Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Lập trình phần mềm là gì? Có lo thất nghiệp không?

Lập trình phần mềm là gì? Có lo thất nghiệp không?

1. Lập trình phần mềm là gì? Lập trình phần mềm hay còn được gọi là lập trình các chương trình trong máy tính, bao gồm xây dựng, sáng tạo các chương trình làm việc trên máy tính nhằm phục vục các hoạt động làm việc, sản xuất hay các hoạt động trong đời sống của con người Người làm lập trình phần mềm hay còn được gọi một cách ngắn gọn là lập trình viên. Để có thể sáng tạo, xây dựng một phần mềm hoàn chỉnh thì trước hết các lập trình viên cần phải thể hiện các ý tưởng của mình trên một “bản thiết kế”. Để có thể lập trình được một hệ thống phần mềm hoàn chỉnh thì sẽ phải có sự đóng góp của nhiều lập trình viên với nhau và mỗi lập trình viên sẽ đảm nhận một vị trí phần việc hay một công đoạn khác nhau sau đó nó sẽ được tổng hợp và kết nối lại với nhau để tạo thành một sản phẩm hệ thống phần mềm hoàn chỉnh. Bởi thế người lập trình viên còn được ví như những thợ “coding” không chỉ phụ trách xây dựng, sáng tạo phát triển hệ thống các phần mềm thì còn phải phụ trách thêm việc chỉnh sửa nó dựa trên các công cụ lập trình. 2. Nhiệm vụ chính của một lập trình viên là gì? - Sáng tạo, xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng trong các hoạt động sản xuất, truyền thông và vận hành bộ máy của doanh nghiệp - Phân tích các vấn đề và yêu cầu của dự án và tiến hành đưa ra các giải pháp xây dựng, thiết kế hệ thống - Tiến hành tiếp cận và làm quen với các phần mềm công nghệ mới - Nâng cấp và sửa chữa hệ thống phần mềm đã được tích hợp trước đó - Thực hiện việc xây dựng các chức năng xử lý hệ thống phần mềm của đơn vị mà mình làm việc - Thực hiện nghiên cứu và phát triển các phần mềm công nghệ mới phục vụ các hoạt động của doanh nghiệp 3. Những tố chất nào quyết định thành công của nghề lập trình Cũng giống như các ngành nghề khác, nghề lập trình cũng đòi hỏi người làm những yếu tố riêng, trong đó ngoài các kỹ năng về sự sáng tạo thì nó cũng bao gồm các yếu tố khác, trong đó bao gồm: 3.1. Khả năng logic vấn đề Đây là một trong những yếu tố quan trọng của mỗi người lập trình viên, để có thể đat được hiệu quả cao bạn cần phải có đủ sự nhạy bén và thật linh hoạt, ngoài ra bạn cũng cần phải có khả năng phán xét cao mới có thể giải quyết một vấn đề. Bởi thế khả năng logic vấn đề là vô cùng quan trọng và là yếu tố không thể thể thiếu với bất kỳ một lập trình viên nào. 3.2. Khả năng tiếp cận vấn đề theo thứ tự và cẩn thận trong từng chi tiết Với mỗi lập trình viên thì họ cũng cần phải tự tạo cho mình một thói quen cẩn thận để có thế chú ý đến từng chi tiết, bởi đôi khi có thể có nhưng chi tiết rất nhỏ mà bạn vô tình bỏ qua hoặc không để ý đến thì rất có thể hậu quả để lại sẽ vô cùng lớn và khó khăn trong việc tìm ra nguyên nhân để khắc phục hậu quả đó. Ngoài ra thì bạn cũng cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt, thể hiện chương trình của mình một cách dễ hiểu, ngôn từ mạch lạc với cấu trúc theo đúng trình tự 3.3. Khả năng làm việc nhóm Để có thể hoàn thiện được một sản phẩm lập trình hoàn chỉnh thì nó phải có sự góp nhặt từ nhiều phía và phải làm việc theo nhóm, bởi thế để có thể dễ thích ứng và thể hiện những ý kiến quan điểm của bạn với những người trong cùng một nhóm hay với các cộng sự thì kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng cần thiết và chiếm vị trí rất quan trọng. Ngoài việc giúp bạn có thể phối hợp công việc tốt với các cộng sự của mình thì nó cũng giúp cho bạn nâng cao được khả năng thuyết trình cũng như các khả năng về giao tiếp, ứng xử để đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong môi trường làm việc này. 3.4. Khả năng làm việc một mình trong thời gian dài Với công việc lập trình bạn cần phải có tính độc lập công việc cao và có khả năng trong việc tổ chức sắp xếp các công việc của mình một cách hoàn thiện và khoa học nhất. Để có thể làm được những điều nay thì bạn cũng cần phải tự tạo một danh sách chi tiết các công việc một cách cụ thể và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình. 3.5. Kỹ năng thiết kế Cũng giống như việc thiết kế trong đồ họa thì thiết kế trong lập trình là vô cùng quan trọng. Để có thể đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu của các đối tượng trong phạm vi sử dụng hệ thông phần mềm của mình thì bạn cần phải biêt cách lắng nghe và chuyển đổi toàn bộ các yêu cầu đó thành các ứng dụng có khả năng sử dụng thích ứng cao, bởi thế khả năng thiết kế là vô cùng rất hữu ích trong lĩnh vực này. 3.6. Khả năng kiên nhẫn cao Trong nghề lập trình, các vấn đề mà người làm lập trình sẽ phải đối mặt thường là các vấn đề khó và luôn đòi hỏi được giải quyết ngay lập tức. Điều này sẽ mất khá nhiều thời gian, thậm trí nhiều khi nó có thể khiến bạn sai hướng và phải quay lại vạch xuất phát ban đầu. Bởi thế với công việc này, yêu cầu tính kiên nhẫn là vô cùng cao 3.7. Khả năng tự học Không riêng ngành lập trình mà bất cứ một công việc nào cũng vậy, để có thể làm việc tốt trong một ngành nghề nào đó thì chẳng có một trường lớp nào có thể hướng dẫn bạn những điều chi tiết nhất cả mà 70% trong đó sẽ đến từ yếu tố tự học, tự mày mò sáng tạo ra những điều mới lạ. Vậy tự học ở đâu? Tự học như thế nào ư? Tự học có thể đến từ rất nhiều khía cạnh như tự học từ sách vở, tài liệu, mạng internet hay có thể qua chính từ các bạn bè, đồng nghiệp của mình nữa. Từ những kiến thức góp nhặt đó kết hợp cùng với các công việc trong thực tế, bạn sẽ dần dần tạo dựng được tay nghề của riêng mình. 4. Lập trình phần mềm có lo thất nghiệp không? Theo số liệu thống kê năm của trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động, để có thể phục vụ nhu cầu nguồn lực đáp ứng trong các bộ phận thông tin, truyền thông và bộ phận kỹ thuật của các công ty, doanh nghiệp hiện nay thì dự kiến nước ta cần hơn 1 triệu lao động trong ngành lập trình phần mềm. Thế nhưng hiện nay, tình trạng thiếu lao động trong ngành này vẫn còn ở mức cao, trong đó nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trung tâm đào tạo ngành này trên cả nước trong ngành lập trình hay công nghệ thông tin cũng có thể đáp ứng được 40% nhu cầu lao động của thị trường hiện nay. Điều này có thể cho thấy cơ hội việc làm của nghề lập trình phần mềm là vô cùng lớn và bạn hoàn toàn có thể yên tâm về cơ hội việc làm cả ngành này này sau ra trường nhé. Ngoài ra thì không chỉ đem đến cơ hội việc làm cao, mà mức thu nhập của ngành lập trình phần mềm cũng được đánh giá và xếp loại vào danh sách những ngành nghề có mức thu nhập hấp dẫn nhất hiện nay, tùy vào tùng vị trí công việc đảm nhận mà mỗi lập trình viên sẽ có một mức lương khác nhau, trong đó mức lương khởi điểm đối với người chưa có kinh nghiệm hay có thể là các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nhiều thì đã giao động từ 8 - 10 triệu đồng mỗi tháng và sẽ dao động từ 12 - 15 triệu đồng mỗi tháng đối với người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành lập trình phần mềm từ một đến hai năm trở lên. Tuy nhiên thì để có thể tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp trong ngành lập trình phần mềm và với một mức lương khơi điểm hấp dẫn như thế thì các bạn cũng cần phải đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cũng như có thể đáp ứng được các đòi hỏi của cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Bơi thế ngoài việc chú trọng nâng cao các kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực lập trình thì bạn cũng cần phải chú trọng bản thân hơn trong việc trau dồi thêm một số các kiến thức khác như về: kỹ năng nghề nghiệp thực tế, các kỹ năng mềm trong giao tiếp, thuyết trình kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, chủ động nắm bắt các xu thế trong thị trường mở. Đây cũng chính là một trong các yếu tố và là yêu cầu bắt buộc không thể thiếu đối với những người làm trong ngành lập trình phần mềm như hiện nay Trên đây là một số những thông tin kiến thức về ngành lập trình phần mềm mà Timviec365.vn đã tích hợp đươc, hy vọng rằng qua những thông tin về ngành lập trình phần mềm được chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp bạn có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về ngành lập trình phần mềm. Và những câu hỏi như: Lập trình phần mềm là gì? Công việc của lập trình phần mềm là gì? Nhu cầu việc làm của nghề này hiện nay ra sao?... Sẽ không còn là nhưng câu hỏi khó với bạn nữa, tuy nhiên để có thể có những định hướng tương lại đúng đắn cho bản thân về ngành này thì những câu hỏi như: bạn có thực sự mong muốn gắn bó với nghề này không, các kỹ năng của bạn có thực sự phù hợp với ngành lập trình phần mềm không,… thì sẽ còn là những câu hỏi mà bạn cần phải tiếp tục tìm câu trả lời nếu như bạn thự sự muốn bản thân có thể thành công trong lĩnh vực này. Cảm ơn vì đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết, hỹ vọng Timviec365.vn sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn hơn nữa để có thể hoàn thiện bại viết một cách tốt hơn nữa.

Coi thêm ở: Lập trình phần mềm là gì? Có lo thất nghiệp không?

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét