1. Bạn hiểu như thế nào về nghề y tá? Y tá có vai trò vô cùng quan trọng, trong việc cứu chữa các bệnh nhân, nhiệm vụ chính của một y tá là hỗ trợ bác sĩ cứu chữa và chăm sóc, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc người bệnh, tàn tật Vận động, thúc đẩy môi trường an toàn, nghiên cứu, tham gia vào việc định hình chính sách y tế và quản lý hệ thống y tế và bệnh nhân, và tuyên truyền giáo dục cũng là những vai trò điều dưỡng quan trọng. Công việc thường thấy của một y tá, bao gồm: - Tiến hành kiểm tra thể chất - Lấy lịch sử chăm sóc sức khỏe chi tiết - Lắng nghe bệnh nhân và phân tích nhu cầu về thể chất và tinh thần của bệnh nhân - Cung cấp tư vấn và giáo dục chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân - Phối hợp chăm sóc với các nhà cung cấp và chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác - Theo kịp với những tiến bộ trong các lựa chọn chăm sóc sức khỏe, thuốc men và kế hoạch điều trị - Lấy máu và thực hiện các xét nghiệm liên quan đến sức khỏe khác - Kiểm tra các dấu hiệu sức khỏe của bệnh nhân Trách nhiệm của một nhân viên y tá rất lớn, vì vậy một nhân viên y tá cần có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm tốt để có thể đảm bảo được chất lượng và độ an toàn của bệnh nhân được đảm bảo một cách tốt nhất. 2. Những vấn đề liên quan đến nghề y tá bạn cần biết 2.1. Phân biệt giữa điều dưỡng viên và y tá Bạn có thể thấy được đây là hai tên gọi hoàn toàn khác nhau, và dễ gây hiểu lầm với những người không có chuyên môn và am hiểu sâu về chuyên ngành này sẽ hiểu nhân viên y tá và điều dưỡng viên là hai việc làm ngành nghề, chuyên môn khác nhau. Nhưng trên thực tế hai tên gọi khác nhau nhưng lại cùng một nghề nghiệp. Trước kia “y tá” là tên gọi chỉ một nghề nghiệp giúp chữa bệnh cứu sống con người, giữ giữ gìn và nâng cao sức khỏe của người dân. Nhưng tên gọi này được nhà nước và nhân dân ta dùng trong những năm kháng chiến. Đến năm 1990, xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa, và các ngành nghề từ đó cũng có những thay đổi rõ rệt. Vì vậy nhà nước ta đã quyết định ban hành chính sách đổi tên từ y tá sang tên gọi là điều dưỡng. Vì vậy, nên mới có hai tên gọi khác nhau nhưng lại cùng chỉ một nghề nghiệp giống nhau. Chính vì vậy nên dù bạn gọi là y tá hay điều dưỡng về những công việc trên đều không sai. Hy vong những điều trên giúp bạn hiểu rõ hơn và phân biệt được, tránh nhầm lẫn và có cách hiểu mơ hồ về hai khái niệm y tá và điều dưỡng. 2.2. Y tá làm việc ở đâu ? Vậy một nhân viên y tá thường làm việc ở đâu? Không phải tất cả các y tá đã đăng ký làm việc trong bệnh viện. Bạn có thể tìm thấy một y tá ở nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe, bao gồm văn phòng bác sĩ, trung tâm chăm sóc khẩn cấp, nhà thuốc, trường học và nhiều địa điểm khác. Các y tá có khả năng sử dụng các kỹ năng của họ để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, gần như bất cứ nơi nào họ nằm. Ví dụ, nhiều y tá hiện hỗ trợ người già hoặc người tàn tật trong nhà của họ. Một số nơi phổ biến nơi các y tá làm việc bao gồm: • Bệnh viện • Phòng khám • Văn phòng • Trường học • Nhà thuốc • Xe cứu thương / Trực thăng • Cài đặt chăm sóc sức khỏe tại nhà • Cộng đồng sống cao cấp Y tá luôn luôn có mặt mọi nơi để có thể hỗ trợ, phục vụ những nhu cầu thiết yếu nhất của con người về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Chính vì vậy, y tá luôn được người dân rất coi trọng và đánh giá cao. Để trở thành một người y tá bạn cần lấy y đức lên hàng đầu, cần giỏi chuyên môn, giỏi đức hạnh để phục vụ, cứu giúp những người đang gặp những hoàn cảnh khó khăn về bệnh tật. 3. Muốn trở thành y tá bạn nên học gì? Bạn có mong muốn và nguyện vọng trở thành một nhân viên y tá chuyên nghiệp. Vậy bạn có biết được ngành y tá nên học gì? Và ngành y tá thực sự có tương lai phát triển hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! 3.1. Nghề y tá có mang lại cho bạn định hướng tương lai tốt hay không? Câu hỏi cần đặt ra và quan trọng nhất khi bạn xác định và bắt đầu học một ngành nghề lĩnh vực nào đó. Chính là học ngành đó có phải là định hướng tương lai tốt cho bạn hay không? Bởi nếu học về niềm yêu thích thì bạn chỉ dừng lại thành một nhân viên y tá bình thường không giỏi về chuyên môn lẫn thành tích nghề nghiệp. Để trở thành một người chuyên nghiệp và giỏi bạn cần có đam mê và sự cố gắng nhiệt tình phấn đấu trong công việc để có thể trở thành một nhân viên y tá chất lượng cả về chuyên môn cũng như thành tích bên ngoài. Y tá là một nghề rất có tương lai chỉ cần bạn có chí phấn đấu phát triển bản thân, phát triển chuyên môn của mình để lên trở thành trưởng khoa điều dưỡng hoặc có thể trở thành bác sĩ. Điều đó tùy thuộc vào việc bạn xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân như thế nào? Chính vì vậy, lời khuyên duy nhất của chúng tôi dành cho bạn đó chính là xác định được rõ những mục tiêu phấn đấu nghề nghiệp của bản thân để có thể vươn lên tỏa sáng nhất trong sự nghiệp của mình, trở thành một người y tá giỏi. 3.2. Có nên học nghề y tế? Muốn làm y tá thì học gì? Có nên học nghề y tá hay không? Câu trả lời là có, sẽ có rất nhiều bạn đưa ra những băn khoăn rằng bây giờ ngành y tá, điều dưỡng tại Việt Nam rất khó xin việc, học xong tình trạng thất nghiệp rất lớn vì vậy có rất nhiều bạn học sinh rụt rè khi lựa chọn ngành điều dưỡng này. Nhưng đó lại là một suy nghĩ cực kỳ sai lầm, bởi vì sao? Bởi, hiện nay y tá đâu có giới hạn phạm vi làm việc chỉ trong bệnh viện, nếu chỉ xin việc trong các bệnh viện nhà nước thì cơ hội việc làm của y tá sẽ là rất thấp. Tuy nhiên, các trung tâm, bệnh viên, dịch vụ tư được mở ra rất nhiều trên phạm vi cả nước, nhu cầu tuyển dụng của các địa điểm đó đối với nhân viên điều dưỡng có rất nhiều và rất săn đón. Chính vì vậy một nhân viên y tế không lo sợ thiếu việc. Đặc biệt nguồn thu nhập của nhân viên điều dưỡng tại các bệnh viện tư, nhất là những bệnh viện nước ngoài sẽ có thu nhập rất cao. Một công việc ổn định, được làm đúng chuyên môn mình thích sau khi học xong, mức lương tốt. Vậy, tại sao bạn lại không lựa chọn. Ngoài ra ngành này còn được mọi người yêu quý, tôn trọng. Chỉ cần bạn có đam mê, niềm yêu mến và năng lực thì học ngành nào bạn cũng đều tỏa sáng và làm tốt. Muốn trở thành một y tá giỏi và chuyên nghiệp bạn nên chọn nơi đào tạo chất lượng và phù hợp. Hiện nay có rất nhiều trường đại học và cao đẳng về y khoa đào tạo sinh viên điều dưỡng, bạn có thể tham khảo và lựa chọn những ngành sau: - Trường đại học y Hà Nội - Trường đại học y Thái Bình - Trường đại học y dược TP.HCM - Trường đại học y dược Cần Thơ - Trường cao đẳng điều dưỡng Hà Nội Và còn rất nhiều các trường đại học cao đẳng khác. Bạn có thể tham gia kỳ thi quốc gia hoặc tham gia học bằng cách xét điểm nguyện vọng, tùy thuộc từng trường sẽ có những cách xét tuyển khác nhau và phù hợp. 3.3. Nhiệm vụ của một nhân viên y tá Vậy một nhân viên y tá cần có những nhiệm vụ gì trong công việc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các nhiệm vụ của một nhân viên y tá cần có nhé: - Chăm sóc bệnh nhân Một y tá là một người chăm sóc cho bệnh nhân và giúp quản lý các nhu cầu thể chất, ngăn ngừa bệnh tật và điều trị các tình trạng sức khỏe. Để làm điều này, họ cần quan sát và theo dõi bệnh nhân, ghi lại mọi thông tin liên quan để hỗ trợ cho việc ra quyết định điều trị. - Vận động bệnh nhân Bệnh nhân là ưu tiên hàng đầu của y tá. Vai trò của y tá là ủng hộ lợi ích tốt nhất của bệnh nhân và duy trì phẩm giá của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị và chăm sóc. Điều này có thể bao gồm đưa ra gợi ý trong kế hoạch điều trị của bệnh nhân, phối hợp với các chuyên gia y tế khác. - Kế hoạch chăm sóc Một y tá tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định điều trị bệnh nhân. Điều quan trọng là họ có thể suy nghĩ chín chắn khi đánh giá các dấu hiệu của bệnh nhân và xác định các vấn đề tiềm ẩn để họ có thể đưa ra các khuyến nghị và hành động phù hợp. Vì các chuyên gia y tế khác, chẳng hạn như bác sĩ hoặc chuyên gia, thường chịu trách nhiệm đưa ra quyết định điều trị cuối cùng, các y tá sẽ có thể truyền đạt thông tin liên quan đến sức khỏe bệnh nhân một cách hiệu quả. Các y tá quen thuộc nhất với tình huống của từng bệnh nhân khi họ theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của họ trên cơ sở liên tục và nên phối hợp với các thành viên khác trong đội ngũ y tế để thúc đẩy kết quả sức khỏe bệnh nhân tốt nhất. - Hỗ trợ giáo dục bệnh nhân Các y tá cũng chịu trách nhiệm đảm bảo rằng bệnh nhân có thể hiểu được sức khỏe, bệnh tật, thuốc men và phương pháp điều trị của họ với khả năng tốt nhất. Đây là điều cốt yếu khi bệnh nhân được xuất viện và sẽ cần kiểm soát các phương pháp điều trị của riêng họ. Hy vọng những chia sẻ trên trong bài viết của chúng tôi hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề y tá cũng như những vấn đề liên quan đến ngành y tá. Timviec365.vn chân thành cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Coi bài nguyên văn tại: Y tá – Khám phá những vấn đề xoay quanh liên quan đến nghề y tá
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét