Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Học quản lý giáo dục ra làm gì? Những thông tin liên quan đến ngành quản lý giáo dục

Học quản lý giáo dục ra làm gì? Những thông tin liên quan đến ngành quản lý giáo dục

  1. Quản lý giáo dục là gì? Tùy thuộc vào sự hiểu biết và đánh giá của mỗi người sẽ đưa ra các định nghĩa khác nhau dành cho quản lý giáo dục. Bởi đây cũng là chủ đề khá là rộng. Nhưng để đưa ra một định nghĩa dề hiểu và gần sát nhất với ý nghĩa của nó, bạn có thể hiểu quản lý giáo dục là một hệ thống có những tác động lên quy luật và ý thức của chủ thể quản lý được thể hiện từ các cấp độ khác nhau cho đến tất cả các khâu hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự vận hành bình thường trong các cơ quan thuộc hệ thống giáo dục để giúp hệ thống được mở rộng và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Quản lý giáo dục là hoạt động được làm trong một môi trường bao gồm rất nhiều phòng ban khác nhau như: phòng kế toán tài chính, phòng đào tạo, phòng hành chính tổng hợp, phòng tổ chức nhân sự,... với đội ngũ nhân viên số lượng lớn lên đến hàng trăm người 2. Vai trò của ngành quản lý giáo dục vào các hoạt động giáo dục Ngành quản lý giáo dục là ngành đảm nhận chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục và giám sát sau đó đưa ra nhận xét cho các hoạt động đó. Nhằm mang lại mục đích giúp nhà trường hoạt động ổn định, tạo ra môi trường tốt nhất cho hoạt động giáo dục. Nhà quản lý giáo dục luôn phải đưa ra các phương pháp, kế hoạch để đổi mới và cải tiến trong công tác giáo dục. Nếu trong hoạt động giáo dục mà thiếu ngành quản lý thì việc cải tiến chỉ có thể hoàn thành một phần nào đó hoặc không đạt được mũ tiêu. Chính vì vậy mà nhà quản lý luôn là người phải sắp xếp tất cả mọi công việc được chỉn chu nhất. 3. Những điều sinh viên có được khi học ngành quản lý giáo dục Là một cử nhân chuyên ngành quản lý giáo dục, bạn sẽ được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hóa với được trang bị các kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay. Những kỹ năng bạn được trang bị đó là: - Kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập. - Có kỹ năng quan sát, phân tích vấn đề và đưa ra phương pháp giái quyết. - Rèn luyện trình độ ngoại ngữ. - Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin. - Khả năng sáng tạo và tư duy logic, biết ứng dụng các kiến thức lỹ thuyết vào thực tiễn. - Kỹ năng quản lý. - kỹ năng sư phạm. 4. Cơ hội việc làm ngành quản lý giáo dục Học quản lí giáo dục ra làm gì? đây chính là câu hỏi được các bạn trẻ đang có nhu cầu theo học ngành quản lý giáo dục và sinh viên sắp ra trường quan tâm nhiều nhất. Sau đây là những vị trú công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghi tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục: - Chuyên viên đảm nhận vai trò quản lý hành chính giáo dục, làm việc tại cơ quan quản lý giáo dục như Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuyên viên trong các cơ sở giáo dục cộng đồng. Hay tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, có thể kể đến Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận,... - Đảm nhận vị trí chuyên viên ở các linh vực liên quan như Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ… - Làm việc ở các cơ sở giáo dục từ cơ sở màm non đến các trường đại học, cao đẳng. - Chuyên viên phụ trách các công tác thuộc  lĩnh vực văn hóa, giáo dục được làm việc trong các  cơ quan chính quyền các cấp (UBND các cấp) và tại các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa trong cộng đồng. - Giữ vị trí cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu quản lý giáo dục như các trung tâm nghiên cứu trong các trường đại học, cao đăng, các viện nghiên cứu,... - Giảng viên  thuộc chuyên ngành quản lý giáo dục làm việc tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ như  trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố; các học viện, ác khoa trong trường đại học và cao đẳng. - Hoặc bạn có thể tiếp tục theo học và nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhằm nâng cao chuyên môn Quản lý giao dục 5. Các yếu tố cấu thành khoa học quản lý giáo dục Mỗi dạng tổ chức xã hội sẽ có những vấn đề khác nhau về tính chất, cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ  và hoạt động theo cơ chế quản lý khác nhau  được diễn ra trong môi trường khác nhau. Tuy nhiên, nếu nhìn từ gốc độ khoa học quản lý thì các yếu tố cấu thành tổ chức sẽ bao gồm các yếu tố sau: - Yếu tố mục tiêu hoạt động Trước hết, mục tiêu hoạt động của các tổ chức sẽ là các yếu tố mang tính nền tảng của tổ chức. Chính vì vậy một tổ chức  xã hội nếu không đề ra các mục tiêu rõ ràng thì tổ chức đó không thể tồn tại lâu dài được. Bởi vì mục tiêu không rõ ràng kém theo hoạt động của tổ chức cũng kém hiểu quả, mục tiêu chính là cái đích mà mọi phần tử trong tổ chức. Đối với một trường đại học thì mục tiêu hoạt động đa phần sẽ hiểu được quy định bởi sự phân định của xã hội về các chức năng của trường, trong đó các chức năng sẽ được cụ thể hóa thành những yêu cầu về định lượng định tính được thể hiện thông qua kết quả của hoạt động trường chính và của cả phân hiệu. - Yếu tố tổ chức Việc sử dụng cơ cấu tổ chức vào trong quản lý giáo dục sẽ thể hiện được những kết cấu bên trong của hoạt động này, cùng với đó các quan hệ của bộ phận và cá nhân trong một tổ chức. Dễ thấy, bất kỳ một hoạt động nào trong một lĩnh vực nào đó thì đều phải có áp dụng cơ cấu tổ chức vào hoạt động đó để qua đó chủ thể mới có thể quản lý và thiết lập các quy định về cơ chế  của quản lý. Trong trường đại học đa phân hiệu thì việc đưa ra cơ cấu tổ chức sẽ được dựa vào các yếu tố sau mục tiêu và nội dung của hoạt động trường học; do tác động của các thành tựu tiến bộ của KH&CN; do ý chí và năng lực của những người quản lý của trường học. Theo như lý thuyết thì tổ chức, cơ cấu tổ chức của trường đại học đa phân hiệu, cơ chế quản lý được xem là một trong những yếu tố cấu thành nhà trường. - Yếu tố cơ chế quản lý Cơ chế quản lý của một tổ chức thường sẽ được thể hiện qua việc cách thức mà theo đó việc quản lý chính là chủ thể quản lý trong việc liên kết và điều phối các bộ phận và cá nhân nhằm mục đích thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của tổ chức. Trong một trường đại học cơ chế quản lý đa phân hiệu chỉ rõ các mối quan hệ chủ yếu giữa các bộ phận và cá nhân trong trường đại học được thể hiện thông qua chức năng và nhiệm vụ của mình giúp đạt được mục tiêu chung. Trong quản lý tổ chức thì đây chính là yếu tố mà chủ thể quản lý phải thực hiện đúng lý thuyết của mình và phải phù hợp với thực tiễn các hoạt động của trường. Để đảm bảo tính khoa học, rõ ràng và chặt chẽ bao nhiêu thì độ bất định đối với các hoạt động của trường càng giảm đi bấy nhiêu. Các trường sẽ chọn cơ chế quản lý cho trường dựa vào cơ cấu tổ chức của trường đã được thiết lập chức năng và nhiệm vụ và mục đích hoạt động của trường, chủ thể quản lý trường đại học đa phân hiệu sao cho tối ưu nhất. - Yếu tố cơ sở vật chất Cơ sở vật chất được xem là yếu tố tài chính, điển hình như là kinh phí; cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, sân vườn, trụ sở làm việc,...và các thiết bị kỹ thuật, sản phẩm khoa học và công nghệ như thí nghiệm, , máy móc, , thư viện,...sẽ được tổ chức huy động, đầu tư và sử dụng nhằm mục đích đạt tới mục tiêu hoạt động của các tổ chức. Chính vì vậy, đây cũng được xem là phương tiện và điều kiện tất yếu để đảm bảo chất lượng của các hoạt động trong trường. Cho nên, để quản lý trường đại học đa phân hiệu thì chủ chủ thể quản lý phải quan tâm đến cơ chế quản lý cơ sở vật chất. - Yếu tố môi trường hoạt động Trong bất kỳ tổ chức xã hội nào thì hoạt động trong môi trường luôn thay đổi . Môi trường hoạt động của tổ chức được mọi người xem là các yếu tố xã hội và tự nhiên có  tác động lên mọi hoạt động của tổ chức theo chiều hướng thuận hoặc bất thuận. Xét về mặt xã hội thì yếu tố này bao gồm và trình độ phát triển kinh tế, và trình độ phát triển kinh tế, giáo dục, , dân tộc và xã hội, thể chế chính trị, luật pháp,...Nếu xét về mặt tự nhiên thì yếu tố này được thể hiện ở vị trí địa lý như vùng, miền, dân số và hệ sinh thái,... Một trường đại hoc đa phân hiệu sẽ được các thế mạnh từ các tác tác động thuận và hạn chế được các bất thuận từ các môi trường có hoạt động của trường nâng cao chất lượng. Vậy nên, môi trường hoạt động chính là một những yếu tố mang tính điều kiện cần thiết để hoạt động của trường đại học đa phân hiệu được đảm bảo chất lượng. Qua đó, ta có thể thấy trong một môi trường đại học đa phân hiểu thì bắt buộc các chủ thể quản lý phải xác đinh rõ cơ chế phát huy thế mạnh và giảm thiểu các bất thuận của môi trường đối với các hoạt động của trường. - Yếu tố thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý được xem là một hệ thống có vai trò cung cấp thông tin cho hoạt động  quản lý của tổ chức. Trong đó, hệ thống bao gồm con người, phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người quản lý và những người bị quản lý, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá. Trong quản lý của trường đại học đa phân hiệu, để thực hiện các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra thì chủ thể quản lý phải nhờ vào hệ thống thông tin quản lý để thực hiện. Như vậy, có thể nói hệ thống thông tin quản lý chính là một trong các yếu tố tạo nên và đảm bảo chất lượng các hoạt động. - Yếu tố phương thức kiểm soát chất lượng Để kiểm soát được chất lượng trong hoạt động quản lý giáo dục thì cần phải có yếu tố đảm bảo chất lượng các hoạt động của tổ chức. Thông thường, các trường đại học đa phân hiệu sẽ thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá các hoạt động của trường để làm phương thức kiểm tra chất lượng. Tôi hy vọng rằng bài viết sau đây đã phần nào giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “Học quản lý giáo dục làm gì?” và những thông tin bổ ích liên quan đến ngành quản lý giáo dục.

Coi thêm tại: Học quản lý giáo dục ra làm gì? Những thông tin liên quan đến ngành quản lý giáo dục

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét