1. Nhà văn – người tạo ra tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời ! 1.1. Nhà văn – nghề không phải ai cũng làm được Nhà văn đối với những người không hiểu biết chuyên sâu có thể biết qua rằng đó là nghề viết văn. Tuy nhiên nhà văn có hàm nghĩa rộng hơn đó là người tạo ra những tác phẩm văn học tuyệt vời. Viết văn không phải cứ viết ra chữ thì được gọi là nhà văn, một người được coi là nhà văn khi những tác phẩm mà họ tạo ra có giá trị văn học lớn được sắp xếp và phân bổ hợp lý cấu trúc, câu từ, luận điểm dẫn dắt người đọc bị thu hút vào nó. Có rất nhiều người hiểu rằng nhà văn là tác giả của các tác phẩm văn xuôi tuy nhiên nhà văn còn là tác giả của những thể loại khác như tiểu thuyết, văn xuôi, kịch bản văn học. Chính vì vậy, nhà văn có thể làm được rất nhiều vị trí tùy vào việc họ lựa chọn như làm nhà soạn kịch, nhà báo, nhà viết kịch bản phím, sử gia, nhà thơ, nhà viết tiểu thuyết, sử giả,… 1.2. Các dạng nhà văn Theo như khẳng định của nhà triết học người Đức có tên là Arthur Schopenhauer có nói đến thì nhà văn có 2 kiểu: Một là, những người viết vì họ muốn nói lên tâm tư, suy nghĩ của bản thân họ và đơn thuần viết chỉ là viết không cần có ý nghĩa, nội dung hay theo một nguyên tắc nào. Còn kiểu thứ 2 là dạng đã tìm hiểu rất kỹ về văn học, có đam mê với văn học và mơ ước có thể trở thành một nhà văn. Kiểu người này sẽ nghiên cứu, tìm tòi và học học rất nhiều về văn học xưa và nay, cách hành văn cũng như có niềm đam mê, nhiệt huyết trong việc viết văn, cẩn thận từng câu từ trong bài văn của mình ! 1.3. Tố chất để có thể trở thành một nhà văn thực thụ Nhà văn là một trong các công việc không phải cứ muốn là có thể làm được bởi đây được xem như là một nghề nghệ thuật phải có tổ chất nhất định mới có thể trở thành một nhà văn thực thụ. Một nhà văn thực thụ là người viết văn phải thu hút được sự chú ý của người đọc, tuy rằng cảm quan của mỗi người khác nhau nhưng nếu một bài văn viết ra không một ai bị hấp dẫn, hoặc họ cảm thấy phản cảm với lối hành văn và cảm thấy chả có gì thú vị, tào lao thì không thể được coi bạn là nhà văn thực thụ được. Viết văn hay và giỏi thì cần phải có tố chất nhất định, sau đây Timviec365.vn xin để cập cho bạn đọc một số tố chất để có thể trở thành nhà văn tạo ra các tác phẩm tuyệt vời : Thứ 1, tuy rằng viết văn là một nghề đỏi hỏi có sự sâu sắc, nhạy cảm nhưng một nhà văn cũng cần có sự năng động và tự tin. Năng động, tự tin là hai yếu tố giúp một người viết văn có thể dễ dàng có được cái nhìn đa chiều hơn nhờ việc giao tiếp với mọi người xung quanh nghe những câu chuyện của họ, đi đây đi đó để tìm niềm cảm hứng mới cũng như trải nghiệm nhiều điều thú vị hơn, đi qua nhiều cung bậc cảm xúc hơn biến những tác phẩm của mình thực hơn, sinh động và đa dạng hơn. Nhưng sự năng động và tự tin phải đi đôi với sự sâu sắc và nhạy cảm như vậy nhà văn mới giữ được cái trách nhiệm trong lối hành văn, giữ được sự nghiêm túc trong công việc. Một người làm văn cũng cần có sự hòa đồng và cầu tiến nhất định. Bởi chỉ có hòa đồng bạn mới có thể biến tác phẩm của bạn được trạm đến nhiếu đối tượng người đọc hơn bởi họ cảm nhận ở đâu đó trong những tác phẩm của bạn có họ ở trong đó tạo sự tò mò, thu hút với người đọc. Tại sao, nhà văn lại cần có sự cầu tiến. Bởi nếu không có sự cầu tiến, không có tham vọng trở thành một nhà văn giỏi, một nhà văn được mọi người công nhận, một nhà văn được vinh danh trên thế giới thì khó có thể khiến bạn theo đuổi nghề đến cùng, cũng như thiếu đi sự cầu tiến bạn sẽ khó lòng giành thời gian, công sức để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm làm sao để có thể viết văn hay hơn, làm sao để có lối hành văn tốt hơn. Bởi trong nghề viết có rất nhiều thách thức trong đó, nếu không có sự đam mê, thiếu đi sự cầu tiến khó lòng nào bạn có thể trạm được tới đích và nuôi dưỡng ước mơ trở thành nhà văn của bạn đến cùng. Thứ 2, như đã đề cập qua ở phần trên sự nhạy cảm và sâu sắc là hai yếu tố rất cần có của một nhà văn. Nhạy cảm trong cách hành văn, nhạy cảm trong cách dùng ngôn ngữ mới có thể khiến tác phẩm của mình trở nên hoàn hảo thu hút được người đọc. Khi bạn chỉnh chu cho tác phẩm của mình tất nhiên bạn cũng sẽ có được sự công nhận của độc giả. Nhà văn cần có sự sâu sắc, sâu sắc để hiểu được lòng mình, lòng người. Sâu sắc để nhìn mọi sự vật, vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau, sâu sắc để có thể viết lên được tác phẩm có giá trị về mặt cảm xúc và lý trí đạt đến trình độ cao nhất của người làm về viết lách. Ngoài sự nhạy cảm và sâu sắc ra thì nhà văn cần phải có sự sáng tạo và đổi mới. Sáng tạo và đổi mới để bắt kịp xu hướng thị trường, bắt kịp các trend và từ đó đưa ra lối hành văn, câu từ phù hợp với thực tế và thời đại mình đang sống, phù hợp và làm thu hút người đọc qua những tiêu đề sách thú vị và độc đáo. Nhà văn cũng cần có sự sáng tạo để đổi mới các tác phẩm mình, tránh trùng lặp với các tác phẩm của tác giả khác hoặc trùng lặp với chính tác phẩm của mình. Thứ 3, thích viết và có khả năng viết cũng là yếu tố vô cùng quan trọng của một nhà văn. Phải thích viết bạn mới có thể viết được hay, viết được đủ ý và viết vì đam mê. Nếu bị ép viết bạn sẽ bị hạn chế bởi câu từ, ý tưởng. Không một ai không thích văn mà có thể trở thành nhà văn bởi họ không thích viết, không viết thì làm sao có thể cho ra đời những tác phẩm văn học tuyệt tác được. Một người viết văn kém nhưng đam mê viết, chịu khó học hỏi có thể trở thành nhà văn sau khi được tích lũy, rèn luyện kỹ năng viết lách để từ đó có kinh nghiệm viết văn và hành văn tốt. Nhưng một người không thích viết, không học hỏi, tìm hiểu làm sao đủ tư cách và tốt chất để trở thành một nhà văn đúng không nào ? Khả năng viết là yếu tố cũng vô cùng quan trọng của một nhà văn. Khả năng viết ở đây có thể hiểu là khả năng hành văn, dùng ngôn từ và sắp xếp dàn bài, bố cục hợp lý. Khả năng viết ở đây còn là việc đòi hỏi bạn phải viết làm sao chạm được đến trái tim của độc giả, chạm được tiềm thức một ai đó trong số những người đọc văn của bạn. Khả năng viết có thể là bẩm sinh bạn có được nhưng bạn cũng có thể rèn luyện, học hỏi để có thể có khả năng viết tốt hơn điều này sẽ không là khó khăn gì nếu như bạn đam mê, bạn chịu khó học hỏi và giành thời gian để tích lũy kinh nghiệm. Thứ 4, một nhà văn cần phải có tố chất trong việc linh hoạt xử lý thông tin Người ta tưởng nhầm rằng viết văn thì chỉ cần viết không cần phải động nào nhiều bởi đây là công việc dùng tay nhiều hơn dùng não. Đây là nhận định vô cùng sai lầm của nhiều người về nghề văn. Bởi nhà văn để có thể viết lên các tác phẩm văn học tuyệt vời thì phải có khả năng xử lý thông tin vô cùng tốt. Xử lý thông tin tốt giúp cho người làm văn biết được họ nên viết gì, họ nên trình bày ra sao và tính toán được việc phân bổ các ý vào trong tác phẩm của mình hợp lý và logic. Vậy vậy, nhà văn không những là dùng tay để viết mà còn phải dùng đầu để có thể sắp xếp câu văn hợp lý, bố cục khoa học làm cho người đọc có thể bị thu hút bởi từng câu từ của tác phẩm của nhà văn, Thứ 5, nhà văn còn đòi hỏi phải có phong cách riêng. Như đã nói ở trên nhà văn là người tạo ra tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời chính vì vậy có thể hiểu theo hướng nhà văn là một nghệ sĩ. Một nghệ sĩ thì cần phải có dấu ấn riêng, phong cách riêng mới có thể gây ấn tượng được với độc giả làm cho họ nhớ đến mình. Thành công của một nhà văn là làm cho nhiều người biết đến tác phẩm của mình, biết được đến mình và công nhận chất lượng bài văn, tác phẩm của mình tạo ra. Nếu phong cách hành văn và viết văn của bạn tương tự như những lối hành văn của các tác giả cũ hoặc giống tương tự với các nhà văn hiện nay trên thị trường thì sẽ chẳng có gì để độc giả thấy thú vị về những tác phẩm mà bạn tạo ra. Họ sẽ cảm thấy có gì đó quen quen và tương tự với những tác phẩm khác. Sẽ chẳng bao giờ tác phẩm của bạn trở thành tuyệt tác khi chả gây được ấn tượng gì với người đọc. Chính vì vậy hãy xây dựng cho mình một phong cách riêng trong cách hành văn của mình, để khi người ta đọc một tác phẩm chưa cần nhìn tác giả họ đã nhớ đến và khẳng định ngay đó là tác phẩm của bạn. Nếu bạn có thể làm được điều đó chắc hẳn bạn sẽ vô cùng thành công trong nghề nhà văn này ! 2. Làm sao để có thể trở thành một nhà văn có thực lực Như đã nói về các tố chất để có thể trở thành nhà văn thực thụ thì việc bạn phải rèn luyện và tạo ra cho mình các tố chất đủ để có thể trở thành một nhà văn như ở trên đã nói thì còn một số vấn đề khác mà bạn cần phải biết để có thể trở thành một nhà văn thực lực. Khi viết văn, có rất nhiều vấn đề mà bạn gặp phải với tác phẩm của mình. Nghề văn thực sự là một nghề vô cùng khó, đòi hỏi bạn phải linh hoạt và hi sinh cho nó rất nhiều mới mong có thể theo đuổi được đến cùng ! Nếu như ở trên có nói đến việc một nhà văn phải biết xử lý thông tin và sâu sắc trong việc đưa và sắp xếp bố cục hợp lý và cần phải liên tục trao dồi và học hỏi các kỹ thuật viết văn. Tuy nhiên không phải cứ kỹ thuật viết văn tốt là tác phẩm của bạn sẽ trở nên tuyệt vời chính vì vậy mới cần đến tính linh hoạt và sáng tạo của một nhà văn. Một tác phẩm hay và được đánh giá cao không phải chỉ ở kỹ thuật hành văn thông minh, khoa học mà còn bởi thông điệp mà tác giả gửi gắm đến phải sâu sắc, chạm được đến trái tim của độc giả. Nhà văn phải tìm hiểu, phải tịnh tâm, phải cân nhắc và phải linh hoạt và mất rất nhiều thời gian mới có thể biến tác phẩm của mình trở thành một tác phẩm hấp dẫn, thu hút người đọc và làm cho độc giả mong chờ vào những tác phẩm tiếp theo của bản thân. Đấy mới thực sự là thành công của người làm văn chứ không phải cứ viết, viết và viết mới là nhà văn giỏi, viết nhiều chưa chắc là nhà văn giỏi, viết linh tinh và không có ý nghĩa, không được công nhận là nghệ thuật thì chưa phải là một người mang danh nhà văn. Ngoài ra, văn chương là một trong những việc đòi hỏi sự bay bổng, sáng tạo chứ không phải theo các khuôn khổ, nguyên tắc và quy tắc cứng nhắc như làm toán. Chính vì vậy nếu quá xem trọng các nguyên tác, kỹ thuật hành văn sẽ làm cho tác phẩm bạn tạo ra bị cứng nhắc không đạt được đến giá trị thực sự của một tác phẩm văn học. 3. Có thể sống bằng nghề nhà văn hay không ? Thực sự đây là câu hỏi rất rất nhiều người đặt ra. Cũng bởi không phải ai viết văn cũng thu hút được người đọc, cảm quan khác nhau, suy nghĩ khác nhau cũng chính vì vậy cái hay của mỗi người cũng khác nhau. Có những người may mắn khi những tác phẩm của họ được hàng ngàn người mua và tìm đọc ở trong nước và trên toàn thế giới những cũng có những tác phẩm khá kén người đọc mà nhà văn chỉ có thể bán câu chữ của mình để kiếm tiền, không ai đọc văn của mình thì làm sao kiếm được tiền, không kiếm được tiền thì làm sao mà sống được đây ? Từ lâu người ta mặc định rằng nhà văn là một nghề khá nghèo và khó kiếm tiền. Thực sự vậy, sẽ rất khó để kiếm tiền bằng nghề nhà văn nếu như tác phẩm của bạn không may mắn được độc giả yêu thích. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều nhà văn làm 2 nghề hoặc đa nghề cùng một lúc để có thể nuôi dưỡng đam mê viết văn của bản. Nếu bạn không thể trở thành một tác giả văn học nổi tiếng, một tiểu thuyết gia bán hàng ngàn cuốn sách mỗi ngày, một nhà biên kịch được săn đón hay đơn giả là một nhà văn kiếm tiền với mức thu nhập không đủ sống thì bạn có thể làm thêm các công việc khác để kiếm tiền nuổi bản thân và gia đình cùng với đó là nuôi dưỡng ước mơ. Có ước mơ thực sự tốt nhưng cần phải học cách nuôi dưỡng ước mơ của bản thân mình phải không nào ? Hiện nay, Timviec365.vn có rất nhiều công việc ở đa ngành nghề, tỉnh thành cho bạn đọc có thể tìm kiếm dễ dàng. Bạn có thể tham khảo các công việc trên trang tìm việc online Timviec365.vn để kiếm các công việc phù hợp với khả năng của mình. Mong rằng, thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về nhà văn, cũng như có thêm những hiểu biết để rèn luyện bản thân mình trở thành một nhà văn tài giỏi được nhiều độc giả yêu thích. Cùng với đó, mong rằng nếu bạn đang tìm kiếm một công việc làm thêm để nuôi dưỡng ước mơ, sở thích viết văn của mình bạn có thể dễ dàng tìm được thông qua trang Timviec365.vn.
Tham khảo bài gốc ở: Liệu có thể theo đuổi nghề nhà văn trước những thách thức?
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét