Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì?

Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì?

1. Truyền thông đa phương tiện là gì? Nhu một nhu cầu tất yếu, công nghệ ngày cang phát triển kéo theo ngành truyền thông cũng từ đấy mà lên ngôi. Như mọi người đã biết thì trước đây, ngành truyền thông đơn thuần chỉ là những bài viết hoặc các mẫu quảng cáo đơn giản được đăng lên các tờ báo giấy hay các chương trình truyền hình thì bây giờ việc truyền tải thông điệp đến với mọi người ngày càng trở nên tinh tế, hiện đại và phong phú. Với sự nổ lực không ngừng của công nghệ thông tin thông qua các phương tiện nhưu văn bản, âm thanh, viedeo,... để làm được điều này không thể không kể đến sự có mặt của yếu tố truyền thông tin đa phương tiện Truyền thông đa phương tiện là những ứng dụng trong công nghệ thông tin về việc đưa ra các sáng kiến, thiết kế, kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đa phương tiện nhằm mục đích phục vụ con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền thông thông qua việc quảng cáo, truyền hình hay internet,...mang mục đích giải trí thông qua các ứng dụng game, hoạt hình,...giáo dục thông qua việc học trực tuyến và dụng cụ trực quan, và một số lĩnh vực khác trong cuộc sống con người. Trong đấy, truyền thông đóng vai trò trong việc tham gia trực tiếp vào lên kế hoạch cũg như thư thực hiện việc viết kích bản phim, trong việc thiết kế đồ họa, biên tập những việc liên quan đến âm thanh, xử lý hình ảnh 2. Những điều cần biết về ngành truyền thông đa phương tiện 2.1. Ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Ngành truyền thông đa phương tiện là ngành mà tại đây sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cũng như nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, những kỹ năng phục vụ cho nghiệp vụ báo chí, truyền thông và quảng cáo. Nhằm giúp cho việc biên tập và thiết kế cũng sách báo, viết cho các ấn phẩm báo chí, chế bản điện tử, sáng tạo nội dungl video, có thể tạo ra một website phong phú và ấn tượng. Ngoài ra, khi theo học chuyên ngành truyền thông đa phương tiện thì các sinh viên còn được tiếp cận với các kỹ thuật xử lý liên quan đến hình ảnh, âm thanh, video, kỹ năng thiết kế, có thể tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho công tác truyề thông, quảng cáo và giải trí. Bên cạnh đó, sinh viên còn có được các kỹ năng khác trong việc tạo ra các sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như tạo ra các kỷ sảo trong phim hoạt hình, game, các website, trong đồ họa mô phỏng,... để có thể đáp ứng những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại  một cách toàn diện. Qua trên có lẽ bạn đã trả lời được câu hỏi “ngành truyền thông là gì?” 2.2. Ngành truyền thông đa phương tiện thi khối nào? Tuy thuộc vào mỗi trường sẽ có thi các khối hay xét tuyển tổ hợp môn khác nhau. Sau đây là một số tổ hợp môn xét tuyển thuộc các trường đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện: - Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Tại đây, trường xét tuyển ngành truyền thông đa phương tiện dựa trên tổ hợp các tổ hợp môn là (Toan – Lý – Hóa), (Toán – Lý – Anh), (Toán – Văn – Anh) - Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh Như mọi năm, trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh sẽ xét tuyên ngành truyền thông đa phương tiện dựa trên 4 tổ hợp môn bao gồm: (Văn – Sử – Địa), (Toán – Lý – Anh), (Văn – Địa – Anh), (Toán – Văn – Anh). - Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đối với trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì nhà trường sẽ đưa ra 3 tổ hợp môn trong việc xét tuyển ngành truyền thông đa phương tiện đó là: Văn – Toán – KHXH), (Văn – toán – KHTN), (Toán – Văn – Anh). 2.3. Cơ hội việc làm ngành truyền thông đa phương tiện Theo như tình hình hiện nay ta có thể dễ dàng nhận ra rằng sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã kéo theo sự phát triển vượt trội trong các lĩnh vực báo chí, truyền thông với xu hướng mới. Chính vì vậy mà nhờ vào sự hỗ trợ của hệ thống ngôn ngữ đa phương tiện nhưu âm thanh, hình ảnh, văn bản, tương tác đã giúp cho thông điệp được truyền tải ngày càng trở nên sâu sắc và tinh tế hơn. - Sức hấp dẫn của phương tiện truyền thông hiện đại Công nghệ ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc truyền thông lên ngôi. Tuy nhiên thì theo như nước ta hiện nay thì tỷ lệ các trường, các nơi đào tạo ngành truyền thông lại chưa được nhiều. Hơn nữa các trường lại vẫn giữ chương trình đạo tạo truyền thống mà chưa có sự biến đổi sang các chương trình truyền thông đương đại. Khi các nhãn hàng, các sản phẩm càng nhiều thì đồng nghĩa với việc đời sống của con người càng trở nên nhộn nhịp và đa dạng hơn. Đây cũng chính là lúc các doanh nghiệp cần phải khẳng định mình trước xã hội và khách hàng hơn bao giờ hết. Bởi vậy mà ngay trước nay đây sức mạnh của phương tiện truyền thông hiện được phát huy hơn bao giờ hết. Các sản phẩm truyền thông hiện đại được như phim quảng cáo, video clip, hệ thông nhận diện phương tiện,... luôn được cần sự dàn dựng và sản xuất liên tực gắn liền với các chiến lược truyền thông dài hạn của các doanh nghiệp. Để làm đáp ứng được mục tiêu đó, chúng ta không thể không nhắc lên công lao của phương tiện truyền thông đa phương tiện. - Cơ hội nghề nghiệp đa dạng và giàu triển vọng Sau khi học ngành phương tiện đa phương tiện ra trường, sinh viên có thể xin ứng tuyển ở các vị trí khác nhau đó là quản lý, xây dựng và biên tập những nội dung thuộc lĩnh vực báo chí, ấn phẩm, truyền thông, báo điện tử, nhà xuất bản,...tại các công ty truyền thông, truyền hình và quảng cáo. Hoặc các bạn cũng có thể làm các công việc như viết, biên tập kich bản những bộ phim hoạt hình, viết kịch bản cho các bản game, điện tử trong các công ty xây dựng và phát triển game. Với xã hội hiện nay thì lĩnh vực truyền thông - quảng cáo đang được mọi người chú trọng và nó dần trở thành một phần không thể thiếu của sự phát triển xã hội hiện nay. Chính vì vậy, mà cơ hội việc làm cho những bạn có trình độ học vấn chuyên ngành truyền thông đa phương tiện là rất nhiều. Ngoài các công ty hoạt động trực tiếp các lĩnh vực liên quan thì như công ty truyền thông, quảng cáo, tòa soạn hay đài truyền hình thì các doanh nghiệp có hoạt động ở các lĩnh vực khác cũng có vị trí công việc cần đến những người có chuyên môn truyền thông đa phương tiện. - Điểm đến cho những hoài bão về truyền thông 2.4. Vị trí việc làm cho ngành truyên thông đa phương tiện Học truyền thông ra làm gì? Đây chính là câu hỏi của rất nhiều bạn quan tâm, đặc biệt là những bạn đang có ý định theo học ngành truyền thông và các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. Với sự phát triển của đất nước hiện nay và nhu cầu đời sống của con người thì việc làm truyền thông đa phương tiện luôn chào đón bạn. Tùy thuộc vào chuyên ngành và trình độ học vấn của từng người thì sẽ co những vị trí việc làm sau này khác nhau. Tuy nhiên, cũng có một số công việc chung cho những ai theo ngành truyền thông đa phương tiện. Bạn có thể làm ở các cơ quan, công ty truyền thông, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo hay trong giáo dục, kinh doanh với các vị trí sau: - Làm việc tại vị trí quản lý, biên tập, hoặc lên ý tưởng xây dựng nội dung báo trím ấn phẩm. Làm việc tại các công ty truyền hình, tại đoàn sản xuất phim,... - Chuyên gia thiết kế như thiết kế bào bì, thiết kế bìa sách, thiết kế logo hoặc nhãn hiệu của sản phẩm, dựng phim quảng cáo,... hoặc bạn cũng có thể làm công việc của hệ thống nhận dạng thương hiệu trong các công ty quảng cáo, PR. - Là người đảm nhận công việc xây dựng xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế các chức năng và nội dung cho các công ty phát triển phần mềm , tạo dựng website. - Bạn cũng có thể làm công việc thiết kế đồ họa, mô phỏng các ứng dụng trong y học, công nghiệp, giáo dục, dịch vụ và du lịch,... tại các công ty chuyên về thiết kế đồ họa. - Xin ứng tuyển tại vị trí giảng viên làm công việc giảng dạy tại các trường học, các cơ sở đào tạo và giáo dục có liên quan có đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện. 3. Những điều cần biết về ngành kỹ thuật điện tử truyền thông 3.1. Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông là gì? Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông là ngành được đào tạo những kiến thức liên quan đến lĩnh vực điện tử, truyền thông từ cơ bản đến nâng cao. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến nhất hiện nay như kỹ thuật đo lường điện tử, kỹ thuật mạch điện tử, kỷ thuật truyền số liệu, truyền dẫn quang và xử lý số tín hiệu,... Bên cạnh đó thì sinh viên cũng được tiếp cận và nắm bắt với các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và các hoạt động của mạng truyền thông hiện đại. Đặc biệt sau khi học ngành kỹ thuật điện tử truyền thông, sinh viên còn có khả năng trong việc thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành và sử dụng, duy trì các thiết bị điện tử trong lĩnh vực viễn thông. Đến với ngành kỹ thuật điện tử truyền thông, bạn có thể tiếp cận với các môn học chuyên ngành mang đặc trưng cuarc ngành kỹ thuật điện tử truyền thông như: Vi xử lý – Vi điều khiển, Kỹ thuật siêu cao tần và an ten, Kỹ thuật chuyển mạch tổng đài, Kỹ thuật truyền thanh truyền hình, Kỹ thuật CD,VCD, DVD, Thông tin vi ba vệ tinh &hệ thống viễn thông, Hệ thống thông tin công nghiệp,... Tuy nhiên thì để có thể sau này tốt nghiệp bạn có một hành trang tốt, có một công việc tốt thì ngoài việc cung cấp chương trình lý thuyết thì khi học ngành kỹ thuật điện tử truyền thông bạn còn được tham gia thực hành, thực tập đê nâng cao khả năng chuyên môn và có thêm kinh nghiệm cho công việc sau này. Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông là một ngành đòi hỏi người làm phải có các kỹ năng và các khả năng của người làm. Nắm bắt được đó khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm và các khả năng như tư duy hệ thống, tư duy phân tích, rèn luyện phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp. Với những gì mà bạn có thể học được với chuyên ngành kỹ thuật điện tử truyền thông, bạn có thể nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc một cách nhanh chóng sau khi tốt nghiệp. 3.2. Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông ra làm gì? Ngành kỹ thuật điện tử truyền thông ra làm gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của các bạn trẻ sắp ra trường đang thắc mắc. Vậy với những kiến thức đó, với những kỹ năng đó,... bạn có thể làm ở những vị trí nào, có thể làm ở đâu? Sau đây là một số vị trí công việc có nhu cầu tuyển dụng những bạn chuyên ngành kỹ thuật điện tử truyền thông: - Chuyên viên tư vấn về các thiết bị, vận hành và điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, làm việc tại các tập đoàn viển thông, truyền thông, công nghệ, tại các công ty chuyên tư vấn và thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch,... - Kỹ sư Kỹ thuật điện tử chuyên thiết kế, chế tạo vi mạch và các trang thiết bị điện tử, viễn thông, hệ thống mạng truyền thông, làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông. - Kỹ sư thiết kế và lập trình các hệ thống về các ứng dụng trên các phần mềm điện thoại di động trong các nhà máy sản xuất điện thoại di động. - Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo hoặc Viện nghiên cứu có các lĩnh vực liên quan đến điện tử viễn thông. - Đối với những bạn có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử truyền thông thì có thể làm việc ở vị trí Trưởng bộ phận kỹ thuật, Giám đốc kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn hoạt động trong lĩnh vứ điện tử, viễn thông và truyền thông. - Đối với những bạn đang học ở trình độ trên đậi học và nghiên cứu sinh thì có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực điện tử viên thông trong tương lai. Mong rằng qua bài viết trên, timviec365.vn đã có thể phần nào giúp bạn hiểu rõ được truyền thông đa phương tiện là gì và những thông tin xung quanh ngành truyền thông đa phương tiện. Từ đó, bạn có thể tham khảo trong việc chọn ngành, chọn trường và chọn vị trí việc làm đối với những bạn sắp ra trường.

Xem bài nguyên mẫu tại: Truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì?

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét