Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Trans–pacific partnership là gì? – Những điều nên biết!

Trans–pacific partnership là gì? – Những điều nên biết!

1. Trans–pacific partnership là gì và những điều không thể bỏ qua  Bạn đọc thân mến, bạn đã từng nghe qua về TPP cũng như từng thắc mắc TPP là gì hay TPP là tổ chức nào chưa? Thực ra TPP là tên gọi khác của cụm từ Trans-pacific partnership và muốn nhắc đến “ Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương Thật chất, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương là một hiệp định bao gồm các nguyên tắc thương mại giữa các nước thành viên TPP. Bạn đọc có thắc mắc hiệp định TPP được ký kết vào ngày tháng năm nào không? Timviec365.vn sau khi tìm hiểu và biết rằng, Hiệp định TPP được ký kết khá gần đây vào ngày 04/02/2016 và được dự kiến có hiệu lực vào năm 2018 chính vì vậy nó thu hút sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại nước ta. Bạn đầu TPP gồm các nước thành viên TPP có thể liệt kê ra đó là: Việt Nam, Canada, Nhật Bản, Singapore, Peru, Brunei, Hoa Kỳ, Mexico, New Zealand, Australia, Malaysia. Tuy nhiên sau đó vào tháng 1/2017, một sự kiện bất ngờ xảy ra đó là Hòa Kỳ đã tuyên bố rút khỏi TPP cũng chính vì sự kiện đó TPP trở thành tổ chức không đáp ứng đủ điều kiện hiệu lực như ban đầu. Tiếp đến không lâu sau đó đàm phán TPP ra đời. Vậy sự kiện xảy ra sau khi đàm phán TPP là gì? Đó chính là các nước thành viên đàm phán và cùng thống nhất tuyên bố đổi tên tổ chức TPP thành Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương hay còn được gọi với các tên viết tắt là CPTPP.  Cho đến hiện nay, CPTPP đã và đang tiếp tục thực hiện các kết quả đàm phán TPP đồng thời thực thi các phần lớn của các cam kết một cách nhanh chóng nhất tuy nhiên có tạm hoãn một số các cam kết. Đồng thời hiện nay các thành viên TPP vẫn tiếp tục nhanh chóng đàm phán TPP và thảo luận để đưa đã các thống nhất về những vấn đề cuối cùng chưa được giải quyết và rà soát các pháp lý có liên quan để tiến tới ký chính thức hiệp định CPTPP.  Như đã đề cập ở trên, ta có thể nhanh chóng nhận ra rằng, Việt Nam cũng là một trong những thành viên của TPP vậy những cơ hội và thách thức nào khi Việt Nam là nước thành viên của TPP, doanh nghiệp được hưởng lợi gì khi Việt Nam gia nhập TPP? Hãy cùng Timviec365.vn tiếp tục tìm hiểu phần tiếp theo ngay đây thôi!  2. Sự kiện Việt Nam gia nhập TPP – cơ hội đồng hành cùng thách thức 2.1. Những thông tin cơ bản về sự kiện Việt Nam gia nhập TPP  Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu và cũng nắm rõ được các kiến thức, vấn đề để tự trả lời được câu hỏi: “Trans–pacific partnership là gì?” vậy ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu những thời cơ và thức nào dành cho doanh nghiệp Việt Nam sau sự kiện Việt Nam tuyên bố TPP với tư cách thành viên đầy đủ nhé!  Vào ngày 28/06/2018, thành viên đầu tiên hoàn thành các thủ tục và phê chuẩn trong các thành viên của tổ chức CPTPP đó chính là Mexico cùng với thỏa thuận thế hệ mới, Mexico có quyền được đa dạng hóa quan hệ kinh tế trên thế giới đồng thời với việc ký kết này đồng nghĩa với việc Mexico muốn khẳng định sự cởi mở và tự do giao dịch của đất nước Mexico với các nước thành viên.  Tiếp theo vào ngày 06/07/2018, thành viên thứ hai của tổ chức CPTPP đó chính là Nhật Bản sau khi xem xét và phê duyệt các thỏa thuận. Ngay sau đó, vào ngày 19/07/2018, Singapore cũng nhanh chóng trở thành nước thành viên thứ ba phê chuẩn các thỏa thuận của hiệp định và cũng vô cũng nhanh chóng gửi văn bản phê chuẩn đến tổ chức CPTPP.  Tiếp đến, vào ngày 17/10/2018, Australia thông qua các điều khoản và quy định luật pháp có liên quan xem xét cẩn thận, tỉ mỉ và kỹ lưỡng cũng đã chính thức phê duyệt hiệp định ký kết vào được gửi vào thứ 4, ngày 31/10/2018. New Zealand cũng nhanh chóng phê chuẩn của CPTPP vào ngày 25/10/2018 và cùng ngày đó Canada cũng thông qua Hoàng gia và dưới sự đồng ý của Hoàng Gia, Canada cũng chính thức phê chuẩn và tham gia CPTP, trên thực tế việc phê chuẩn chính thức đã được ký kết vào ngày 29/10/2018. Bạn có thắc mắc, Việt Nam tuyên bố tham gia TPP với tư cách thành viên đầy đủ vào ngày, tháng, năm nào không? Timviec365.vn xin trả lời bạn đọc luôn đây, Việt  Nam gia nhập TPP chính thức vào ngày 15/11/2018 sau khi Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng với các tài liệu liên quan đã được trình lên Quốc hội Việt Nam nhằm mục đích phê duyệt vào ngày 02/11/2018. Đây là một trong những sự kiện được rất nhiều người dân Việt Nam quan tâm đặc biệt là các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Như đã đề cập qua ở phần trên, hiệp định TPP sau khi có sự rút lui của Hoa Kỳ đã chuyển thành hiệp định CPTPP, và việc sau khi Việt Nam gia nhập TPP cho đến khi 11 nước thành viên do Nhật Bản đề xuất và khởi động lại một TPP hoàn toàn mới đã tạo ra CPTPP như hiện nay.  Về bản chất thì CPTPP vẫn giữ nguyên được các nội dung cốt lõi như TPP tuy nhiên việc thay đổi về tên gọi đã khiến nhiều người tò mò. Thực chất, CPTPP đã được bổ sung với 2 từ “ Toàn diện” và “ Tiến bộ” để thể hiện được hiệp định mang tính bền vững, cùng nhau hợp tác phát triển mọi lĩnh vực của 11 nước thành viên. Ngoài ra sự bổ sung về tên gọi này cũng thể hiện được tính đồng thuận trong đàm phán của các nước thành viên khẳng định tầm vóc, chất lượng và vô cùng ý nghĩa của CPTPP. CPTPP cũng là hiệp định mang tính tiêu chuẩn cao, toàn diện các lĩnh vực không chỉ ở lĩnh vực thương mại nó còn lan sang nhiều các lĩnh vực khác như: đầu tư và các vấn đề, nguyên tắc khác, và có thể là sở hữu trí tuệ,.. Về bản chất thì có thể thấy rằng CPTPP chất lượng và được đánh giá cao hơn so với TPP.  Với sự xuất hiện của Nhật Bản có thể nói CPTPP cũng được xem như là hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam -  Nhật Bản mở ra nhiều cơ hội phát triển toàn diện của Việt Nam khi Nhật Bản hiện nay là một trong những nước phát triển đi đầu của Châu Á. Thêm vào đó, với sự hợp tác với nhiều nước phát triển khác như Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Singapore,... đã giúp Việt Nam có vô vàn tiềm năng phát triển và vươn xa ngoài thế giới.  2.2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của CPTPP  2.2.1. Về cơ hội  Với việc trở thành thành viên chính thức của hiệp định CPTPP, Việt Nam đã mang về rất nhiều cơ hội và tiềm năng vụt sáng của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường kinh tế toàn cầu. Cùng Timviec365.vn tìm hiểu rõ hơn về các cơ hội mà Việt Nam thu về sau khi gia nhập CPTPP nhé!  Đúng theo như tên gọi của hiệp định thì CPTPP là Hiệp định mang tính phát triển toàn diện thêm vào đó là các nguyên tắc về luật thương mại và đầu tư cùng với sở hữu trí tuệ và các chủ đề khác tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh làm tiền đề giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển hơn. Thêm vào đó, chính hiệp định này đã giúp các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có thể nhanh chóng và linh hoạt trong việc hợp tác do nhiều điều kiện thuận lợi mà hiệp định CPTPP mang đến đồng thời làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, cải thiện cuộc sống của người dân và đảm bảo an ninh, xã hội Việt Nam được phát triển theo đúng mục tiêu và chiến lược.  CPTPP đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam được cải cách thể chế đồng thời được tạo dựng một môi trường kinh doanh mang tính chất linh hoạt, thuận lợi và toàn cầu. Với những điều kiện được đàm phát, tính toán kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn cả về mặt thể chế cũng như về mặt chất lượng, cũng như tương ứng với từng quy định pháp luật của các nước đã tạo ra một sân chơi vô cùng công bằng và lành mạnh cho các nước thành viên của hiệp định CPTPP. Cũng chính vì vậy, Việt Nam có cơ hội được tham gia, góp mặt và cọ sát với sân chơi quốc tế để từ đó học hỏi, phát triển đất nước theo hướng tích cực và đổi mới.  Thêm vào đó CPTPP là hiệp định có tính chất toàn diện đồng thời khuyến khích và thúc đẩy những các cách còn thiếu sót của nước là ở các lĩnh vực như dịch vụ, hải quan hoặc thương mại điện tử, mua sắm chính phủ hay các vấn đề pháp lý cũng như tiếp cận thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xử, các luật quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp phi thuế quan,... giúp cho Việt Nam yên tâm hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước.  Theo các số liệu khảo sát và thống kê cho thấy, sau khi Việt Nam gia nhập CPTPP không lâu thì GDP dự báo tăng lên tới 1,32% ngoài ra xuất khẩu cũng tạo đà tăng 4% và nhập khẩu tăng 3,8%. Thêm vào đó một số ngành như: dệt may, da giày, ..có tiềm năng có lợi và mang về doanh thu, lợi nhuận cao sau sự kiện này do tăng được giá trị xuất khẩu. Ngoài ra đối với ngành thủy sản Việt Nam cũng sẽ có sự khả quan hơn khi các nước thành viên tham gia CPTPP cùng với Việt Nam hàng năm đều nhập khẩu thủy sản lên tới con số gần 2 tỷ USD  tạo ra nhiều lợi thế trong thị trường xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, thêm vào đó theo khảo sát cho thấy có tới 63% doanh nghiệp Việt Nam nhận định rằng CPTPP tác động ảnh hưởng tích cực lên các hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đây là một dấu hiệu vô cùng tích cực cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của CPTPP.  Ngoài ra, việc Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của TPP cũ hay CPTPP mới đã làm nhân thêm vô vàn cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam cụ thể việc giảm thuế xuất nhập khẩu sang các quốc gia khác giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội trong việc mở rộng thị trường đồng thời thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn!  Đặc biệt với dòng thuế xuất khẩu bằng 0% chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ngành Dệt may mở rộng thị trường của mình sang các nước thành viên đang có thuế xuất khẩu cao cụ thể là các nước: Australia, New Zealand, Canada,..Thêm vào đó việc Việt Nam gia nhập CPTPP đã góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng tỷ trọng xuất khẩu da giày đồng thời tăng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang các nước chưa có hiệp định định thương mại như: Mexico, Canada, Peru,.. Đồng thời, nếu doanh nghiệp biết tận dụng những lợi thế mà hiệp định CPTPP mang lại sẽ có nhiều khả năng tăng trưởng và thu về mức lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với hiện tại.  Có thể kết luận rằng việc Việt Nam gia nhập hiệp định CPTPP sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và mở rộng thị trường cũng như quy mô sản xuất do thuế xuất khẩu sang nhiều nước phát triển giảm mạnh đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được một sân chơi lành mạnh, công bằng tạo tiền đề cho doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội định hướng phát triển nhanh, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiết chất lượng hàng hóa và  dịch vụ đồng thời làm bàn đạp giúp kinh tế Việt Nam bắt kịp được với xu hướng, sự phát triển của kinh tế thế giới.  2.2.2. Về thách thức  Tuy rằng, CPTPP mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam rất lớn nhưng cũng mang lại nhiều thách thức không hề nhỏ tác động tới doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.  Bởi nếu Việt Nam tham gia CPTPP các doanh nghiệp sẽ phải sẵn sàng đối mặt với cải cách thể chế, ngoài ra đối với Chính phủ Việt Nam khi tham gia CPTPP đồng thời phải cải cách luật chơi ở nhiều các lĩnh vực như: giáo dục, đào tạo,..  Thêm vào đó, sau khi tham gia CPTPP các doanh nghiệp muốn bắt kịp cơ hội mà hiệp định CPTPP mang lại phải nắm vững được các kiến thức, thông tin liên quan, tìm tòi và nâng cao sự hiểu biết của mình về CPTPP mới có thể tận dụng được các lợi thế mà hiệp định này mang lại đồng thời đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp khi nền kinh tế Việt Nam khi phải liên tục cập nhật các thay đổi từ chính sách, nâng cao năng lực pháp lý và thực hiện công tác quản trị kinh doanh hiệu quả để có thể tự bảo vệ mình trước mọi biến động, mọi thách thức, khó khăn,.. Hơn nữa, phải thừa nhận rằng khả năng thích ứng của chúng ta vẫn còn khá kém so với những tiêu chuẩn mà hiệp định này đặt ra bởi doanh nghiệp nước ta còn khá lạc hậu về công nghệ, cũng như năng lực tổ chức sản xuất hay kiểm soát thị trường còn phải rất cố gắng hơn nữa mới theo kịp được các nước thành viên đây quả thực là một thách thức và bất lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Bởi CPTPP lại là hiệp định đặt ra rất nhiều quy định và yêu cầu trong việc giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ cũng như yêu cầu tiêu chuẩn cao về tính ràng buộc và chặt chẽ khiến cho thị trường cạnh tranh trong nước và các nước thành viên trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.  Cuối cùng, với quyết định tham gia vào CPTPP đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo ra cơ hội mở cửa cho các sản phẩm và dịch vụ của các nước thành viên được nhập khẩu vào trong nước tạo áp lực cho các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.Đặc biệt hơn, với việc liên kết còn chưa chặt chẽ và không sự hỗ trợ lẫn nhau cao, chất lượng nhiều doanh nghiệp còn yếu kém sẽ gây nên tình trạng nhiều doanh nghiệp có nguy cơ thất bại trên chính thị trường của mình vì không đủ sức và năng lực cạnh tranh.  Như vậy ta có thể thấy tại sao mọi người lại quan tâm đến việc đặt ra câu hỏi: “Trans–pacific partnership là gì?” nhiều đến như vậy, bởi thách thức và cơ hội mà Trans–pacific partnership mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung là không hề nhỏ. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rằng bất cứ điều gì cũng có những cơ hội và thách thức riêng của nói điều chúng ta cần làm là đối mặt với các thách thức và tận dụng các cơ hội của bản thân mà thôi! Cũng nhờ dấu ấn và sự kiện Việt Nam gia nhập TPP đã mở ra rất nhiều cơ hội việc làm lương cao tại các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam như: quản lý, trưởng phòng, nhân viên marketing, nhân viên kinh doanh,… Hơn thế, bạn đọc có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc đó nhanh chóng, chính xác thông qua Timviec365.vn, rất nhiều người đã tìm kiếm được việc làm lương cao phù hợp với năng lực của bản thân thông qua Timviec365.vn vì vậy còn chần chừ gì nữa mà không tìm việc cùng Timviec365.vn ngay thôi nào!  Trên đây là những chia sẻ của Timviec365.vn xung quanh câu hỏi: “Trans–pacific partnership là gì?” mong rằng sẽ giúp cho bạn đọc hiểu thêm về cụm thuật ngữ này cũng như tìm được giải đáp cho những thắc mắc của bản thân về Trans–pacific partnership nhé!

Xem nguyên bài viết tại: Trans–pacific partnership là gì? – Những điều nên biết!

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét