Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Hướng dẫn cách viết CV xin việc Star để gửi mail ứng tuyển

Hướng dẫn cách viết CV xin việc Star để gửi mail ứng tuyển

1. Phương pháp Star là gì? Nếu ai đó hỏi bạn Star là gì? Phương pháp Star là gì và cách viết CV Star như thế nào? Chắc hẳn phần lớn các bạn ứng viên, đặc biệt là các bạn sinh viên còn rất hoang mang không biết trả lời sao đúng không nào? Trên thực tế, nếu không chịu cập nhất xu hướng và tìm hiểu thì bạn rất có thể là người “đi sau thời đại” vì không biết đến phương pháp này đấy. Vậy phương pháp Star là gì? Đây là một thuật ngữ viết tắt của bốn cụm từ khách trong tiếng Anh. Cụ thể đó là: “S” là chữ cái đầu tiên viết tắt của từ “Situation” có nghĩa là tình huống; “T” là chữ cái đầu tiên viết tắt của từ “Task” có nghĩa là nhiệm vụ; “A” là chữ cái đầu tiên viết tắt của từ “Action” có nghĩa là hành động; “R” là chữ cái đầu tiên viết tắt của từ “Result” có nghĩa là kết quả. Viết cụ thể và rõ ràng ra nó là phương pháp S.T.A.R, một phương pháp đặc biệt khi được sử dụng vào những trường hợp cụ thể. Trong trường hợp là các buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường có xu hướng áp dụng phương pháp này vào việc đặt câu hỏi cho các ứng viên. Với các câu hỏi tình huống được nhà tuyển dụng đưa ra một cách bất ngờ sẽ có thể làm cho các ứng viên bộc lộ được năng lực cũng như tố chất của mình. Để một buổi phỏng vấn không còn nhàm chán mà vẫn đạt được chất lượng. Phương pháp Star hầu như đều đã được nhà tuyển dụng áp dụng khá lâu trong khi việc áp dụng phương pháp này để viết CV cho các ứng viên hẳn là một điều còn lạ lẫm. Nhưng chính sự “bỡ ngỡ” này đôi khi lại khiến bản CV của các ứng viên trở thành một “điểm sáng độc đáo” trong hàng nghìn mẫu CV “nhàn nhàn” khác.  2. Như thế nào là CV xin việc Star? Nếu đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng hay các nhân viên ở bộ phận nhân sự, nơi mà hằng ngày họ đều phải tiếp xúc với một loạt các CV của các ứng viên. Tuy nhiên, thực tế cho rằng các CV mặc dù có được đầu tư về mặt thiết kế đến đâu thì phần nội dung bên trong đều “na ná” như nhau, không có gì thu hút, không có gì đặc biệt và đôi khi giữa một “đại dương CV” như thế, nhà tuyển dụng không biết phải dựa vào yếu tố nào để có đánh giá ban đầu về các ứng viên.  Một CV ấn tượng không chỉ dừng lại ở mặt thiết kế, ở phần nội dung “sáo rỗng” mà nó phải được ứng viên trình bày một cách thật trung thực. Điều mà hầu hết các ứng viên đều mắc phải đó là họ luôn viết vào CV những thứ họ chưa từng trải qua, chưa từng đạt được và các ứng viên vẫn nghĩ sẽ “qua mặt” được nhà tuyển dụng. Yếu tố  trung thực trong viết CV là nền tảng để phương pháp Star ra đời. Vậy bản chất của việc viết CV theo phương pháp Star là gì? CV theo phương pháp Star đặc biệt hơn cả so với các CV thông thường khác. Nếu một CV thông thường, ở các phần “Mục tiêu nghề nghiệp”, “Kinh nghiệm làm việc” hay phần “Kỹ năng làm việc”,... các ứng viên đều mắc phải một lỗi lớn đó là sử dụng phương pháp liệt kê quá nhiều. Điều này khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy “rối mắt”, họ hoang mang không biết có tin được những gì đã được ứng viên liệt kê trong bản CV hay không. Bởi vì những điều ứng viên liệt kê là những ngôn từ “hoàn hảo” nhất về các ứng viên - một điều khá sáo rỗng.  Đối chiếu với việc áp dụng phương pháp này vào việc đặt các câu hỏi tình huống cụ thể để thử thách năng lực giải quyết của các ứng viên thì việc viết CV theo phương pháp này cũng tương tự như thế. Có nghĩa là thay vì viết nội dung với các “ngôn từ sáo rỗng”, các ứng viên phải viết rõ ra những kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng của bản thân, trình độ của mình theo một cách miêu tả cụ thể. Thực tế là bạn nên đặt mình vào một bối cảnh cụ thể nhất định để từ đó miêu tả ra các mục tiêu nghề nghiệp hay những thành tựu rõ ràng nhất để nhà ứng tuyển biết bạn không phải là “một kẻ lừa đảo”.  3. Hướng dẫn viết CV xin việc Star chất lượng nhất Như đã phân tích ở trên, có vẻ như cách viết CV xin việc Star để gửi mail cho nhà tuyển dụng là một điều khá khó khăn và nó sẽ trở nên thật tồi tệ nếu bạn không nắm được những nguyên tắc cơ bản khi viết nó. Hãy để chúng tôi làm nhiệm vụ chỉ dẫn cho bạn, cùng theo dõi tiếp phần quan trọng sau nhé! 3.1. Tình huống (Situation) Ở các mục “Kinh nghiệm làm việc” hay mục “Thành tựu”, các ứng viên thay vì liệt kê thì hãy viết ra một câu chuyện có thật, một tình huống mà bạn đã gặp phải trong công việc trước đây. Chẳng hạn như ở mục “Kinh nghiệm làm việc”, hãy viết về hành trình bạn bắt đầu nhận việc, những nhiệm vụ bạn đã làm, theo từng thời gian cụ thể, sắp xếp theo vị trí bạn đạt được ở thời điểm gần nhất. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có thể hình dung và tưởng tượng dễ dàng những giai đoạn phát triển công việc, sự nghiệp của bạn. Đây là yếu tố nhà tuyển dụng xem trọng nhất. Họ cần biết bạn đã làm những gì và làm như thế nào chứ không phải chỉ muốn biết bạn làm gì, ở đâu? 3.2. Nhiệm vụ (Task) Nếu áp dụng phương pháp Star, thay vì liệt kê một cách đơn thuần những nhiệm vụ vạn phải làm ở vị trí công việc nào đó. Thì hãy viết một nhiệm vụ bạn phải làm ở một tình huống cụ thể mà công ty cũ đã giao cho bạn. Kể ra một vài nhiệm vụ chính, không liệt kê quá nhiều vì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy như bạn đang sao chép một bản mô tả công việc trong một vị trí nhất định vậy.  3.3. Hành động (Action) Nếu áp dụng theo thuật ngữ này, nghĩa là các ứng viên phải kể rõ hành động của mình đã làm, đã thực hiện ở một tình huống, bối cảnh cụ thể.  Thay vì viết là “kỹ năng giao tiếp thành thạo”, các ứng viên hãy viết rõ ra là “đã có những buổi thuyết trình, trao đổi về kế hoạch phát triển các dự án du lịch với các đối tác” chẳng hạn. Hay thay vì viết “có khả năng sáng tạo trong mọi tình huống”, các ứng viên hãy viết là “đã xây dựng bản thảo và triển khai một vài kế hoạch bảo vệ môi trường” chẳng hạn. Điều nhà tuyển dụng cần biết không phải bạn sở hữu những khả năng vượt bậc gì mà điều họ cần biết chính là những hành động cụ thể của bạn trong công việc . Điều này vừa thể hiện bạn là một người cẩn thận, vừa để nhà tuyển dụng tự hiểu những khả năng của bạn thông qua những hành động bạn đã làm cả khi bạn không cần phải nói ra.  3.4. Kết quả (Result) Kết quả là một yếu tố quan trọng nhất, đôi khi một số nhà tuyển dụng không có thời gian đọc hết bản CV của bạn và có thể họ chỉ lướt qua và dừng lại ở phần “Thành tựu”. Chính vì vậy, hãy nhấn mạnh một vài thành tựu bạn cho là ấn tượng nhất trong lịch sử các thành tựu của bạn.  Điều mà một nhà tuyển dụng luôn nhìn thấy sau mục “Thành tựu” của các ứng viên đó là ứng viên đó có phải là một nhân tố tiềm năng mang lại những giá trị lớn cho họ hay không, có phù hợp với vị trí học tuyển dụng hay không. Trong mục “Thành tựu”, thay vì viết “đã viết báo cho một số tờ báo và website nổi tiếng” thì các ứng viên hay viết rõ là “đã làm cộng tác viên cho 5 báo và 5 website nổi tiếng”. Thay vì viết “có những bài viết chất lượng tốt” thì các ứng viên hãy viết là “đã viết 2 bài luận trên 5000 từ và được lên top Google chỉ sau một tiếng” chẳng hạn,... Mặc dù thành tựu hay kết quả các ứng viên đã đạt được đều là yếu tố khiến nhà tuyển dụng phải “hâm mộ” bạn và đánh giá cao bạn. Tuy nhiên, đừng vì thế mà không thành thật về những gì mình đã đạt được. Vì đôi khi, các nhà tuyển dụng sẽ có phương pháp để kiểm tra mức độ trung thực của bạn đấy. Vì vậy, ở những thành tựu ví dụ như “đã viết 2 bài luận trên 5000 từ và được lên top Google chỉ sau một tiếng” hãy kèm theo cả đường link dẫn nhé. Không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng click vào để kiểm tra, tuy nhiên với việc bạn đưa dẫn chứng như thế đã chứng tỏ rằng bạn là một người cẩn thận và trung thực rồi. 4. Tạm kết Trên thực tế, ở trong một thời đại mà các thông tin chia sẻ một cách nhanh như vũ bão thì việc tất cả các ứng viên đều nhận biết mình nên đầu tư để viết một bản CV cho thật hoàn hảo là một điều không quá bất ngờ. Bạn có thể viết một bản CV hay thì bạn của bạn cũng có thể viết như vậy. Chính vì thế, giữa hàng ngàn bản CV được các ứng viên dùng để “đánh bóng bản thân”, thì làm cách nào bản CV của bạn trở thành một “điểm sáng” duy nhất. Phương pháp Star vẫn còn rất mới mẻ trong việc áp dụng để viết CV. Chính vì vậy hãy nắm bắt một số kiến thức cần thiết về phương pháp này để  xây dựng một bản CV không “na ná” với các bản CV khác và chỉ duy nhất bạn sở hữu. CV tuy là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình xin việc của các ứng viên, không ai phủ nhận điều này cả. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn với việc CV quyết định đến 90% bạn có lọt vào mắt nhà tuyển dụng hay không, đôi khi sự nhầm lẫn này sẽ dẫn đến việc bạn đầu tư quá nhiều thời gian và công sức cho việc viết CV mà quên đi các nhiệm vụ khác cần thiết hơn. 10% là con số ảnh hưởng của CV trong quá trình các ứng viên xin việc. Hy vọng bạn có thể tận dụng những mẹo đã chia sẻ trên đây để biết cách viết CV xin việc Star gửi mail, bước đầu thành công sở hữu 10% đó nhé!

Tham khảo bài gốc ở: Hướng dẫn cách viết CV xin việc Star để gửi mail ứng tuyển

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét