Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Mind map là gì? Bật mí cách khai thác công dụng của Mindmap hiệu quả

Mind map là gì? Bật mí cách khai thác công dụng của Mindmap hiệu quả

Bạn biết không, tôi từng là Fan cứng của bộ sách “ Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo - triệu phú trẻ nhất người Singapore, cuốn sách nói về chặng đường đi đến thành công của cậu bé từng bị xem là kém cỏi nhấp lớp đến nhân tài nhờ vào kỹ thuật ghi nhớ hoàn hảo. Cách truyền tải của Adam Khoo về phương pháp ghi nhớ vạn năng đó cuốn hút đến mức tôi bỏ cả ăn cả ngủ để trải nghiệm xem xem cái thứ Mind map mà ông “tạo ra” đó có gì đặc biệt lần đầu tiên đọc sách. Nhưng tôi đã nhầm. Adamkhoo không phải tác giả kỹ thuật ghi nhớ vi diệu này. Nhưng đó cũng là lần đầu tiên tôi, tôi mơ hồ về khái niệm Mindmap là gì và cách để  để áp dụng Mind map hiệu quả nhất trong quá trình học tập và chất lượng cuộc sống của chính mình.  1. Bạn đã hiểu rõ Mind map là gì? Mind map là gì Sau khi đọc xong, tôi lần mò lên mạng và cố gắng đi giải nghĩa xem cái thuật ngữ Mindmap là gì. Hóa ra, Mindmap được trình làng thế giới tại Anh do Tony Buzan và Peter Russell, nhà tâm lý học nổi tiếng, nghiên cứu và phát triển khi đang còn ngồi trên giảng đại học vào khoảng những năm 1970 của thế kỷ XX. Mind Map được biết đến là một trong những công cụ ghi nhớ nổi bật nhờ tận dụng kỹ năng ghi nhớ hình ảnh vượt trội từ bộ não bằng cách vạch những nội dung, ý lớn trong bài viết thành những nhánh nhỏ kết hợp với những nội dung bằng hình ảnh  để giản lược ý và tối ưu nội dung chính giúp người dùng ghi nhớ nhanh chóng, dễ dàng.  Theo triết lý của Cha đẻ của MindMap, sơ đồ tư duy là cách mở rộng tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ. Cũng theo Tony, cách mà ông xây dựng những nhánh cho sơ đồ tư duy của mình được chắt lọc từ một nội dung lớn có tác dụng kích thích tính và rèn luyện tính  “siêng năng” của bộ não. Mind map được lên ý tưởng từ đó và đến nay, sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, chưa có một tài liệu nào vượt qua được Mindmap để trở thành công cụ khai thác bộ não hoàn hảo nhất. Từ một kiệt tác được nảy cảm hứng từ tối ưu hóa việc học, thời điểm hiện tại, Mindmap đang được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và có tác dụng thúc đẩy, nâng cao giá trị, tối ưu hóa cuộc sống của con người một cách hiệu quả nhất 2. Công dụng của Mindmap kỳ diệu như thế nào? Công dụng của Mindmap kỳ diệu như thế nào? Mind map được mệnh danh là chìa khóa vạn năng khai mở khả năng ghi nhớ của não bộ và hiện đang được sử dụng bởi hơn 250 triệu người trên khắp thế giới với nhiều mục đích khác nhau, song tập trung nhất trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Mind Map được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong đời sống. Chắc chắn bạn đã nghe hoặc trải nghiệm Mindmap nhưng hẳn là những tác dụng tuyệt vời sau đây sẽ làm bạn ngỡ ngàng hơn nữa đấy: 2.1. Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các liên hệ phức tạp chồng chéo Bạn biết đấy, việc ghi nhớ một list từ vựng mà bạn đã gặp chúng, cầm nắm ngoài thực tế dù dài nhưng sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc những trang giáo trình chỉ lý thuyết suông với chi chít những chữ đúng không? Việc hiệu quả của Mindmap là ở chỗ đấy. Đối với những bài giáo trình hay lý thuyết, kỹ thuật mindmap sẽ được áp dụng bởi việc giải lược nội dung trong bài viết chỉ giữ lại những ý chính - những ý chứa nội dung, bản chất tác giả muốn truyền tải. Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng khả năng ghi nhớ hình ảnh của MindMap và bổ sung cho những ý nhỏ hơn bởi các biểu tượng quen thuộc. Lịch sử đã bao giờ làm mệt não của bạn? Nhưng với Mindmap bạn có thể dễ dàng ghi nhớ loạt những sự kiện, chỉ thị đường lối theo dạng ký hiệu của biểu đồ. Ngoài những Fan của lịch sử dù không có thiện cảm gì mấy với việc tiếp xúc với những đống tài liệu dài ngoẵng. 2.3. Động não về một vấn đề phức tạp Có vẻ bạn sẽ không tin lắm về tác dụng của MindMap khi động não để giải quyết vấn đề phức tạp, nhưng bạn hãy trả lời tôi câu hỏi rằng, đứng trước một mớ tài liệu toàn chữ miêu tả về một cánh đồng hoa với một đoạn văn miêu tả về nó, điều gì tác động đầu tiên đến mắt và não của bạn. Nếu chúng ta giống nhau, mặc dù lời văn miêu tả có tốt đến đâu vẫn phải trải qua quá trình đọc rồi ngẫm nghĩ còn với hình ảnh, nó sẽ tác động trực tiếp lên suy nghĩ, tình cảm của bản bởi hiệu ứng màu sắc, sự đơn giản...thay vì sự căng thẳng từ mắt và truyền đến não tác động về. Nó gần giống với việc giữ bộ óc thông thoáng sẽ mang lại cho cảm giác thoải mái và cảm hứng những ý tưởng.  2.3. Tổng hợp dữ liệu Hãy tưởng tượng như khi bạn vừa đọc xong một báo cáo kinh doanh dài mà không có lấy một bản biểu đồ hay những ký hiệu mà đều diễn đạt bằng chữ, điều đó hẳn chả vui vẻ gì. Nhưng chuyển sang trường hợp thứ hai, bạn có một bản tổng kết đầy đủ những ý chính với những bảng biểu minh họa, cụ thể số liệu..và tổng hợp những ý chính nhất trong bản báo cáo đó .điều này sẽ dễ dàng cho bạn nhìn, hiểu nội dung.   Điều này, sẽ tuyệt với hơn nhiều đúng không. Việc đọc sách cũng được áp dụng tương tự, nội dung của cuốn sách sẽ được bạn nắm dễ dàng hơn, nếu trong quá trình đọc, bạn ghi chú lại những ý quan trọng nhất, làm bạn ấn tượng và cuối cùng tổng kết lại phần bên dưới nội dung. Bạn có tin rằng, giải pháp này thực sự ấn tượng và mang lại hiệu quả đến không ngờ.  3. Bạn đã biết sử dụng ra một Mindmap hoàn hảo thế nào chưa?  Bạn đã biết sử dụng ra một Mindmap hoàn hảo thế nào chưa?  3.1. Tạo ra một câu chuyện mang chuỗi hình ảnh sinh động Bạn có biết, não bộ chúng ta có chức năng ghi nhớ theo chuỗi thông tin trong mối quan hệ khăng khít hơn nhau hơn nhiều so với những thông tin rời rạc. Một ví dụ nhé: Mẹ bảo bạn ra chợ mua một list đồ ăn gồm: Chuối, thịt bò,đôi giày, 2 cái dĩa,đồ chơi, chiếc khăn đỏ..Nếu danh sách này quá ngắn...OK, bạn cực kỳ dễ dàng để ghi nhớ, nhưng dài thì sao...bạn gạch đầu dòng ra giấy và mở ra xem lúc đến chợ? Khoan, để tôi chỉ bạn cách hay hơn - Hãy áp dụng kỹ thuật thông minh của Mindmap ngay trong ý tưởng của bạn. Trước hết, hãy bật trí tưởng tượng của bạn là sẵn sàng đối mặt với mọi sự kiện nghe có vẻ vô lý trong điều tôi muốn kể sau đây.  Câu chuyện sẽ là: Một chú bò quàng một chiếc khăn đỏ ra chợ với hai chiếc sừng của chú là hai chiếc dĩa tình cờ và va vào bạn đi mua đồ chơi về vì trượt vỏ chuối. Các chuỗi hình ảnh liên kết với nhau trong câu chuyện bất hợp lý nhưng cực hợp lý vì thông qua sự vô lý đó bạn nhớ được hết cả danh sách dài đồ cần phải mua trong thời gian dài. Hãy thử, kỹ thuật Mind Map “cao siêu “ này với danh sách khác và để lại phản hồi ngay dưới bài viết này nhé. 3.2. Điểm xuyết chút màu sắc vào Mindmap cho sinh động Bên cạnh ấn tượng với chuỗi hình ảnh có tính liên kết và sự việc lạ thường, não bộ chúng ta rất thính nhạy với thông tin về màu sắc. Như ví dụ mình dẫn bên trên ấy, thậm chí màu sắc có thể tác động để làm con người thay đổi về cảm xúc. Do vậy, lời khuyên cho bạn khi sử dụng kỹ thuật Mindmap đó là : pha thêm màu sắc cho lược đồ của bạn và lời khuyên là nên dùng những màu sắc bạn thích. Nhưng để tránh làm rối sơ đồ tư duy của mình, bạn chỉ dừng lại tối đa ở 3 màu thôi nhé. Thêm vào đó, hãy dùng màu sắc khác nhau để phân biệt các ý khác nhau. Điều này dễ dàng hơn cho bạn tiếp nhận thông tin.  Hoặc trường hợp, bạn thấy quá mất thời gian cho việc tô đậm các nhánh như bạn gốc thì tại sao không thử những ký hiệu như gạch chéo, những ô vuông và bổ sung những hình ảnh liên quan đến thông tin để làm nổi bật, những ký hiệu trong MindMap không quy định chặt chẽ như trong sổ tay ( Bullet Journal) nên có thể vận dụng trí tưởng tượng của bạn để thể hiện điều muốn nói nhé.  3.3. Áp dụng nhiều nhánh cong hơn là nhánh thẳng Hẳn những đường thẳng, song song trong hình học đã làm bạn thấy quen mắt thậm chí thấy ngán ngẩm rồi. Trong Mindmap, hãy dùng nhiều nhánh cong để chia các ý từ từ khóa ở trung tâm của giấy nhé. Những hình ảnh lạ mắt, mềm mại hơn có tác dụng tốt hơn cho việc bạn khơi dậy sự ghi nhớ của não phải nhiều hơn đó.Thêm nữa, hãy đặt những mũi tên lên có chiều đi trên những đường cao đó để định hướng đi đến sự kiện tiếp theo nhé. 3.4. Keyword, Key word và Keyword Tôi không sai chính tả hay lặp từ gì đâu nhé, nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh về  vai trò của những từ ngắn, có nghĩa là chỉ sử dụng những cụm từ ngắn trong bài để diễn tả nội dung tuyệt đối không sử dụng các câu dài. Bạn nhớ rằng, Mindmap là công cụ thần thánh để ghi nhớ, nhưng dựa trên tư duy liên tưởng, liên kết các ý của bạn là chủ yếu. Việc đưa các câu dài lê thê vào sơ đồ chỉ có tính năng chặn đứng tư duy của bạn vì qua  bộ não sẽ bị ngộp vì phải xử lý quá nhiều thông tin cùng một lúc. Bên cạnh đó, tốt hơn hết, để có thể tăng khả năng ghi nhớ dễ dàng nhất, bạn nên ưu tiên dùng những từ khóa “mở” - nghĩa là những từ khóa, bạn có thể tưởng tượng ra nó dễ nhất hoặc liên hệ với những gì gần gũi xung quanh bạn.  Và bước cuối cùng quan trọng nhất để đạt được hiệu quả tư duy, đó chính là : Thực hành ngay Mindmap bây giờ cho mọi hoạt động bạn được yêu cầu ghi nhớ. Có quá nhiều việc làm bạn phân tâm? công việc văn phòng làm bạn thấy mệt mỏi, áp lực? Sếp không hiểu bạn? Hãy ứng dụng ngay sơ đồ tư duy vào việc vạch ra kế hoạch làm việc cụ thể lẫn những giải pháp đánh bay những mệt mỏi đó ngay bây giờ. Chỉ khi nào, bạn trải nghiệm, thì lúc đó, bạn mới thực sự hiểu Mindmap là gì và tác dụng của nó “vi diệu” thế nào? Hi vọng những thông tin trên đây đi lý giải Mindmap là gì và bí quyết phát huy kỹ thuật Mindmap hiệu quả nhất sẽ thực sự hữu ích với bạn. Hãy khám phá ngay hôm nay để nâng cao khả năng ghi nhớ thần tốc - nâng cao chất lượng cuộc sống nhé.

Coi thêm tại: Mind map là gì? Bật mí cách khai thác công dụng của Mindmap hiệu quả

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét