Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Ngành bảo vệ thực vật là gì? Có những cơ hội việc làm thế nào?

Ngành bảo vệ thực vật là gì? Có những cơ hội việc làm thế nào?

1. Ngành bảo vệ thực vật và những thông tin không thể bỏ qua 1.1. Khái niệm ngành bảo vệ thực vật là gì? Các bạn có thể hiểu đơn giản, ngành bảo vệ thực vật là một ngành đào tạo những kiến thức liên quan đến cây trồng như: Đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cây trồng. Ngoài ra cũng được lĩnh hội những kiến thức về sâu, bệnh cây trồng cùng với những biện pháp để phòng ngừa, trừ sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Thêm vào đó các bạn sinh viên cũng sẽ được học cách tổ chức xây dựng và điều hành những mạng lưới bảo vệ thực vật theo các cấp, dựa vào đặc tính của từng loại cây trồng. Có thể các bạn cũng đã biết thì hiện nay nền nông nghiệp Việt Nam đang còn tồn tại tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thậm chí còn sử dụng chúng sai cách hoặc thiếu kiểm soát nên đã dẫn đến những tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng; ô nhiễm môi trường và cả hệ sinh thái nông nghiệp. Chính vì vậy mà ngành bảo vệ thực vật đang nhận được nhiều sự quan tâm cũng cộng đồng và cũng nắm những trọng trách to lớn đối với việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp xanh – sạch bền vững. 1.2. Học ngành bảo vệ thực vật ở đâu? Khi các bạn sinh viên theo học ngành này dù tại cơ sở hay trường học đào tạo nào thì các bạn vẫn sẽ có cơ hội được tiếp cận với những môn học như: Kiểm soát dư lượng thuốc trừ dịch hại trong nông sản, đa dạng sinh học thực vật, công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, giống cây trồng, dịch bệnh học bảo vệ thực vật, kiểm dịch vật, bệnh dịch côn trùng và ứng dụng, thuốc bảo vệ thực vật, di truyền thực vật… Dưới đây sẽ là danh sách một số trường đại học đang đào tạo ngành bảo vệ thực vật mà các bạn cần biết: • Đại học Nông Lâm tp Hồ Chí Minh • Học viện Nông nghiệp Việt Nam • Đại học Cần Thơ • Đại học Hồng Đức • Đại học Tây Bắc • Đại học Dân lập Lương Thế Vinh • Đại học Nông lâm – Đại học Huế • Đại học Tây Nguyên • Đại học An Giang • Cao đẳng Hùng Vương Hà Nội • … 1.3. Có nên theo đuổi ngành bảo vệ thực vật? Dựa theo số liệu được thống kê của tạp chí bảo vệ thực vật thì ngành này đang rơi vào trạng thái “ế” đầu vào và “cháy hàng đầu ra”, tức là nguồn nhân lực của ngành bảo vệ thực vật đang có dấu hiệu bị thiếu nhân sự. Vì thực tế nhiều bạn trẻ cũng còn cảm thấy e ngại việc học ngành nông nghiệp nên cũng một phần làm cho thiếu đầu vào. Nếu bạn đang có niềm đam mê hay hứng thú với lĩnh vực này thì đừng lưỡng lự mà hãy mạnh dạn lựa chọn ngành bảo vệ thực vật, bởi ý nghĩa của ngành này tương đối tốt với cuộc sống của chúng ta. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Viết Tùng, hiện đang là hiệu trường của trường đại học Nông nghiệp cũng đã từng chia sẻ về những ý nghĩa của việc bảo vệ cây trồng, đó là việc gián tiếp bảo vệ sự sống, không chỉ để tiêu diệt những mầm mống dịch bệnh cây trồng mà còn kiểm soát được chúng để đem lại sự cân bằng cùng với sự đa dạng của sinh học. Nếu các bạn đã hiểu rõ bảo vệ thực vật là gì? thì các bạn cũng dễ dàng hiểu tầm quan trọng của ngành này đối với cuộc sống của chúng ta. Khi các bạn theo học ngành này thì sẽ được trau dồi những kiến thức sâu rộng liên quan đến cây trồng, cùng với định hướng công việc và đặc biệt cũng được tiếp xúc thực tế với ngành nghề nhờ vào chương trình học song song giữa lý thuyết và thực hành. Ngoài ra cũng được tiếp cận với những phương pháp bảo vệ thực vật, kiểm định thực vật các cấp, tổ chức trong mạng lưới chuyên ngành bảo vệ thực vật một cách thực tiễn nhất có thể. Như vậy cũng giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức thực tế để áp dụng vào công việc sau này, mở ra cơ hội lớn cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Và thực tế hiện nay thì nền Nông nghiệp nước ta đang còn nhiều hạn chế bởi những hành vi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe con người nên các bạn cũng phần nào thấy được những tiềm năng phát triển sự nghiệp nếu bạn theo đuổi ngành này. Là một ngành có bề dày về lịch sử, cũng đã tạo ra được nhiều thành tựu, đóng góp được lượng lớn nhân lực chất lượng phục vụ cho nền Nông nghiệp của nước nhà. Đồng thời cũng giúp nâng cao được chất lượng cuộc sống cộng đồng.  2. Nhiệm vụ chính của các kỹ sư bảo vệ thực vật là gì? Sau khi các bạn tham khảo những nội dung trên thì cũng phần nào thấy được nhiệm vụ chính của ngành bảo vệ thực vật là gì đối với cuộc sống của chúng ta rồi đúng không? Tuy nhiên công việc hằng ngày cần xử lý của các kỹ sư ngành bảo vệ thực vật không phải là đơn giản, cụ thể là: • Trực tiếp tổ chức, xây dựng cũng như điều hành mạng lưới thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật các cấp cùng với việc sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. • Nghiên cứu để tìm ra những phương pháp phòng trừ những sâu bệnh gây hại đến tài nguyên thực vật, nhằm thực hiện công việc bảo vệ cây trồng ( trước – sau thu hoạch ). Nếu hoàn thành tốt được nhiệm vụ này thì cũng phần nào mang lại hiệu quả kinh tế, giữ gìn được sự đa dạng sinh học, đảm bảo được vấn đề an toàn thực phẩm. • Phải nhận dạng được, giám định, dự tính dự báo những dịch bệnh gây hại cho cây trồng (sâu hại, bệnh hại, cỏ, dại, ốc hại, nhện hại…). • Nhận dạng những sinh vật có ích với cây trồng như: côn trùng, vi sinh vật… • Quản lý dịch hại trên cây trồng ( cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp, rau màu). Ngoài ra cũng quản lý cả các dịch hại tổng hợp trên cây cảnh như: câu xanh đô thị, cỏ công viên, có chăn nuôi, cây cảnh thú… • Áp dụng các trang thiết bị để bảo vệ thực vật như các đồ bảo hộ lao động, cân để đo lượng thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị xử lý thuốc… • Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật cùng với các biện pháp xử lý thuốc để đảm bảo được việc cây trồng được phát triển đạt chuẩn tiến độ cũng như tiêu chí đã được đề ra. Ngoài ra cũng cần phải biết cách bảo quản thuốc, sơ cứu cây trồng bị ngộ độc để có thể xử lý kịp thời. • Nghiên cứu, xây dựng, phát triển, kiểm định thuốc: thu thập và xử lý số liệu, bố trí thí nghiệm, phân tích chất lượng thuốc, phân tích dư lượng của thuốc… Đó là một vài nhiệm vụ chính mà các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành bảo vệ thực vật sẽ đảm nhận, ngoài ra trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ trên thì các kỹ sư cũng cần phải đảm bảo được các yếu tố về luật bảo vệ thực vật một cách chính xác và đầy đủ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng cũng như sức khỏe của công đồng. 3. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành bảo vệ thực vật Như ở trên tôi cũng đã nhắc đến thực trạng của ngành bảo vệ thực vật đang có tồn tại “cháy” nguồn nhân lực, do vậy ngành này đang có nhiều cơ hội việc làm với sự đa dạng để các bạn lựa chọn. 3.1. Làm việc tại các cơ quan, nghiên cứu, đào tạo Trong lĩnh vực của ngành Nông nghiệp thì đích đến của công việc bảo vệ thực vật có thể sẽ là hệ thống các cơ quan, quản lý có công tác Trồng trọt, khuyến nông từ cấp tỉnh thành xuống cấp trung ương, thậm chí tại các địa phương huyện và xã. Cụ thể là các Chi cục Kinh doanh thực vật trực thuộc,  Chi cục bảo vệ thực vật địa phương, trung tâm kinh doanh thực vật vùng, trung tâm bảo vệ thực vật vùng, cục bảo vệ thực vật… Thực tế thì cơ hội nghề nghiệp của ngành bảo vệ thực vật cũng được mở rộng hơn so với trước kia đối với các bạn sinh viên, đó là được làm việc trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học về bảo vệ thực vật tại các trường Đại học, cao đẳng có liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp, trạm bảo vệ thực vật hoặc các trung tâm nghiên cứu bảo vệ thực vật ( Viện di truyền Nông nghiệp, Viện bảo vệ thực vật, Học viện Nông nghiệp Việt Nam…). 3.2. Làm việc tại các doanh nghiệp Nếu các bạn vẫn còn cảm thấy ngành này không có nhiều cơ hội việc làm thì có lẽ là do các bạn chưa hiểu rõ ngành bảo vệ thực vật là gì? Vì thực tế ngành này vẫn đang được đứng top lĩnh vực hot, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động đầu tư sản xuất và kinh doanh. Theo như thông lệ hằng năm thì Khoa Nông học luôn tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty sản xuất, phân phổi cũng như kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được tổ chức các hoạt động quảng bá để đến gần hơn với người tiêu dùng. Đặc biệt việc lựa chọn nhân lực cũng được trực tiếp tuyển dụng từ các bạn sinh viên còn đang theo học trên ghế nhà trường năm 3, năm 4 đại học chuyên ngành bảo vệ thực vật. Các bạn nếu đảm bảo được các yếu tố về kiến thức chuyên môn cùng với tinh thần học hỏi thì vẫn có nhiều cơ hội được làm việc tại các công ty lớn như: Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco (Tập đoàn Vingroup), Tập đoàn DowAgro (Hoa Kỳ), Tập đoàn Sygenta (Hoa Kỳ), Công ty CP BVTV An Giang, Công ty CP Nicotex, Tập đoàn Bayer (Đức), Công ty phân bón Bình Điền, Công ty giống cây trồng trung ương, Công ty thuốc khử trùng Trung ương, Công ty thuốc BVTV Trung ương … Các bạn trẻ có thể truy cập website timviec365.vn để có thể tìm kiếm được những thông tin tuyển dụng cụ thể để nắm bắt kịp thời cơ hội. 3.3. Tu nghiệp tại nước ngoài Nếu các bạn thực sự có nhiều đam mê cũng như điều kiện thì có thể lựa chọn cơ hội này, vì thực tế thị trường nhân lực có chuyên môn cao của ngành Nông nghiệp quốc tế đang có tốc độ tăng trưởng mạnh, các bạn sẽ được lĩnh hội những thành tựu khoa học bảo vệ thực vật của các nước, đặc biệt là tại Nhật Bản, UAE hoặc Israel,… đang có nhiều những chính sách hỗ trợ cũng như sẵn sàng tiếp nhận các cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành bảo vệ thực vật tại Việt Nam với mức thu nhập khá cao. 3.4. Khởi nghiệp Trong những năm gần đây thì Sở Nông nghiệp cùng với Chính phủ đã có những dự án cũng như chính sách để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp để tạo cơ hội phát triển ngành cũng như thu hút được sự tham gia của các kỹ sư bảo vệ thực vật trẻ. Ngoài việc các bạn nắm rõ được những kiến thức chuyên ngành thì cũng phải nắm rõ được các điều luật bảo vệ thực vật để có thể bắt đầu tham gia vào chương trình khởi nghiệp. Thực trạng thực phẩm bẩn đang diễn ra trong bối cảnh hiện nay của nước ta và cũng là điều đáng lo âu cho cộng đồng, gây nhức nhối cho xã hội. Các tạp chí bảo vệ thực vật cũng đã tốn không ít giấy mực để lên án những hành vi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để làm dư thừa chất ẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm môi trường cũng như mất cân bằng của hệ sinh thái thực vật. Chính vì vậy mà ngành bảo vệ thực vật cũng ngày càng có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng nền Nông nghiệp xanh – sạch, an toàn cho toàn nhân loại. Nếu các bạn là người có bản lĩnh, muốn được áp dụng triệt để những kiến thức chuyên môn thì vẫn có cơ hội được xây dựng sự nghiệp riêng cùng với ngành này. Có thể các bạn cũng đã biết thì tình trạng người dân phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, gây ra những tác động xấu lên môi trường, sức khỏe con người, việc tìm ra được những loại cây trồng có sức đề kháng với các mầm mống gây bệnh; bảo vệ môi trường; giữ cân bằng hệ sinh thái thực vật; kiểm soát nâng cao chất lượng cây trồng là những vấn đề cấp bách, . Đó cũng chính là một trong những vai trò không thể thiếu của ngành bảo vệ thực vật trong đời sống của chúng ta. Trên đây là những lời giải đáp về câu hỏi ngành bảo vệ thực vật là gì? hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành này và đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Ngành bảo vệ thực vật là gì? Có những cơ hội việc làm thế nào?

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét