Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Nên học văn bằng 2 ngành gì? Sự hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp

Nên học văn bằng 2 ngành gì? Sự hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp

1. Tại sao nên học văn bằng 2  Văn bằng 2 là một loại bằng đại học thứ hai ở một chuyên ngành khác sau khi sinh viên đã sở hữu hoặc đang theo học ít nhất một ngành chính quy. Học văn bằng 2 là xu hướng của nhiều bạn sinh viên hiện nay. Bởi lẽ mọi người đều nhận ra được những ích lợi của nó đối với tương lai và sự nghiệp sau này.   1.1. Hoàn thiện kỹ năng chuyên môn  Tại sao nên học văn bằng 2  Khác với bằng cao học, văn bằng 2 được tự do lựa chọn ngành chứ không bắt buộc phải theo tiếp cấp độ trên của ngành học thứ nhất. Người học văn bằng 2 đa phần là mong muốn được hoàn thiện trọn vẹn kỹ năng chuyên môn của mình. Điều này cũng rất dễ hiểu khi các vị trí tuyển dụng hiện nay không bao giờ giới hạn trong một yêu cầu chuyên môn nào đó, mà thường kèm theo các kỹ năng khác. Ví dụ tuyển phóng viên báo chí, có thể sẽ được yêu cầu thêm trình độ tiếng Anh, hay làm văn phòng ở các vị trí cao các bạn sẽ được yêu cầu thêm trình độ quản lý. Không những thế, việc có được 2 văn bằng 2 cùng một lúc sẽ khiến bạn có khả năng được ngồi ở một vị trí cao hơn, hoặc thương lượng được một mức lương cao hơn gấp đôi mức lương của một người chỉ có duy nhất một bằng đại học chính quy.  1.2. Thêm nhiều cơ hội làm việc  Tiếp đó, việc sở hữu thêm một văn bằng thứ 2 ngành khác còn giúp chủ nhân có thêm nhiều cơ hội việc làm. Bởi lẽ, dựa trên tình hình việc làm chung hiện nay thì có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ làm trái ngành. Sau khi tốt nghiệp hoặc đang học sẵn một chuyên ngành chính quy, sinh viên cảm thấy không phù hợp có thể lựa chọn học tiếp thêm một văn bằng 2 thay vì từ bỏ hẳn ngành học hiện tại để thi lại ngành học mới. Điều này vừa tiết kiệm thời gian của bạn, vừa đảm bảo rằng bạn có thể làm được cả 2 công việc ở 2 lĩnh vực khác nhau với 2 bằng đại học. Cơ hội làm việc của bạn sẽ được nhân đôi lên, và không có lý do gì để nhà tuyển dụng từ chối một ứng viên có đến 2 bằng đại học chuyên môn. Điều nay sẽ giúp xóa bỏ tình trạng làm trái ngành và bị sa thải trong quá trình làm việc không đảm bảo.  1.3. Mở rộng mối quan hệ  Ngoài ra, khi bạn theo học một ngành văn bằng 2 nào, đồng nghĩa với việc bạn sẽ học chung lớp với những nhóm người khác nhau, tầng lớp khác nhau. Nó sẽ bao gồm 2 nhóm đối tượng sau: Thứ nhất là những người ở các ngành khác học cùng văn bằng 2 như bạn  Thứ hai là những người đang học và làm sẵn ở ngành văn bằng 2 mà bạn lựa chọn  Đối với nhóm đối tượng thứ nhất thì bạn sẽ được làm mở rộng mối quan hệ của mình với những người ở các lĩnh vực khác. Nhờ vào đó nó có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống sau này khi bạn cần sự hỗ trợ giúp đỡ về ngành nghề lĩnh vực mà người kia đang hoạt động. Đối với nhóm đối tượng thứ hai, khi bạn có được mối quan hệ này, bạn có cơ hội học và tiếp thu kiến thức văn bằng hai nhanh hơn nhờ vào sự hỗ trợ của những người đang học sẵn chuyên ngành này.  2. Một số ngành thích hợp để học văn bằng 2 2.1. Ngoại ngữ  Ngoại ngữ là một trong những kỹ năng quan trọng đối với tất cả các ngành nghề và vị trí việc làm hiện nay. Đó là lý do vì sao, ngoại ngữ luôn được xếp vào đầu danh sách những ngành đáng để học văn bằng hai. Ngành ngoại ngữ có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, tuy nhiên nổi trội nhất là 4 thứ tiếng: Anh, Trung, Nhật, Hàn. Thông thường khi các sinh viên đã tốt nghiệp các ngành về chuyên môn sẽ thường tiếp tục đăng ký học văn bằng hai một trong 4 ngôn ngữ trên. Xét trên tình hình việc làm hiện nay thì các công ty Trung, Nhật và Hàn là 3 nước có doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam nhiều nhất, trong đó tiếng Anh là loại ngôn ngữ phổ thông gần như bắt buộc mỗi người phải biết. Chính vì vậy khi có thêm văn bằng 2 ngoại ngữ kết hợp với các trình độ chuyên môn, ứng viên sẽ được ưu tiên hơn khi tuyển dụng.  2.2. Luật  Luật là ngành thứ hai mà rất nhiều người lựa chọn để học văn bằng hai. Cũng giống như ngoại ngữ, luật cũng được chia làm nhiều nhóm: luật dân sự, luật thương mại, luật hình sự, luật kinh tế, luật hành chính, … Tất cả các nhóm luật đều không ít thì nhiều ảnh hưởng đến mỗi nghề nghiệp, lĩnh vực của con người hoạt động. Vì thế, việc sở hữu một tấm bằng văn bằng 2 về luật liên quan trực tiếp đến chuyên môn của bạn có ý nghĩa rất lớn đến việc định hình trình độ chuyên môn của bạn. Hãy thử tưởng tượng bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh mà lại biết về luật thương mại hay luật kinh tế, nó sẽ thực sự giúp ích cho công việc của bạn rất nhiều. Đó cũng là lý do vì sao nhà tuyển dụng cũng sẽ muốn tuyển những ứng viên có 2 tấm bằng đại học mà trong đó là một bằng về luật.  Nên học văn bằng 2 ngành luật 2.3. Quản trị  Thứ ba là ngành quản trị. Quản trị rất đa dạng từ quản trị doanh nghiệp, quản trị khách sạn, quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, … tuy nhiên nhìn chung những ngành quản trị này đều hướng đến mục tiêu là khả năng lãnh đạo và quản lý. Học văn bằng 2 về quản trị giúp bạn có cái nhìn tổng quát về lĩnh vực nghề nghiệp của bạn. Không chỉ vậy nó còn bồi dưỡng cho bạn khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm rất tốt. Sẽ không ngoa nếu như nói học văn bằng 2 về quản trị như việc bạn có thêm một tấm vé chống trượt cho bất kỳ vị trí tuyển dụng nào. Bởi lẽ không ai có thể khước từ được một ứng viên vừa có chuyên môn tốt lại vừa biết làm quản lý, đó là điều tuyệt vời nhất mà ai cũng mong muốn khi tìm kiếm nhân lực cho doanh nghiệp của mình.  3. Cách chọn ngành học văn bằng 2 hợp lý  3.1. Chọn theo chuyên ngành mình đang học  Có rất nhiều cách để chọn ngành học văn bằng 2 sao cho hợp lý và hữu ích với bạn nhất. Trong đó cách mà được nhiều người ứng dụng nhất đó chính là chọn theo chuyên ngành chính của mình. Nghĩa là dựa theo ngành học chuyên môn của mỗi người để chọn một ngành học thứ hai có liên quan mật thiết để giúp trình độ chuyên môn của họ được nâng cao. Ví dụ như loại văn bằng 2 về quản trị là một xu hướng chọn học văn bằng 2 nhằm hoàn thiện hơn năng lực chuyên môn của ứng viên. Hoặc ví dụ như chuyên ngành báo chí thì nên học thêm văn bằng 2 về luật, hay chuyên ngành bất động sản nên học thêm chuyên ngành về luật, … Bạn cần tìm ra điểm mấu chốt nhất trong chuyên môn của mình để phát triển và bồi dưỡng nó hơn thông qua việc học văn bằng 2.  3.2. Chọn theo xu hướng tại nơi mình làm việc  Bên cạnh việc chọn ngành học văn bằng 2 theo chuyên môn chính, bạn còn có thể chọn theo xu hướng việc làm tại nơi mình dự định làm việc. Điều này là thực sự thiết thực trong một xã hội mà làm trái nghề cũng như mất cân bằng nghề nghiệp hiện nay. Bạn buộc phải là người biết phân tích và đánh giá thực trạng để tìm cho mình con đường sự nghiệp đúng đắn nhất. Thay vì ai cũng đua nhau lao vào các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để lập nghiệp, thì chúng ta hãy nghĩ rằng các công việc tại các tỉnh thành khác đang thiếu hụt như thế nào. Như vậy các bạn sẽ tự mở cửa cho cơ hội của mình. Cách đánh giá dựa trên đặc điểm địa hình, kinh tế, xã hội tại vùng miền. Ví dụ bạn đang muốn làm việc tại Ninh Bình thì các bạn nên học thêm văn bằng 2 về lữ hành, du lịch, vì hiện nay ở đây đang rất phát triển về du lịch, … Đó chính là cách giúp bạn luôn ở thế chủ động với sự nghiệp của mình.  Cách chọn ngành học văn bằng 2 hợp lý  Trên đây là 2 cách hiệu quả nhất để chọn ngành nên học văn bằng 2, ngoài ra còn rất nhiều cách khác phụ thuộc vào mục đích việc làm của bạn. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên, các bạn đã tự trả lời được cho mình “Nên học văn bằng 2 ngành gì?” chưa? Việc sở hữu văn bằng 2 là một điều rất tốt hiện nay. Nếu bạn đang băn khoăn về điều này, có thể tham khảo các xu hướng việc làm trên timviec365.vn để có cho mình lựa chọn học văn bằng 2 hợp lý nhất.  Tại đây đang có rất nhiều các cơ hội việc làm chờ những tấm bằng văn bằng 2 của ứng viên đó!

Coi thêm tại: Nên học văn bằng 2 ngành gì? Sự hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét