Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Kỹ sư cầu nối là gì? Kỹ năng giúp bạn thành công làm kỹ sư cầu nối

Kỹ sư cầu nối là gì? Kỹ năng giúp bạn thành công làm kỹ sư cầu nối

1. Tìm hiểu kỹ sư cầu nối là gì?  Kỹ sư cầu nối còn được xuất hiện với diện mạo là “BrSE” là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Bridge System Engineer Sở dĩ tôi nói cái tên gây nhiều hiểu nhầm bởi sự xuất hiện của chữ “cầu” khiến nhiều người liên tưởng nghề này có liên quan tới ngành cầu đường làm việc ngoài trời để thi công các công trình đường cầu. Thế nhưng đây là một nghề thuộc lĩnh vực hoàn toàn khác – lĩnh vực công nghệ.  Kỹ sư cầu nối còn được xuất hiện với diện mạo là “BrSE” là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Bridge System Engineer. Thuật ngữ này được dùng trong chuyên ngành dùng để chỉ những người thực hiện nhiệm vụ kết nối nhóm làm việc, công ty với khách hàng nhằm đảm bảo hai bên có sự hợp tác thuận lợi, trong quá trình thực thi công việc phải hiểu nhau. Công việc kỹ sư cầu nối xuất hiện khi các công ty Nhật bản thành lập ngày càng nhiều ở Việt Nam, tạo ra cơ hội việc làm hấp dẫn các bạn trẻ.  Làm nghề kỹ sư cầu nối phải là người theo sát, kiểm tra từ đầu tới cuối dự án để có nắm được tình hình làm việc, ứng phó kịp thời nếu có sai sót xảy ra.Đó là yêu cầu cơ bản của nghề cần phải đáp ứng, không để rủi ro xảy ra mới bắt đầu tìm giải pháp khắc phục. Người làm nghề phải đảm nhận nhiều công việc thay đổi theo từng giai đoạn từ khi bắt đầu đến lúc bàn giao sản phẩm hoặc theo quy mô của từng dự án.  2. Vai trò của kỹ sư cầu nối  Người làm kỹ sư cầu nối thường đảm nhận rất nhiều vai trò Người làm kỹ sư cầu nối thường đảm nhận rất nhiều vai trò khiến không ít người thắc mắc đặt câu hỏi “Vì sao?” Để trả lời cho câu hỏi này Timviec365.vn xin đáp lại nhiệm vụ chính của kỹ sư cầu nói là trao đổi thông tin với khách hàng, thu thập nhu cầu về sản phẩm phần mềm khách hàng cần cung cấp, từ đó lên kế hoạch, mục tiêu và kiểm soát tiến độ phát triển của các dự án cho đến khi kết thúc.  Nhưng đó chưa phải là điểm dừng chân cho nhiệm vụ của kỹ sư cầu nối. Khi dự án kết thúc, công việc tiếp theo của kỹ sư cầu nối cần kiểm tra, hoàn thành và bàn giao sản phẩm cho khách hàng. Xuyên suốt dự án đều xuất hiện bóng dáng của người kỹ sư cầu nối, công việc ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các dự án. Vì thế vai trò của kỹ sư cầu nối rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ.  3. Tố chất cần có để kỹ sư cầu nối thực hiện công việc hàng ngày  3.1. Công việc của kỹ sư cầu nối Công việc của kỹ sư cầu nối mỗi ngày Công việc của kỹ sư cầu nối tuy khác nhau theo từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhưng đa phần là cần thực hiện khá nhiều công việc hàng ngày như: - Liên lạc với khách hàng qua email và thực hiện quản lý, xử lý các email đó  - Lên kế hoạch công việc hàng ngày - Theo sát quy trình làm việc các dự án nhằm đảm bảo tiến độ  - Đánh giá công việc hàng ngày  - Lập báo hàng hàng tuần, hàng tháng tiến độ dự án vừa cho công ty vừa cho khách hàng để họ nắm bắt được tiến độ làm việc theo đúng thời gian thỏa thuận  Trên đây chỉ là các công việc cơ bản mà kỹ sư cầu nối làm việc trong bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng cần thực hiện tuy nhiên thực tế lại cho thấy công việc của mỗi kỹ sư cầu nối thay đổi khá nhiều khi bắt tay tiến hành vào dự án và thay đổi đồng thời theo từng giai đoạn của dự án. Cụ thể công việc được chia ra thành các giai đoạn như sau:  - Bắt đầu dự án: Trong giai đoạn này việc xây dựng một nhóm chuyên môn có trình độ cao là vô cùng cần thiết để thuyết phục khách hàng tin tưởng khả năng hoàn thành dự án đúng thời gian. Tiếp đó kỹ sư cầu nối sẽ phải đảm nhận tiếp các công việc như liên hệ với khách hàng, thu thập thông tin tiến hành nghiên cứu yêu cầu khách hàng rồi lên kế hoạch dự án, trực tiếp code và test sản phẩm mẫu để chào hàng tới khách hàng,… Bước đầu xây dựng dựng một dự án thành công. Một lưu ý là trong quá trình thực hiện mọi việc phải bảo mật an toàn phòng rủi ro thông tin bị lộ ra bên ngoài cho đối thủ  - Tiến hành dự án: Khi đã có dự án và mọi công tác chuẩn bị đã chu đáo, kỹ sư cầu nối tiếp tục giám sát hoạt động để quản lý nhóm đảm bảo quy trình thực hiện đúng như kế hoạch đã được thiết lập với khách hàng. Mỗi tuần, mỗi tháng kỹ sư cầu nối có trách nhiệm lập báo cáo về tiến độ dự án và đàm phán với khách hàng khi có vấn đề phát sinh để kịp thời sửa chữa đồng thời để thay đổi sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Chẳng hạn, đàm phán mỗi ngày về tiến độ hình thành sản phẩm với khách hàng để xem họ có nhu cầu thêm chức năng hay không. Nếu có, kỹ sư cầu nối tiếp nhận thay đổi rồi đưa ra phương án thi hành để khách hàng lựa chọn sau khi họp với nhóm làm việc.  - Kết thúc dự án: Khi sản phẩm đã hoàn thành trước khi kết thúc vai trò và trách nhiệm của mình, kỹ sư cầu nối tiến hành kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm và ban giao tới khách hàng theo đúng yêu cầu, thời gian ký kết.  3.2. Tố chất cần có ở kỹ sư cầu nối  Người kỹ sư phải thật linh hoạt, nhạy bén để thích ứng với từng điều kiện Từ những phân tích trên đây có thể thấy công việc của kỹ sư cầu nối không khi nào vắng mặt trên suốt chặng đường từ khi bắt đầu cho đến ngày sản phẩm đến tay khách hàng. Các công việc đảm nhận đều vô cùng quan trọng và khá áp lực, không cố định mà cần kỹ sư cầu nối phải kịp thời ứng phó với thay đổi bất chợt trong quá trình thực hiện dự án. Từ đó đòi hỏi người kỹ sư phải thật linh hoạt, nhạy bén để thích ứng với từng điều kiện, chủ động đối phó với thay đổi tiêu cực và hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc. Bên cạnh đó, để công việc được thực hiện “thuận buồm xuôi gió” kỹ sư cầu nối cần đảm bảo rèn luyện cho bản thân những tố chất sau:  - Điềm tĩnh: Kỹ sư cầu nối là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng để nắm bắt được yêu cầu của họ rồi phân tích cho khách hàng những nhu cầu nào có thể thực hiện, những nhu cầu nào cần thay đổi để phù hợp với điều kiện kỹ thuật. Ngoài ra trong lĩnh vực này, kỹ sư cầu nối đảm nhận luôn vai trò của một nhân viên kinh doanh thương lượng về giá, đưa ra những dẫn chứng nhằm thuyết phục khách hàng với chuyên môn của bản thân và thời gian thực hiện dự án phù hợp với cả khách hàng và năng lực làm việc của các thành viên trong nhóm. Đó là những đặc trưng công việc cần tố chất điềm tĩnh của người kỹ sư cầu nối - Tính trách nhiệm cao: Kỹ sư cầu đường đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng trên xuất hành trình thực hiện dự án ngay từ khi bắt đầu cho tới khi sản phẩm tới tay khách hàng và nhận lại sự thỏa mãn. Vì vậy kỹ sư cầu nối chuyên nghiệp phải thực sự có trách nhiệm để đi trọn vẹn con đường - Chịu khó học hỏi: Khi đã ở vị trí một kỹ sư có ai đủ tự tin cho rằng mình biết hết mọi thứ về công nghệ không? Kiến thức là vô tận, không ai biết hết mọi việc. Kỹ sư cầu nối thực hiện rất nhiều công việc bởi vậy họ cần kiến thức và kỹ năng tổng hợp để đảm bảo am hiểu hoạt động quản lý ở mọi giai đoạn công việc. Phải chịu khó học học hỏi để có cơ hội ngày một thăng tiến hơn  - Nhẫn nại: Không phải cứ ra trường với tấm bằng đại học trên tay là có thể ngay lập tức làm tốt ở vị trí một kỹ sư cầu nối mà để đảm nhận vai trò này cần khoảng thời gian 2 năm trở lên để có thể làm việc độc lập. Vì thế trong khoảng thời gian này tính nhẫn nại cần được phát huy để học hỏi, rèn luyện kỹ năng cần thiết tạo bước đệm cho thành công trong tương lai.  4. Kỹ năng “sống sót” trong nghề kỹ sư cầu nối Kỹ sư cầu nối cần đảm bảo rèn luyện nhiều kỹ năng  Kết hợp với tố chất chất, kỹ sư cầu nối cần đảm bảo rèn luyện 4 kỹ năng sau: - Kỹ năng code: là một trong những kỹ năng chuyên môn để triển khai công việc hiệu quả. Code là một trong những công việc nằm trong giai đoạn đầu kỹ sư cầu nối cần thực hiện. Bởi vậy buộc bạn phải biết code, thậm chí phải giỏi code mới có thực hiện công việc từ A – Z và quản lý được nhóm làm việc đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh khi code - Kỹ năng ngoại ngữ: Với kỹ sư cầu nối thị trường Nhật chính là môi trường làm việc tốt nhất, mở ra cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam hiện nay. Vì vậy bạn cần trình độ tiếng Nhật N2 để có thể làm việc trong môi trường có sếp, đồng nghiệp là người Nhật. Đồng thời tiếng Anh cũng là yêu cầu ngôn ngữ không thể thiếu để kỹ sư cầu đường giao tiếp với khách hàng là người nước ngoài hay sử dụng để tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu hay trên khắp thế giới  - Kỹ năng giao tiếp: Như đã nói, công việc của kỹ sư cầu nối bao gồm cả công việc của nhân viên kinh doanh phải gặp gỡ, đàm phán với khách hàng. Vậy nên sở hữu kỹ năng giao tiếp giúp họ biết cách trao đổi công việc với khách hàng, thuyết phục được khách hàng, thu thập thông tin để hiểu rõ khách hàng. Khi trình bày vấn đề ngắn gọn, dễ hiểu, đầy đủ,…  - Kỹ năng tự học: Kỹ sư cầu nối đảm nhận nhiều công việc, mỗi công việc lại cần có kiến thức chuyên môn khác nhau mà kiến thức là vô tận, ngoài kiến thức được đào tạo trong nước, kỹ sư cầu nối còn phải tích lũy trong quá trình làm việc, tìm hiểu thêm tư liệu của nước ngoài để bổ sung kiến thức còn thiếu sót. 5. Cơ hội việc làm kỹ sư cầu nối hiện tại và tương lai  Cơ hội việc làm kỹ sư cầu nối hiện tại và tương lai ​ Với lợi thế về nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ với tỷ lệ cao, Việt Nam đã và đang nằm trong sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh phần mềm của Nhật Bản khi muốn tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao mà chi phí thuê nhân công lại thấp. Nhu cầu nhân sự cho vị trí kỹ sư cầu nối nối trong các công ty phần mềm Nhật Bản không khi nào “tắt” khi mà vị trí này mang tầm quan trọng chủ chốt, trở thành đặc trưng riêng của lĩnh vực hoạt động này để kết nối được với các đối tác nước ngoài.  Không những vậy cơ hội việc làm kỹ sư cầu nối còn mở rộng cho lao động Việt tại Nhật Bản – xứ sở hoa anh đào. Nhật Bản là nước kinh tế phát triển, thế nhưng lao động của họ lại không đủ để đáp ứng tiến độ phát triển này trong đó ngành công nghệ thông tin thiếu tới 50.000 lao động. Vì vậy Nhật Bản đã liên kết với Việt nam chấp nhận chứng chỉ kỹ sư công nghệ thông tin. Mở ra con đường hấp dẫn cho các bạn trẻ đến với vị trí có mức lương hấp dẫn trải nghiệm môi trường sống mới.  Hiểu kỹ sư cầu nối là gì cùng với những chia sẻ về tố chất và kỹ năng làm việc nghề kỹ sư cầu nối trên đây có thể cần thiết với ai đang mông lung trên con đường định hướng nghề nghiệp. Hy vọng thông tin được Timviec365.vn cung cấp trên đây là hữu ích với mọi người. Chúc các bạn thành công trên bước đường tương lai phía trước.

Coi bài nguyên văn tại: Kỹ sư cầu nối là gì? Kỹ năng giúp bạn thành công làm kỹ sư cầu nối

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét