1. Tổng quan về ngành du lịch 1.1. Giới thiệu về việc đào tạo ngành du lịch Hiện nay, nhu cầu du lịch hay sử dụng các dịch vụ liên quan tới du lịch ngày càng tăng cao. Theo đó, việc tuyển dụng nhân lực trong hiện tại và tương lai vô cùng lớn và giàu tiềm năng, tạo ra cơ hội việc làm đa dạng. Chính vì vậy, nhiều thí sinh lựa chọn theo học ngành du lịch tại các trường đại học, cao đẳng trong đợt tuyển sinh đại học. Chương trình đào tạo tại các ngành du lịch cũng được chú trọng hơn và chất lượng và tỉ lệ đầu ra của sinh viên. Một số trường nổi tiếng ở Việt Nam mà chúng ta có thể nhắc tới đó là 1.1.1. Đại học Hà Nội Thuộc top các trường đại học danh giá và nổi tiếng không chỉ đào tạo về ngôn ngữ mà còn đào tạo cả về du lịch, Đại học Hà Nội đang ngày càng phát huy được vị trí đầy uy tín của mình. Chương trình đào tạo tại đây được thiết kế nhằm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực được đánh giá cao về chất lượng cho các ngành du lịch của Việt Nam. Cụ thể chương trình đào tạo đi sâu vào công tác đào tạo các nhà quản lí, các giám đốc điều hành các công ty du lịch và lữ hành. Những sinh viên học tại chuyên ngành này sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ cùng với những kỹ năng và nghiệp vụ du lịch. Với tiêu chí đầu ra sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đầy đủ năng lực làm việc tại các công ty du lịch và lữ hành không chỉ của tư nhân mà còn cả nhà nước, trường Đại Học Hà Nội đang làm rất tốt điều này. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao không chỉ trong nước mà còn hướng tới cả nước ngoài, Đại học Hà Nội đưa ra hai khung chương trình đào tạo cho thí sinh để chọn lựa. Đại học chính quy xét tuyển dựa trên kết quả của kì thi THPT Quốc gia. Chương trình đào tạo quốc tế xét tuyển dựa trên học bạ, liên kết với Đại học IMC tại Áo. Để có thể theo học tại các lĩnh vực về du lịch, thí sinh có thể lựa chọn ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành tại Đại học Hà Nội. Chỉ tiêu vào ngành này là tương đối ít nên điểm xét tuyển thường rất cao. Do đó, nếu bạn yêu thích và đam mê phải thật sự cố gắng và cân nhắc thật kĩ nhé! 1.1.2. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – DDHQG Hà Nội Năm 1995, khoa Du lịch học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập và thiết lập cho mình mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực du lịch. Hơn 20 năm thành lập và mang lại nhiều thành tích cho trường, đây được coi là một trong những cơ sở trọng điểm quốc gia đào tạo về ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành. Chương trình đào tạo tại trường học chú trọng chuyên sâu vào các môn học thuộc lĩnh vực du lịch kèm theo các môn học bổ trợ, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Về mặt lý thuyết, chương trình đào tạo tập trung vào các kiến thức chuyên môn về du lịch. Về mặt thực hành, nhà trường sẽ có các kì thực tập, kiến tập cùng những hoạt động để sinh viên có cơ hội trải nghiệm, trau dồi kĩ năng mềm và hòa nhập với môi trường lao động sớm nhất có thể như khách sạn, sự kiện, du lịch,… Ngoài ra, đầu ra của trường không chỉ là những việc làm trong nước mà sinh viên có cơ hội đào tạo tại môi trường quốc tế. Riêng đối với những sinh viên khó khăn sẽ có mức học bổng hỗ trợ tài chính từ phía nhà trường và một số đơn vị liên kết (Học bổng Vietravel). 1.1.3. Đại học Văn hóa Hà Nội Là một trong những ngôi trường đào tạo về du lịch chuyên sâu và uy tín thuộc top 3 Hà Nội, Đại học Văn hóa Hà Nội thiết lập cho mình chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho trong và ngoài ngành. Các sinh viên tốt nghiệp khoa Văn hóa du lịch chuyên ngành Việt Nam học (Văn hóa du lịch/ Lữ hành, Hướng dẫn viên du lịch/ Hướng dẫn du lịch quốc tế) được các công ty du lịch và lữ hành đánh giá rất cao. Sinh viên theo học tại khoa Văn hóa du lịch ở Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ có một môi trường hết sức năng động, sôi nổi với vô vàn các hoạt động ngoại khóa và thực hành chuyên ngành. Bên cạnh đó, sinh viên có cơ hội được trau dồi, học hỏi về kiến thức, kinh nghiệm và nghiêp vụ du lịch để khi tốt nghiệp sẽ quen dần với môi trường làm việc không chỉ trong và ngoài nước. Ngoài các trường được nhắc tới, còn có rất nhiều những trường đại học, cao đẳng nổi tiếng đào tạo về ngành du lịch như Viện đại học Mở Hà Nội, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội (Khoa du lịch và khách sạn), Đại học Thương Mại (Khoa khách sạn – du lịch), Cao đẳng du lịch Hà Nội,… 1.2. Cơ hội việc làm du lịch ở Việt Nam 1.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở Việt Nam Việt Nam là một vùng đất nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh trên khắp các tỉnh thành, thu hút hàng vạn hàng tỉ du khách từ khắp muôn nơi mỗi năm. Bên cạnh đó, nhà nước cũng rất quan tâm tới việc khai thác tiềm năng du lịch và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để có thể phát triển du lịch mạnh mẽ. Do đó, cơ hội việc làm du lịch tại Việt Nam vô cùng giàu tiềm năng. Đây cũng là một ngành nghề có môi trường di chuyển nhiều, năng động, linh hoạt, có thu nhập cao và có cơ hội trải nhiệm nhiều, thích hợp với các lao động trẻ và đam mê du lịch. Đây là nguồn nhân lực giàu nhiệt huyết và có nghị lực, trí tuệ, tuy nhiên khả năng chịu áp lực và khó khăn chưa cao nên khó có thể duy trì vị trí được lâu bền. Tuy nhiên, về mặt chung, nguồn nhân lực này vẫn được đánh giá cao là nhân lực tiềm năng, có nhiều cơ hội phát triển qua quá trình đào tạo và bồi dưỡng. 1.2.2. Nhu cầu việc làm du lịch ở Việt Nam Hiện nay, các công ty về du lịch và lữ hành tại Việt Nam ngày càng mở rộng và mọc lên ở nhiều nơi. Nhu cầu tuyển dụng tại các vị trí khác nhau cũng ngày càng được đẩy mạnh. Cơ hội việc làm tại các ngành du lịch không hề thừa lao động. Do đó, sinh viên theo học các ngành du lịch tại các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp cơ hội xin việc thành công là 80%. Vì yếu tố đầu vào của các trường đào tạo về du lịch và lữ hành yêu cầu khá khắt khe về trình độ, có thể thấy điểm xét tuyển tại các ngành này không hề thấp, cũng như các trường trình đào tạo đều được thiết lập khá chất lượng nên sinh viên du lịch đầu ra được đánh giá cao cả về chuyên môn lẫn kĩ năng. Các công việc du lịch luôn được biết tới là những ngành nghề nói nhiều, đi lại nhiều và tiếp xúc với môi trường nhiều nhất. Do đó, yêu cầu cho các việc làm du lịch không hề dễ Về chuyên môn: ứng viên phải có các kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ du lịch một cách cơ bản và nắm rõ được các yêu cầu đối với một lao động trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, ứng viên phải có hiểu biết về lịch sử, địa lí và các kiến thức xã hội. Về kĩ năng: khả năng ngoại ngữ, kĩ năng tin học, kĩ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, …) Tuy nhiên, cũng giống như các công việc khác, để gây ấn tường với nhà tuyển dụng, bạn cần một CV du lịch đầy chuyên nghiệp. 2. Cách tạo CV xin việc ngành du lịch - CV hướng dẫn viên du lịch 2.1. CV xin việc ngành du lịch là gì? Để có được một mẫu CV du lịch chuyên nghiệp, trước hết bạn cần hiểu CV là gì? CV (tên viết tắt là Curriculum Vitae) thường được biết tới như sơ yếu lý lịch nhưng CV không hẳn là khai lý lịch đơn thuần. Nó tóm tắt những thông tin quan trọng về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kĩ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển tại một vị trí nào đó. Du lịch nhìn chung được chia thành 3 nhóm ngành nghề chính: Quản lí điều hành du lịch: bao gồm quản lí du lịch, nhân viên marketing du lịch, điều hành du lịch,… Nhân viên phục vụ: lễ tân, nhân viên phục vụ khách sạn, bar, nhà hàng,… Hướng dẫn viên du lịch Ngoài ra, ngành du lịch còn có các nhóm ngành nghề khác như: chăm sóc khách hàng, thông tin du lịch, bảo trì, giảng dạy,… Một trong những công việc hot nhất trong ngành du lịch chắc hẳn là nghề hướng dẫn viên du lịch. Đây là vị trí có môi trường linh hoạt, đa dạng, được trải nghiệm và có mức lương cao nhất. Tuy nhiên, để có được một CV chuyên nghiệp đủ gây ấn tượng, hãy tham khảo các cách viết mẫu CV du lịch dưới đây nhé! 2.2. Cách viết CV hướng dẫn viên du lịch 2.2.1. Các thông tin bản thân cơ bản Đây là phần không thể thiếu trong một CV hướng dẫn viên du lịch cũng là phần đập vào mắt nhà tuyển dụng đầu tiên. Do đó, bạn không nên liệt kê hết thông tin và nên viết rõ ràng, mạch lạc và ngắn gọn. Trong phần này, bạn cần nêu được các thông tin sau: Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Giới tính, Số điện thoại, Email, Địa chỉ liên lạc. Ảnh đại diện cũng nên chọn ảnh nghiêm túc, nhìn rõ mặt và chất lượng rõ nét. Về phần mục tiêu bản thân, bạn nên tóm gọn trong 2-3 câu ngắn hạn và dài hạn. 2.2.2. Các thông tin về trình độ học vấn Các công việc ngành du lịch không đòi hỏi nhiều về chuyên môn đặc thù cũng như các chứng chỉ như kiểm toán, kế toán,… Do đó, bạn chỉ cần nêu trình độ học vấn và bằng cấp ở ngành nào, trường nào và tốt nghiệp loại gì. Nếu bạn học trái ngành thì cũng đừng lo lắng gì nhé. 2.2.3. Các thông tin về kinh nghiệm Trình độ chuyên môn của bạn tỉ lệ thuận với kinh nghiệm làm việc như tham gia dẫn tour, hoạt động du lịch tại các câu lạc bộ,… Vì vậy, hãy thể hiện hết kinh nghiệm bản thân trên CV hướng dẫn viên du lịch bởi có rất nhiều sinh viên dù học trái ngành vẫn được đánh giá cao do có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. 2.2.4. Các thông tin về kĩ năng bổ trợ Để có thể ứng tuyển và thành công trong các công việc du lịch, bạn cần phải có kĩ năng bổ trợ tốt, đặc biệt là ngoại ngữ (tiếng Anh là yếu tố bắt buộc). Ngoài ra, các kĩ năng mềm cũng cần phải có và được trau dồi qua thời gian. 2.2.5. Lý do ứng tuyển Bạn hãy bày tỏ lí do ứng tuyển hết sức chân thành và tự tin trong CV xin việc để có thể gây thiện cảm với nhà tuyển dụng nhé. Lí do có thể xuất phát từ rất nhiều điều như mong muốn trải nghiệm, yêu thích công việc, muốn có môi trường làm việc tốt,… 2.2.6. Nguyện mong và mong muốn phát triển Nguyện vọng mà hầu hết các ứng viên mong muốn khi ứng tuyển một vị trí nào chắc hẳn là mức lương. Hãy tự tin và mạnh dạn đề nghị một mức lương phù hợp với năng lực của bạn nhé! Ngoài ra, bạn có thể đề xuất các chế độ bảo hiểm, đãi ngộ và môi trường làm việc, các điều kiện trong quá trình làm việc với nhà tuyển dụng. 2.2.7. Các thông tin khác Bạn có thể nêu thêm một số thông tin khác trong CV tuyển dụng. 3. Cách viết CV xin việc bằng tiếng anh ngành du lịch 3.1. CV xin việc bằng tiếng anh dùng khi nào? CV du lịch bằng tiếng Anh được sử dụng khi bạn ứng tuyển vào các công ty du lịch nước ngoài hoặc ở Việt Nam nhưng yêu cầu phải hoàn thiện CV bằng tiếng Anh. Lợi thế của một bản CV xin việc bằng tiếng Anh ngành du lịch trước hết là tính chuyên nghiệp của nó hơn các CV khác. Song, bạn cũng sẽ thể hiện được trình độ ngoại ngữ của mình với nhà tuyển dụng và gây ấn tượng với họ để có được một công việc tốt và có thu nhập cao. 3.2. Mẹo viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành du lịch 3.2.1. Trình độ tiếng anh sử dụng khi viết CV Loại tiếng Anh bạn nên sử dụng trong CV xin việc bằng tiếng Anh ngành du lịch phải là loại phổ thông: Anh – Mỹ (một vài CV sẽ được viết bằng tiếng Anh – Anh). Bên cạnh đó, từ vựng trong các CV xin việc ngành du lịch nên là những từ vựng thông dụng, dễ hiểu, ít màu mè và gây nhầm lẫn cho nhà tuyển dụng. Các cấu trúc ngữ pháp cũng nên được chú trọng và cần chính xác, dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ đọc. 3.2.2. Bố cục CV xin việc bằng tiếng anh Bố cục CV bằng tiếng Anh được sắp xếp tương tự và gần giống một CV bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, mọi thông tin đều được khai bằng tiếng Anh và hình thức của nó chuyên nghiệp và rõ ràng hơn và ngắn gọn hơn. Trong CV xin việc bằng tiếng Anh, bạn nên ưu tiên phần kinh nghiệm và trình độ vì đây là những phần thể hiện kĩ năng ngoại ngữ của bạn nhiều nhất vì nó đòi hiểu sử dụng từ vững và ngữ pháp khá chuyên sâu. 4. Lưu ý khi viết CV xin việc ngành du lịch 4.1. Cách trình bày Một CV du lịch chuyên nghiệp không chỉ chú trọng tới nội dung mà còn chú ý đặc biệt tới cách trình bày: Phông chữ: Nếu là một CV đánh máy nên dùng cỡ chữ 14 và phông chữ Helvetica hoặc Garandmond bởi tính rõ ràng và đơn giản, dễ nhìn của chúng. Tránh các font chữ như Times new roman, Comic sans, Courier. Hình ảnh cá nhân nên là ảnh chất lượng cao, rõ nét, nghiêm túc và bắt mắt, thu hút người nhìn. Màu sắc CV: chủ yếu là chữ đen, tránh màu mè, sặc sỡ, highlight các tiêu đề, thông tin chính nếu cần. Bố cục: rõ ràng, chi tiết, logic. Ngôn từ: dễ hiểu, súc tích, không nên quá khoa trương, to tát. 4.2. Mẹo viết đơn xin việc ngành du lịch Không như CV, đơn xin việc thường ngắn gọn và đưa ra thông tin ít hơn. Do đó, để viết được đơn xin việc ngành du lịch, ứng viên nên tập trung vào lí do ứng tuyển và kinh nghiệm, trình độ bản thân thay vì nêu ra nhiều thông tin như CV Để viết được đơn xin việc ngành du lịch, chúng tôi sẽ mách cho bạn các mẹo nhỏ sau: Trình bày ngắn gọn, súc tích, không lan man, đi vào thẳng vấn đề Mở đầu là thưa gửi, kết thúc là lời cảm ơn Tập trung vào lí do ứng tuyển và kinh nghiệm bản thân Để lại thông tin liên hệ là số điện thoại hoặc email cá nhân. Email cũng nên được xây dựng chuyên nghiệp. Đối với đơn xin việc bằng tiếng Anh, bạn cũng nên sử dụng tiếng Anh thông dụng cùng các ngôn từ, cấu trúc dễ hiểu và trình bày như một đơn xin bằng tiếng Việt. 4.3. Có thể sử dụng CV xin việc ngành du lịch mẫu ở đâu? Hiện nay, để có thể tham khảo và tìm kiếm các mẫu CV xin việc ngành du lịch không hề khó. Bạn chỉ cần mất 1 giây để ra được hàng ngàn thông tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên, để tiếp cận được những mẫu CV du lịch uy tín và chất lượng, có tính chuyên nghiệp cao đòi hỏi bạn phải biết sàng lọc và mất thời gian. Vậy, chúng tôi giới thiệu tới bạn website timviec365.vn – một trang web vô cùng uy tín không chỉ về tìm kiếm việc làm mà còn cung cấp các mẫu CV hết sức chuyên nghiệp cho ứng viên, trong đó có mẫu CV xin việc ngành du lịch. Tại đây, bạn có thể tải mẫu CV xin việc về hoặc tham khảo và tạo cho mình một CV bạn mong muốn. Trên đây là những thông tin cần thiết mà chúng tôi cung cấp cho bạn về CV du lịch. Hy vọng các ứng viên sẽ có được một CV xin việc gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Cảm ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ! Chúc bạn thành công!
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Viết CV du lịch - trọn bộ bi kíp chinh phục nhà tuyển dụng
#timviec365vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét