Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Giải đáp đầy đủ về học hệ thống thông tin ra làm gì mới nhất

Giải đáp đầy đủ về học hệ thống thông tin ra làm gì mới nhất

1. Bạn hiểu hệ thống thông tin là gì?   Mẩu hội thoại ngắn ngủi “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!” giữa cha đẻ của chiếc điện thoại Alexander Graham Bell và người trợ lý của ông ngồi cách nhau 4,5 m diễn ra vào ngày ngày 10/3/1876  đã được kiện lịch sử ghi lại như một vết son chói lọi đánh dấu sự xuất hiện của nền công nghệ thông tin toàn cầu. Sau gần hai thế kỷ trôi qua, thời điểm hiện tại, chúng ta đang chứng kiến “lớn lên” như vũ bão của làng công nghệ mà “nhân vật chính” trong đó chính là hệ thống thông tin. Nó vừa là chủ thể cũng vừa là đối tượng mà nhân loại đang khám phá, phát triển hằng ngày để phục vụ chính cuộc sống của chúng ta trên mọi lĩnh vực của đời sống. Có thể nói đây là nguồn tài nguyên đắt giá và nắm một vai trò quan trọng trong sự tồn vong của xã hội loài người. Vậy hệ thống thông tin là gì mà có vị trí quan trọng đến vậy? Hệ thống thông tin là một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cùng thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý lưu trữ và phân phối phối thông tin, dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được mục tiêu định trước. Các tổ chức có thể sử dụng hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp người sử dụng đạt được những thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức để đạt được lợi thế cạnh tranh. Thêm vào đó, hệ thống thông tin giúp các công ty tổ chức nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng và phản hồi của họ để cải tiến dịch vụ và sản phẩm đích lớn nhất của doanh nghiệp trong kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, mang lại nguồn thu nhập cho toàn bộ tổ chức. Tuy nhiên để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều khâu phức tạp nhằm thúc đẩy chất lượng dịch vụ và tính đồng bộ thống nhất tổ chức, doanh nghiệp. Một lãnh đạo không thể ôm hết tất cả những công việc của mọi vị trí trong tổ chức đó nếu không có sự hỗ trợ của hệ thống nhân sự và quan trọng hơn là hệ thống thông tin được lập trình bởi hệ thống bởi hệ thống nhân sự đó. Hệ thống thông tin bao gồm một số bốn bộ phận quan trọng sau đây: Các phần cứng và phần mềm, các hệ thống mạng để truyền dữ liệu và dữ liệu. Các thiết bị phần cứng gồm các thiết bị, phương tiện kỹ thuật dùng để xử lý và lưu trữ thông tin. Thiết bị được biết đến nhiều nhất thời điểm này là máy tính và các thiết bị ngoại vi dùng để lưu trữ và nhập vào hay xuất ra các dữ liệu người dùng yêu cầu như chuột, bàn phím, máy in, web cam, mic, loa... Phần quan trọng thứ hai cấu thành nên hệ thống thông tin là phần mềm. Phần mềm gồm các chương trình máy tính, các phần mềm hệ thống, các ứng dụng và một vài thủ tục dành cho người sử dụng. Hệ thống mạng được hiểu là một mô hình bao gồm ít nhất 2 thiết bị kết thúc với nhau thông qua Internet để có thể chia sẻ dữ liệu với nhau. Các thiết bị như máy tính điện thoại, máy in…được kết nối với nhau thông qua các thiết bị kết nối mạng và phương tiện truyền thông như Facebook, Zalo,…từ đây tạo trao đổi,chia sẻ thông tin. Hệ thống này cho phép người dùng có thể chia sẻ các tập tin, chỉnh sửa, sao chép các tập tin được lưu trữ trên máy tính có thể kể đến như mạng LAN, WAN, mạng SAN được được sử dụng phổ biến. Yếu tố cuối cùng cấu thành hệ thống thông tin là dữ liệu – toàn bộ những thông tin sao lưu của người dùng và các ứng dụng trên máy tính. Kỷ nguyên số - sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin toàn cầu là điều kiện để hệ thống thông tin ngày càng được nâng cấp và phổ rộng để phục vụ cuộc sống. Những ngành học về thông tin như công nghệ phần mềm, phần cứng, quản lý chương trình đặc biệt là hệ thống thông tin thu hút nhiều sự quan tâm tìm hiểu của cộng đồng. Cùng với công nghệ phần mềm, ngành hệ thống thông tin đang là ngành học hot tại Việt Nam. Xu hướng đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và những yêu cầu về nguồn nhân lực IT đã được các trường chuyên khối kỹ thuật nắm bắt từ đó tích cực đào tạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, những sinh viên chuyên ngành IT nói chung và ngành hệ thống công nghệ tin luôn được săn đón bởi các nhà tuyển dụng. Mức lương cao, những chế độ đãi ngộ hấp dẫn và những cơ hội trải nghiệm việc làm ở những môi trường chuyên nghiệp đã xếp hệ thống thông tin thành tốp 10 ngành đáng học nhất tại Việt Nam. Trước khi trả lời câu hỏi đang được quan tâm nhất ngành Hệ thống thông tin ra làm gì? chúng ta cần phải nắm được nhiệm vụ và vị trí của nó trong thời đại công nghệ hiện nay như thế nào trước tiên. Hệ thống thông tin là một phần nhỏ trong “biển công nghệ thông tin”. Nhiệm vụ của nó là đi sâu vào việc tổng hợp, phân tích về việc tổ chức, vận hành, sản xuất, kinh doanh, sử dụng các công cụ cùng quá trình thu thập thông tin , xử lý thông tin rồi phân phối những thông tin có ích đến những nhà quản trị doanh nghiệp kịp thời, đúng lúc để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định, chính sách của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó hỗ trợ người quản lý các hoạt động trong tổ chức từ việc nắm bắt được hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính đến phản hồi của khách hàng đến thái độ làm việc của nhận sự trên sự làm việc của máy móc, các thiết bị và phần mềm hiện đại mà không phải “cầm tay chỉ việc” hay quá mất nhiều thời gian lẫn chi phí sâu sát các hoạt động như trước. Nhu cầu tuyển dụng lớn của các doanh nghiệp, yêu cầu cực cao của thị trường đã tạo nên cơn “sốt” đăng ký học, cũng như nhu cầu đào tạo ngành hệ thống thông tin tại nhiều trường đại học chuyên ngành kỹ thuật. 2. Cơ hội việc làm làm của ngành hệ thống thông tin thế nào? Theo thống kê từ Harvard Business Review, ấn phẩm tạp chí kinh doanh của Đại học danh tiếng Harvard, hệ thống thông tin là ngành nghề có mức lương khởi điểm đứng thứ 15 trong tổng 144 nghề ở Mỹ. Đây là thứ hạng đỉnh cao của ngành nghề còn khá mới, có tính tổng hợp. Một ngành được xem như “đứa con ruột” khác của công nghệ thông tin là Khoa học dữ liệu. Môn học cho phép người học phân tích được  giá trị của thông tin, đúc rút những thông tin mới, tri thức mới dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau bởi sự kết hợp của toán học đặc biệt là thống kê và công nghệ thông tin. Đây được xem là ngành “thời thượng” của kỷ nguyên công nghệ số thế kỷ 21, đây cũng chính là  một trong những nhiệm vụ trọng yếu của ngành hệ thống thông tin. Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực tuyển riêng cho người anh cả công nghệ chưa bao giờ là đủ, với hệ thống thông tin cũng thế. Theo chính sách của nhà nước, trong năm 2020, số lượng nhân lực có thể đảm bảo được sự phát triển cho các các vị trí công việc trọng điểm lên tới hơn 1 triệu nhân lực. Tuy nhiên,tình đến thời điểm hiện số lượng này mới chỉ có một nửa dù mức thu nhập và chế độ đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn. Có thể nói đây là những tin cực kỳ tốt lành cho những bạn đang và có nguyện vọng theo học ngành hệ thống thông tin. 3. Sinh viên ngành hệ thống thông tin ra làm gì? Là một ngành không thể thiếu trong cuộc cách mạng công nghệ công nghiệp lần tư, mục tiêu ưu tiên của các trường đại học đào tạo ra những kỹ sư có kiến thức nền tảng trong lĩnh vực hệ thống thông tin. Bên cạnh đó cập nhật những vấn đề tân tiến trong lĩnh vực hệ thống thông tin và các ứng dụng phục vụ cuộc sống. Truyền thông đang bùng nổ, kỹ sư ngành này phải đảm bảo trang bị  được cho mình hệ thống mạng toàn cầu và truyền thông và phân tích thiết kế khai thác cơ sở dữ liệu, phân tích xử lý dữ liệu lớn. Thị trường việc làm của ngành hệ thống thông tin đa dạng không chỉ bởi số lượng tuyển dụng mà cả những khối lượng vị trí mà nó đảm nhận không hề nhỏ. Các vị trí mà những kỹ sư ngành hệ thống thông tin được cụ thể hóa dưới đây: 3.1. Chuyên gia xây dựng, quản trị và phát triển các hệ thống vận hành doanh nghiệp Sau khi tốt nghiệp đại học với những kinh nghiệm thực tập trong những công ty chuyên về công nghệ thông tin, một kỹ sư hệ thống công nghệ thông tin có thể trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu, lập những dự án và hoạch định những chính sách phát triển CNTT cho các tổ chức và doanh nghiệp. Hệ thống công nghệ thông tin bắt buộc kỹ sư phải có am hiểu sâu sắc về vai trò cũng như nguyên lý hoạt động của cả 4 bộ phận quan trọng: Phần mềm, phần cứng, các hệ mạng và dữ liệu. Do đó, chỉ những người là dân chuyên ngành này mới có thể đưa ra những dự thảo, kế hoạch hợp lý phù hợp với những chính sách của công ty, doanh nghiệp. Kỹ sư hệ thống cũng có vai trò làm chuyên gia xây dựng, quản trị và phát triển các hệ thống vận hành doanh nghiệp như ERP, SCM, HR. Thực tế, nhắc đến công nghệ thông tin nói chung và thông tin hệ thống nói riêng, người ta vẫn nghĩ ngay đến những việc nó mang lại lợi ích tiền mặt cho doanh nghiệp thông qua những ứng dụng được lập trình sẵn để quảng bá, thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, hệ thống thông tin còn kiêm thêm nhiệm vụ hỗ trợ đắc lực cho các “sếp” tận dụng tối đa sự  phát triển của khoa học công nghệ vào công cuộc quản lý ,đỡ áp lực và giảm chi phí. Một ví dụ thực tế bạn vẫn thường thấy về lợi ích vượt trội của ngành công nghệ thông tin đó là hệ thống Camera theo dõi an ninh, lịch trình, hoạt động của nhân viên trong giờ hành chính. Hệ thống camera này được trang bị trong tất cả các phòng trong tổ chức và kết nối trực tiếp với máy tính hoặc điện thoại của lãnh đạo. Để check lịch trình này, thay vì tốn nhiều tiền thuê nhân viên bảo vệ , hiện tại các sếp có thể tự mình kiểm tra được hoạt động của nhân viên dưới quyền với sự giúp đỡ của công nghệ. Nhiều trường hợp, các phần mềm có chức năng nhận diện tội phạm đã hỗ trợ các tổ điều tra phá án rất nhiều, rút ngắn thời gian và mang lại hiểu quả làm việc cao. 3.2. Lập trình viên Một đáp án lý tưởng không kém của cho câu hỏi ngành hệ thống thông tin ra làm gì là trở thành những lập trình viên. Chắc là bạn đang hơi có chút bất ngờ vì thực tế hệ thông tin và IT phần mềm đã được các trường tách biệt để đào tạo. Thế nhưng, hãy nhớ rằng, hệ thống thông tin có nhiệm vụ quản lý cả phần mềm. Điều này có nghiã là bên cạnh đảm bảo có đầy đủ tri thức lý thuyết về lập trình, các lập trình viên buộc phải am hiểu một cách sâu sắc về cách sử dụng lẫn làm việc với phần mềm. Bạn biết đấy, không phải ai vừa ra trường đã có thể lên làm lãnh đạo hay cấp chuyên viên cả. Nhu cầu tuyển dụng của các công ty chuyên này cực kỳ lớn, tuy nhiên ngay cả bạn khi đặt trong vai trò của người tuyển dụng đều phải cho nhân viên của một một khoảng thời gian đủ để thử việc, để đánh giá năng lực. Lập trình được những ứng dụng, tối ưu hóa những phần mềm cũ, sửa lỗi dữ liệu, giải quyết những trục trặc liên quan đến hệ thống máy tính… là bước làm đầu tiên cũng là nhiệm vụ của bất kỳ một kỹ sư nào liên quan đến ngành công nghệ thông tin. Lương của ngành lẫn những ưu đãi của nó mang lại cho người dùng là vô cùng, tuy nhiên để có thể tạo ra những công việc đó, đòi hỏi kỹ sư phải chịu đựng những áp lực không nhỏ. Đặc thù của ngành hệ thống thông tin chịu trách nhiệm ở hầu hết các lĩnh vực trong thông tin từ các sản phẩm phần cứng đến phần mềm, dữ liệu. Không cách nào khác, ngoài sự cố gắng trau dồi học hỏi khi bạn còn đang ngồi trên ghế nhà trường.   Lập trình viên đang được tuyển dụng với số lượng lớn tại thị trường châu lục.Ở Việt Nam, bên cạnh những tập đoàn hàng đầu như FPT, SAMSUNG, Viettel, rất nhiều công ty Việt có liên kết hợp tác với nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản chính là những cơ hội rộng mở cho kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam có cơ hội thể hiện khả năng của mình trên thị trường quốc tế. 3.3. Quản lý mạng Mạng là lĩnh vực quan trọng thứ ba trong hệ thống thông tin. Những kỹ sư hệ thống thông tin có kinh nghiệm sẽ nắm giữ vai trò là thiết kế, vận hành và giám sát các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, có được thông tin chi tiết về kỹ thuật xâm nhập của hacker và ngăn chặn tin tặc. Vấn nạn lộ thông tin mật từ các các mạng xã hội hay việc bị đánh cắp tài khoản do tin tặc không còn là việc riêng của một cá nhân nào vì nó liên quan đến quyền về được bảo mật thông tin của mỗi người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các doanh nghiệp và quốc gia. Một sự thật không phải ai cũng biết, đó chính là: khoảng vài phút “sập” mạng hay hệ thống kết nối, mỗi doanh nghiệp đã bị thiệt hại đến hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó, Việc làm song song trong công việc quản trị mạng của các kỹ sư hệ thống thông tin là thiết kế và duy trì tường lửa, hoặc xác định và sửa chữa các lỗ hổng trong mạng của tổ chức, triển khai và giám sát các hệ thống  và kịp thời phát hiện những tấn công từ bên ngoài.Mục đích cuối cùng của hoạt động này là đảm bảo an ninh thông tin người dùng, doanh nghiệp, quốc gia. Công việc này có vị trí quan trọng, đặc biệt trong doanh nghiệp. Công việc của các kỹ sư hệ thống thông tin trong doanh nghiệp là  đảm bảo thông tin, tài liệu mật của công ty liên quan đến báo cáo hoạt động kinh doanh, kế hoạch, website đăng tải thông tin...phải được chú ý đầu tiên, đấy là luật “bất thành văn”, bởi vì chỉ một sơ suất nhỏ khi thông tin bị đánh cắp sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh vấn đề bảo mật, trong doanh nghiệp, kỹ sư hệ thống thông tin cũng đảm nhiệm công việc lập ra các hệ thống thông tin quản lý và thiết kế phù hợp với từng yêu cầu của mỗi công ty. 3.4. Tư vấn viên, tham mưu các vấn đề liên quan tới hệ thống thông tin quản lý Ngành hệ thống thông tin là ngành học chuyên về ngành học kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông, nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp. Ngành học này có ứng dụng mạnh mẽ trong quản lý database  làm cơ sở đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Với vai trò như vậy nhiều kỹ sư được các công ty mời về làm việc để tham vấn các vấn đề liên quan đến thông tin quản lý cho các lãnh đạo. Bên cạnh đó, cũng kiêm thêm vai trò là chuyên viên về quản trị về vấn đề bảo mật với các phần mềm, các hệ thống mạng dữ liệu trong công ty, doanh nghiệp. 3.5. Giám đốc công nghệ thông tin của tổ chức doanh nghiệp Với những kỹ sư thuộc ngành hệ thống thông tin có kinh nghiệm trên 10 năm, có thể tham gia ứng tuyển cho vị trí giám đốc cho phòng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Bởi vì, ngành hệ thống thông tin là ngành tổng hợp, đào tạo và thực hành hầu như tất cả các ngành trong công nghệ thông tin : Phần cứng, phần mềm, hệ mạng và dữ liệu. Đảm nhận vị trí này phải là người thực sự có năng lực làm việc và kinh nghiệm quản lý, trong những doanh nghiệp nhỏ trước đó vì đây là vị trí chịu trách nhiệm cho quá trình vận hành, xử lý thông tin của tổ chức. 3.6. Giảng viên giảng dạy tại các khoa công nghệ thông tin Thực tế, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tư nhân với kỹ sư ngành hệ thống thông tin là cực kỳ lớn nhưng làm việc trong những vị trí cực kỳ áp lực và tính thực hành cao. Với những sinh viên với kết quả tốt, yêu thích công việc làm giảng viên thì có thể xem đây là một cơ hội làm việc khác. Hệ thống thông tin là ngành mới ở Việt Nam, số lượng đào tạo ngành này hiện tại là chưa nhiều. Làm giảng viên tại các trường đại học cho cho bạn nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sâu hơn về ngành. Sau này, muốn chuyển việc sang đầu quân cho một tập đoàn công nghệ thông tin ở vị trí là chuyên viên tư vấn về hệ thống thông tin khi bạn muốn, là “dễ như ăn bánh”. Hi vọng những thông tin trên đây của timviec365.vn về công nghệ thông tin, về ngành hệ thống thông tin đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi học hệ thống thông tin ra làm gì và cơ hội việc làm của ngành này hiện tại như thế nào. Chúc bạn thành công nhé.    

Coi thêm ở: Giải đáp đầy đủ về học hệ thống thông tin ra làm gì mới nhất

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét