộc dồi dào, khả năng thành công của doanh nghiệp là rất lớn. Nhượng quyền thương mại có phải chìa khóa thành công? Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất mà doanh nghiệp nhận quyền sẽ phản chuẩn bị một khoản đầu tư ban đầu có giá trị cao để mua bản quyền, mua nguồn cung cấp, vật tư trang thiết bị. Sở hữu một điều hành độc lập nhưng doanh nghiệp nhận quyền không nắm giữ quyền điều hành chung trong đó có quyền điều hành về giá cả, ngoài ra, doanh nghiệp nhượng quyền họ có thể áp đặt quy tắc quản lý chung, hệ thông số kỹ thuật chung nhưng không phù hợp với doanh nghiệp nhận quyền. Cuối cùng, giữa các doanh nghiệp nhận quyền từ một doanh nghiệp nhượng quyền có thể cạnh tranh lẫn nhau về nguồn khách hàng của mình. Nhìn chung, mô hình Franchises đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp còn yếu kém về năng lực quản lý. Họ được quyền phát triển kinh doanh từ mô hình đã được xây dựng và kiểm nghiệm trong thực tế. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ về nhượng quyền thương mại trong kinh doanh cũng như tự trả lời cho mình câu hỏi về Franchises là gì? Ngoài ra còn rất nhiều chia sẻ về kinh doanh thương mại hữu ích khác hãy đó đọc thêm trên Timviec365.vn nhé!

Xem nguyên bài viết tại: Franchises là gì? Phân loại và vai trò của nhượng quyền kinh doanh

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét