1. Swift code là gì? Thực tế thì Swift là từ được viết tắt của Hiệp hội viễn thông Tài chính liên Ngân hàng toàn cầu dưới dạng tiếng anh, cụ thể là Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication. Vào năm 1973 tại Bỉ tổ chức tài chính đã được ra đời cùng với sự góp mặt của 200 quốc gia, tương đương với 9000 ngân hàng. Với chức năng hoạt động chính của tổ chức tài chính này chính là kết nối, tạo ra sự liên kết giữa các ngân hàng thành viên. Hay nói dễ hiểu hơn thì nhiệm vụ chính của tổ chức chính là giúp cho các ngân hàng thành viên có thể giao dịch chuyển/ nhận tiền quốc tế một cách dễ dàng với nhiều chính sách bảo mật hơn và chi phí phát sinh cũng được tối giản hơn. Còn Code là mã, mã số. Vậy mã Swift code là gì? Swiftcode được quản lý bởi Hiệp hội viễn thông Tài chính liên Ngân hàng toàn cầu, là một dạng mật mã được các ngân hàng/tổ chức hoạt động tài chính bất kỳ sử dụng nhận diện thương hiệu, thường sẽ chứa đựng từ 8 đến 11 ký tự gồm chữ và số. Là một mã số được tạo cũng như quy định riêng biệt dành cho từng tổ chức để vừa phân biệt giữa các tổ chức khác, thậm chí là phân biệt được với các tổ chức tài chính quốc tế khác. Vừa tạo sự thuận tiện trong quá trình giao dịch với thị trường liên ngân hàng. Trên thực tế khi khách hàng thực hiện giao dịch thì đều không mấy quan tâm đến mã Swift code này, nhưng nếu đó là giao dịch quốc tế thì bạn sẽ không thể nào bỏ qua được vai trò của mật mã này. Bởi khi bạn cung cấp được mã Swift code thì mới có thể thực hiện được lệnh chuyển/ nhận tiền như bình thường. Swift code là gì? Cũng có nhiều tổ chức coi mã Swift code giống như Business Identifier Codes/ BIC vì bản chất thì chúng đều có ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên khi so sánh thì hệ thống của tổ chức Swift thì có thể nói là cao hơn, vì từ trước đến nay chưa từng có bất kỳ một trường hợp nào mà Hacker có thể xâm nhập vào hệ thống để thực hiện hành vi không lành mạnh, hay cũng chưa từng bị đánh cắp thông tin hay rò rỉ thông tin nào của khách hàng. Và đương nhiên cũng có thể đảm bảo được cho khách hàng có thể tránh được tối đa những rủi ro. Chính vì vậy, nếu các ngân hàng hay tổ chức tài chính muốn được trở thành thành viên trong tổ chức này thì sẽ phải trải qua một quá trình khắt khe, không chỉ đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đã được quy định của các văn bản theo yêu cầu của SWIFT mà còn cả của hệ thống kết nối phổ biến nhất tại thời điểm đó. 2. Giải mã điều bí ẩn của mã Swift code Sau khi đã hiểu được phần nào về Swift code là gì? Thì có lẽ các bạn cũng đang thắc mắc về những điều bí ẩn của dãy mật mã chứa 8 ký tự đến 11 ký tự của Swift code đúng không? Chúng ta sẽ cùng nhau giải mã chúng nhé! 2.1. Cấu tạo của mã Swift code Thật ra khi nhiều bạn nhìn vào những dòng Swift code sẽ nảy sinh suy nghĩ rằng, đó là những ký tự được tạo nên một cách ngẫu nhiên miễn sao nó riêng biệt và nhận diện được thương hiệu giữa các ngân hàng. Tuy nhiên không phải vậy, những ký tự đó đều được hình thành dựa theo sự sắp xếp và chọn lọc một cách khoa học như đã được quy ước bởi tổ chứcSwift. Cụ thể như sau: AAAA BB CC DDD Trong đó: – Bank code - 4 ký tự đầu tiên AAAA là mã ngân hàng: Chức năng của các ký tự này chính là để phân biệt giữa tổ chức hoạt động tài chính hoặc ngân hàng với nhau. Theo như công thức thông dụng nhất, 4 ký tự định danh của ngân hàng này sẽ chính là được viết tắt của chính ngân hàng hay tổ chức đó dưới dạng tiếng Anh. Đặc biệt là 4 ký tự đầu tiên này sẽ không được chứa số và phải thuộc ký tự từ A – Z trong bảng chữ cái. – Country code - 2 ký tự tiếp theo quy định mã quốc gia: Dựa theo quy chuẩn ISO 3166-1 alpha-2 nên 2 ký tự tiếp theo trong Swift code đã được hình thành. Đơn giản, các bạn có thể hiểu đó chính là mã hóa từ ký tự viết tắt của quốc gia mà ngân hàng/ tổ chức tài chính đang hoạt động dưới dạng tiếng Anh. Ví dụ như nước ta sẽ được viết tắt là VN, còn ngân hàng ở Nhật Bản sẽ thì trong mã code ở vị trí thứ 5+6 là JP. – Location code - 2 ký tự tiếp theo quy định mã vùng: Tức là xác định vị trí của ngân hàng/ tổ chức hoạt động tài chính đó. Với phần ký tự thì không có yêu cầu gì là chữ hay số, tuy nhiên ở Việt Nam mã vùng thường được sử dụng chính là là VX. – Bank branch code - 3 ký tự cuối cùng: Có chức năng để nhận diện chi nhánh. Tuy nhiên 3 ký tự này cũng không có quy định hay bắt buộc phải có trong mã, tuy nhiên nếu bạn muốn được phân biệt giữa các chi nhánh để thuận tiện cho việc chuyển/ nhận tiền từ nước ngoài của khách hàng thì cũng có thể cung cấp thêm. Nhưng trong quá trình chuyển/ nhận tiền từ nước ngoài thì chỉ cần nhập 8 ký tự là đã đủ điều kiện để thực hiện được giao dịch. Giải mã điều bí ẩn của mã Swift code Như vậy, các bạn có thể hình dung được phần nào về công thức chung của mã Swift Code của một ngân hàng/ tổ chức hoạt động tài chính ở Việt Nam sẽ tồn tại dưới dạng chung: AAAA VN VX. 2.2. Ví dụ về mã Swift code Để các bạn hiểu rõ hơn thì tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, có tên viết tắt là MBBank. Vậy bank Swift code là gì? Mã Code: MSCB VN VX Trong đó: - MSCB là 4 ký tự được viết tắt Tên giao dịch quốc tế của ngân hàng MBbank - Military Commercial Joint Stock Bank. - VN là 2 ký tự nhận diện quốc gia Việt Nam. - VX là hai ký tự xác định vị trí ngân hàng đóng trụ sở. 3. Một số thông tin quan trọng khác về Swift Code/ Mã nhận diện Ngân hàng 3.1. Ý nghĩa của Swift Code Với ý nghĩa đầu tiên mà chúng ta cùng nhau nghĩ đến sau khi tham khảo những nội dung ở trên, có lẽ đều giống nhau, đó chính là để nhận diện được giữa các ngân hàng/ tổ chức hoạt động tài chính trong nước và quốc tế với nhau. Trên thực tế thì bất cứ một ngân hàng/ tổ chức tài chính đều coi mã Swift Code chính là một thứ rất quan trọng trong quá trình phát triển thương hiệu, nhất là trên thị trường quốc tế. Bởi khi có mã Swift Code sẽ giúp cho khách hàng cho thể thực hiện các giao dịch nhận/ chuyển tiền quốc tế được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Bởi khi thực hiện những giao dịch này thì khách hàng ngoài việc được yêu cầu nhập các thông tin về Tên tài khoản, Số tài khoản, Tên ngân hàng thì còn phải cung cấp thêm Mã Swift Code để tiến hành thực hiện giao dịch. Chính vì vậy nhiều khách hàng thực hiện nhiều lần giao dịch quốc tế có lẽ cũng đã quá quen cũng như thuộc mã Swift Code mà mình thường sử dụng để giao dịch. Ý nghĩa của Swift Code Ngoài ra, nhờ vào những con số của mã Swift Code thì bạn cũng có thể biết được ngân hàng đó có tên gọi quốc tế là gì, đóng trụ sở tại quốc gia nào hay chi nhánh nào hay thậm chí là địa chỉ. Như vậy, nếu bạn có không may thực hiện giao dịch chuyển tiền nhầm thì cũng có thể liên hệ với ngân hàng đó để nhờ chuyển lại. 3.2. Ưu điểm của Swift code Với ưu điểm đầu tiên mà chúng ta không thể bỏ qua khi muốn tìm hiểu về số Swift Code là gì? Đó chính là nâng cao được hệ thống bảo mật thông tin cùng với đó là dễ dàng hơn trong vấn đề chi phí giao dịch thấp hơn. Bởi hệ thống Swift như đã giải thích ở trên thì nó chính là một hệ thống ngân hàng toàn cầu, tuy nhiên lại chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng/ tổ chức tài chính; nên đương nhiên việc mật cao và an toàn cũng sẽ cao hơn so với một số hệ thống tài chính khác. Ngoài ra, các giao dịch quốc tế của hệ thống Swift cũng có tốc độ truyền thông tin tương đối nhanh. Và nó cũng cho phép người dùng, khách hàng có thể thực hiện được giao dịch với số lượng lớn mà vô cùng nhanh chóng, không xảy ra trường hợp bị lỗi gián đoạn. Có thể nói đây chính yếu tố mà khách hàng đánh giá cao, khi sử dụng các dịch vụ liên quan này, nhất là đối với những khách hàng thường xuyên phải thực hiện những giao dịch quốc tế có chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro tài chính. Bên cạnh đó, việc thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài dựa theo mã Swift code, đều được tổ chức Swift sẽ tuân theo một thể thống nhất trên toàn thế giới. Cho nên các ngân hàng/ tổ chức tài chính nào tham gia vào tổ chức Swift đều được công bằng với cộng đồng ngân hàng trên thế giới. 4. Mã Swift Code của một số ngân hàng tại Việt Nam - Swift Code Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV); Mã Swift code: BIDVVNVX; - Swift Code Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu; Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Joint Stock Bank (ACB); Mã Swift code: ASCBVNVX; - Swift Code Ngân hàng kỹ thương Việt Nam ; Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Technological And Commercial Joint Stock Bank (Techcombank); Mã Swift code: VTCBVNVX; - Swift Code Ngân hàng công thương Việt Nam; Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Industry and Trade (VietinBank); Mã Swift code: ICBVVNVX; - Swift Code Ngân hàng ngoại thương Việt Nam; Tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Vietnam (VietcomBank); Mã Swift code: BFTVVNVX; - Swift Code Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development (Agribank); Mã Swift code: VBAAVNVX; - Swift Code Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Prosperity Bank (VPBank); Mã Swift code: VPBKVNVX; - Swift Code Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; Tên giao dịch quốc tế: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (Sacombank); Mã Swift code: SGTTVNVX; - Swift Code Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Tên giao dịch quốc tế: Military Commercial Joint Stock Bank (MB Bank); Mã Swift code: MSCBVNVX. Mã Swift Code Bảng 1 Mã Swift Code Bảng 2 Mã Swift Code Bảng 3 Mã Swift Code Bảng 4 Mã Swift Code Bảng 5 Ngoài ra trên thị trường Việt Nam vẫn còn khá nhiều ngân hàng và tổ chức hoạt động tài chính khác nưa, các bạn có thể tham khảo thông tin trên hình ảnh. Hy vọng với những chia sẻ ở trên về Swift code là gì? trên timviec365.vn đã mang lại nhiều thông tin hữu ích đến các bạn!
Xem nguyên bài viết tại: Swift code là gì? Cùng các thông tin hữu ích xoay quanh về Swift code
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét