Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Depreciation expense là gì? Cách tính nhanh nhất bạn cần biết

Depreciation expense là gì? Cách tính nhanh nhất bạn cần biết

1. Depreciation expense là gì? Depreciation expense là một thuật ngữ năm trong chuyên ngành kế toán, dịch ra thì nó có nghĩa là “khấu hao tài sản”, chuyên dùng để mô tả phương pháp phân bổ chi phí của tài sản cố định của doanh nghiệp trong suốt quá trình và thời gian sử dụng của tài sản đó, có tính chất hao mòn theo thời gian và sự hao mòn này diễn ra một cách khách quan, tương đương với mức hao mòn thông thường. Chính vì vậy, để có thể đánh giá được một cách chính xác nhất về giá trị của tài sản cố định đó, doanh nghiệp phải thực hiện đủ việc phân bổ giá trị của danh sách các tài sản cố định đó vào chi phí trong kỳ kế toán được nêu trong tiêu đề của báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Khoản chi phí đó được gọi là depreciation expense (chi phí khấu hao). Depreciation expense là gì? Depreciation expense thường sử dụng với các loại tài sản có thời gian sử dụng cố định, có tính chất hao mòn theo thời gian và mất dần giá trị trong quá trình sử dụng. Và quá trình depreciation chính là việc định hình giá trị ban đầu của tài sản cố định được trải ra cho các kỳ kế toán và xác định lợi ích của tài sản cố định đó đem lại sẽ bị giảm đi theo thời gian. Để hiểu một cách rõ nét về depreciation expense, chúng ta có thể thông qua ví dụ như sau: Giả sử doanh nghiệp của bạn đang phải chi trả 960.000 USD cho tòa văn phòng đang kinh doanh (trong đó sẽ không bao gồm khoản chi phí về đất đai) và tòa văn phòng đó có thời hạn tuổi thọ ước tính là 80 năm (960 tháng) và không có giá trị cứu hộ. Trường hợp này depreciation expense sẽ được xác định theo phương pháp đường thẳng và được nêu trên mỗi báo cáo thu nhập hàng tháng của doanh nghiệp là $ 2.000 ($ 960.000 chia cho 960 tháng). Chi phí khấu hao được gọi là chi phí không tính toán vì khoản khấu hao hàng tháng, khấu hao hàng tháng (khoản ghi nợ vào Chi phí khấu hao và tín dụng cho Khấu hao lũy kế) không liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt. Do đó,mà các báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cũng được lập theo phương pháp gián tiếp và có thể sẽ phải thêm chi phí khấu hao vào mức thu nhập ròng đó. Một trong những lợi ích cơ bản của depreciation expense chính là việc giúp doanh nghiệp có thể xác định được đúng đắn nhất để tính giá thành cho sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đó đang kinh doanh, và xác định được doanh thu và lợi nhuận một của mình cách chính xác nhất 2. Việc xác định khấu hao và hao mòn tài sản của doanh nghiệp diễn ra như thế nào? Việc xác định khấu hao và hao mòn tài sản của doanh nghiệp diễn ra như thế nào? 2.1. Xác định mức độ hao mòn Trong quá trình sử dụng và tham gia vào các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tài sản cố định có thể sẽ vẫn còn giữ được nguyên được hình thái vật chất ban đầu, thế nhưng xét trên một góc độ thực tế thì chúng ta cũng sẽ phải nhận thấy rằng việc thường xuyên phải chịu ảnh hưởng và tác động từ nhiều điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau cùng là nguyên nhân làm cho các tài sản cố định của doanh nghiệp dần bị suy giảm cả về hình dạng lẫn tính năng lẫn các tác dụng cả về công năng cũng như công suất hoạt động, dẫn đến giá trị của những tài sản cố định này cũng dần bị giảm. Nó được gọi là hao mòn tài sản cố định, trong đó nó sẽ được chia thành 2 dạng thức hao mòn như sau:  - Hao mòn hữu hình. Hao mòn hữu hình của tài sản cố định chính là sự hao mòn về thời gian sử dụng và hình thức vật chất cũng như giá trị của tài sản cố định trong quá trình vận hành và sử dụng của doanh nghiệp. Việc xác định được đúng nguyên nhân của hao mòn hữu hình của tài sản cố định sẽ giúp cho các doanh nghiệp kịp thời đưa ra được những biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn chặn phát triển của sự hao mòn đó - Hao mòn vô hình. Đi cùng với sự hao mòn hữu hình của tài sản cố định chính là sự góp mặt của hao mòn vô hình. Hiểu một cách tổng quan nhất thì sự hao mòn vô hình chính là hao mòn thuần túy về mặt giá trị của tài sản cố định đó. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hao mòn này, nhưng thông thường nó nằm ở việc do doanh nghiệp quá tiết kiệm hao phí lao động xã hội. Tài sản cố định mất giá trị, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cũng vì thế mà giảm dần. Do đó các doanh nghiệp cần phải sớm có những biện pháp kịp thời để khắc phục sự hao mòn đó, bên cạnh đó việc coi trong và đổi mới trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào trong các hoạt động sản xuất cũng chính là một trong những điều cốt lõi mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải nhanh chóng đẩy mạnh. 2.2. Xác định mức depreciation Khấu hao tài sản hay còn được hiểu là việc chuyển dịch dần những giá trị hao mòn của tài sản cố định đó vào chi phí sản xuất trong kỳ kế toán của doanh nghiệp theo phương pháp tính toán thích hợp. Tiến hành khấu hao tài sản chính là quá trình doanh nghiệp tích lũy nguồn vốn để thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định đó. Bởi thế, với mỗi doanh nghiệp việc lập nên quỹ khấu hao tài sản cố định là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong quá trình nâng cấp, cải tiến và đổi mới toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp 3. Cách tính depreciation expense mà các doanh nghiệp cần biết Theo quy định mới nhất của Bộ trưởng Bộ tài chính thì mọi tài sản cố định có liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp thì sẽ đều phải được nằm trong quy chế tính mức khấu hao (depreciation). Trong đó mức tính chi phí khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp và sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán đó của doanh nghiệp. Có khá nhiều những phương pháp khác nhau để doanh nghiệp có thể xác định được mức khấu hao tài sản cố định cho doanh nghiệp mình, tất nhiên là ở mỗi phương pháp cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Và việc lựa chọn phương pháp tính đúng đắn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nguồn vốn cố định của doanh nghiệp. Một số những cách tính depreciation expense mà doanh nghiệp cần nắm được như sau: Cách tính depreciation expense mà các doanh nghiệp cần biết 3.1. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng Phương pháp khấu hao theo đường thẳng hay còn gọi là phương pháp khấu hao tuyến tính. Đây cũng là một trong những phương thức cơ bản được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay Với phương pháp này, mức khấu hao hàng năm và tỷ lệ của mức khấu hao đó sẽ được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định đó theo một công thức như sau: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định : Thời gian sử dụng Ví dụ: Tài sản cố định của doanh nghiệp có giá trị là t tỷ đồng, thời gian sử dụng 5 năm, khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng thì giá trị khấu hao theo từng năm sẽ bằng nhau và bằng 200 triệu đồng/ năm. - Trường hợp nếu doanh nghiệp thực hiện việc trích cho từng tháng thì số khấu hao đó sẽ phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 3.2. Phương pháp khấu hao giảm dần. Phương pháp khấu hao giảm dần thường được các doanh nghiệp sử dụng trong trường hợp để khắc phục những nhược điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng và nhằm đẩy nhanh mức khấu hao tài sản cố định trong năm đầu sử dụng của doanh nghiệp và giảm dần mức khấu hao theo thời hạn sử dụng trong những năm tiếp theo. Phương pháp khấu hao giảm dần đem đến khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới bước chân vào hoạt động muốn quay vòng vốn nhanh để đẩy nhanh quá trình hoạt động và thúc đẩy sản xuất. Có 2 cách tính toán tỷ lệ và mức khấu hao hàng năm trong phương pháp khấu hao giảm dần này là khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng và phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Trong đó: 3.2.1. Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng. Với phương pháp này, thì depreciation expense sẽ được tính bằng cách nhân tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm với giá trị ban đầu của tài sản cố định đó. Với một công thức tính như sau: MKHi = NG * TKHi Trong đó: MKH: Mức tính khấu hao trung bình hàng năm. NG: Nguyên giá của tài sản cố định.  T: Thời gian sử dụng của tài sản cố định (tính theo năm). t: Thứ tự năm cần tính tỷ lệ khấu hao. Phương pháp khấu hao giảm dần có những ưu điểm cơ bản đó là phản ánh chính xác hơn mức hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắm TSCĐ trong những năm đầu sử dụng, hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi của HMVH. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm đó là việc tính toán mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm sẽ phức tạp hơn, số tiền trích khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng thời hạn sử dụng TSCĐ cũng chưa đủ bù đắp toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp. 3.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Với phương thức này, bạn thực hiện theo công thức như sau:  MKHi = Gcđi x TKH   Trong đó: MKHi: Mức khấu hao ở năm thứ i. Gcđi: Giá trị còn lại của TSCĐ vào đầu năm thứ i. TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm (theo phương pháp số dư). Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “depreciation expense là gì” hi vọng rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã có thể đem đến cho bạn một câu trả lời đúng nhất về depreciation expense, cũng như các cách depreciation expense tính hiệu quả nhất nhé. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo bài gốc ở: Depreciation expense là gì? Cách tính nhanh nhất bạn cần biết

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét