1. Tìm hiểu chung về toán kinh tế 1.1. Toán kinh tế là gì? Như chúng ta đã biết, khi nhắc đến toán là điển hình của những con số và phép cộng trừ nhân chia vô cùng rắc rối. Thế còn toán kinh tế được hiểu như thế nào? Toán kinh tế là chính là một môn khoa học chuyên vận dụng toán học để phân tích các mô hình kinh tế, từ đó sẽ hiểu hơn về quy luật kinh tế của thị trường đầy biến động. Toán kinh tế đối với nhà quản lý vô cùng quan trọng, thông qua những phần tích của toán kinh tế về thị trường mà họ sẽ có những quyết định về sản xuất cho doanh nghiệp. Toán kinh tế còn là một chuyên ngành của kinh tế học, chuyên nghiên cứu và áp dụng toán vào việc phát triển kỹ thuật để giải quyết vấn đề về kinh tế và thị trường. Toán kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dựa vào những phân tích từ toán kinh tế mà người quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra những bước đi chiến lược cho sự phát triển. Toán kinh tế còn được biết đến với tên tiếng anh là “Mathematical Econnomics”, ngành toán kinh tế bao gồm hai chuyên ngành chính là: Chuyên ngành toán kinh tế và chuyên ngành toán tài chính. Hai chuyên ngành này đều liên quan đến toán rất nhiều, chính vì thế môn thi vào ngành này chủ yếu là môn toán. Tìm hiểu chung về toán kinh tế 1.2. Tổ hợp môn xét tuyển thi vào toán kinh tế Chắc hẳn đây chính là những thông tin mà các con “mọt sách toán” tìm kiếm bấy lâu nay, tổ hợp môn xét tuyển để thi vào ngành không đa dạng như những ngành khác và môn chủ yếu xuất hiện cũng chính là môn toán. - Tổ hợp môn: Toán, Lý, Hóa (ký hiệu môn A00) - Tổ hợp môn: Toán, Lý, Anh (ký hiệu môn A01) - Tổ hợp môn: Văn, Toán, Anh (ký hiệu môn D01) - Tổ hợp môn: Toán, Hóa, Anh (ký hiệu D07) Như vậy để thi vào ngành toán kinh tế chỉ có 4 tổ hợp môn xét tuyển trên, chính vì thế mà bạn hãy lựa chọn cho mình tổ hợp môn tự tin nhất và là sở trường của bạn để thi. 1.3. Trường đào tạo ngành toán kinh tế Trên cả nước hiện nay có rất nhiều trường đại học, tuy nhiên trường có đào tạo về ngành toán kinh tế hiện nay chỉ có trường Đại học kinh tế Quốc Dân. Là một trường top đầu tại miền Bắc. Điểm chuẩn của ngành toán kinh tế trường đại học kinh tế Quốc Dân năm 2018 là 21.45 điểm (đối với các tổ hợp môn) và điểm chuẩn của ngành năm 2019 là 24.15 điểm (đối với các tổ hợp môn). Có thể thấy, điểm của năm 2019 đã tăng lên khá cao so với năm ngoái, chính vì thế mà các bạn đang định hướng thi vào ngành này hãy chuẩn bị kiến thức thật tốt để thi. 2. Thị trường việc làm đem lại nhiều gam màu khác nhau cho ngành Thị trường việc làm đem lại nhiều gam màu khác nhau cho ngành Sinh viên của ngành toán kinh tế chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng vui khi biết được thị trường việc làm của ngành vô cùng rộng mở cho các tân cử nhân toán kinh tế. Trong phần này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem những công việc có sự góp mặt của toán kinh tế nhé! 2.1. Công việc đa dạng, phong phú cho ngành toán kinh tế 2.1.1. Chuyên viên nghiên cứu phân tích thị trường Chuyên viên nghiên cứu thị trường là người thực hiện và chịu trách nhiệm liên quan đến thị trường, họ sẽ phải làm công việc khảo sát thị trường, tìm hiểu xem mong muốn và nhu cầu của khách hàng như thế nào để đưa ra những phương án sản phẩm tiếp cận khách hàng, tạo dựng lòng tin ở khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp quyết định sản xuất kinh doanh. Chuyên viên nghiên cứu thị trường là người thường xuyên phải di chuyển, cũng là người thường xuyên phải tiếp xúc và gặp gỡ với khách hàng. Vì thể ngoài những kiến thức chuyên môn thì họ còn phải có những kỹ năng giao tiếp với khách hàng. 2.1.2. Chuyên viên phân tích tài chính Chuyên viên phân tích tài chính trong doanh nghiệp phải làm công việc như tổng hợp và phân tích các thông tin về thị trường tài chính, nghiên cứu sự thay đổi và phân tích xu hướng của thị trường tài chính. Sau đó sẽ đưa ra những dự báo cho doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó chuyên viên tài chính còn phải tổng hợp các thống kê, báo cáo kinh doanh, kế toán,...sau đó sẽ tổng hợp lại thành báo cáo chung để tư vấn cho doanh nghiệp và khách hàng của mình về tình hình tài chính. Đối với mỗi một doanh nghiệp thì chuyên viên tư vấn tài chính có vai trò rất lớn, thông qua những nghiên cứu và phân tích, chuyên viên tư vấn có thể giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. 2.1.3. Chuyên viên phân tích rủi ro cho doanh nghiệp Chuyên viên phân tích rủi ro đóng vai trò khá quan trọng trong các doanh nghiệp, dựa vào những kiến thức mà chuyên viên sẽ phân tích những rủi ro nếu doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đó, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được rủi ro và có thể đưa ra những phương án giải quyết cụ thể. 2.1.4. Giảng viên Nếu không tham gia vào thương trường thì cử nhân ngành toán kinh tế cũng có thể học lên thạc sĩ sau đó thực hiện giảng tại các trường đại học có chuyên ngành toán kinh tế. Không những có thể giảng tại trường đại học mà còn có thể giảng tại các đơn vị phân tích kinh tế và kinh doanh. Sở hữu cho mình nhiều gam màu sáng khác nhau, ngành toán kinh tế thật sự đã đem đến cho người học một tương lai rộng mở, đủ các loại hình công việc, phù hợp với sự lựa chọn của nhiều người. 2.2. Mức lương đáng mơ ước của ngành toán kinh tế Hầu bao, mức thu nhập hàng tháng của cử nhân ngành toán là một con số khá cao so với nhiều ngành nghề khác. Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhiều thì sẽ được hưởng mức lương khởi điểm là 5 đến 7 triệu đồng. Con số này đã thật sự đáng mơ ước hay chưa? Nếu như nó chỉ dừng lại ở đó! Con số này sẽ được nâng lên gấp nhiều lần nếu như bạn là người có kinh nghiệm, có năng lực và mức lương còn phụ thuộc vào vị trí công việc bạn đảm nhiệm. Như vậy cho thấy, mức lương đối với cử nhân ngành toán kinh tế khởi điểm cho sinh viên mới ra trường là khá cao. Và mức lương này không cố định với từng công việc khác nhau, chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương đáng mơ ước nếu như có khả năng. 3. Những tố chất để theo đuổi công việc với ngành toán kinh tế Để có thể theo học cũng như theo đuổi các công việc của ngành toán kinh tế thì bạn cần phải đáp ứng được những tố chất sau đây: 3.1. Học tốt các môn tự nhiên Học tốt các môn tự nhiên là vô cùng cần thiết với một chuyên ngành toán, vì không những thi đầu vào có liên quan đến toán mà trong quá trình học cũng có rất nhiều môn liên quan đến toán. Chính vì thế mà học tốt các môn tự nhiên là lợi thế khi vào ngành của bạn. Những tố chất để theo đuổi công việc với ngành toán kinh tế 3.2. Chịu được áp lực của công việc Các công việc của ngành toán kinh tế hầu hết đều phải chịu áp lực công việc khá lớn, thậm chí họ còn phải đem việc về nhà làm. Không chỉ công việc của ngành toán kinh tế mới phải chịu áp lực mà hầu hết công việc nào cũng phải đều cần đến tố chất đó. Để thành công được trong công việc, sẽ có lúc họ gặp thất bại. Để áp lực công việc không đè lén, không chen ngang vào cuộc sống thì người làm cần phải biết sắp xếp công việc hợp lý. 3.3. Khả năng thu thập và xử lý thông tin Với những chuyên viên tài chính thì bắt buộc họ phải có những kĩ năng phân tích cũng như xử lý thông tin để phục vụ cho công việc của mình. Với công việc liên quan đến tài chính đầy biến động như vậy thì yêu cầu đối với các chuyên viên cần phải nhạy bén với những thông tin để có thể đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho doanh nghiệp. 3.4. Khả năng ngoại ngữ Với một thị trường đầy năng động và xu hướng hợp tác với nước ngoài như hiện nay, khi có khả năng ngoại ngữ tốt thì đó chính là điểm cộng cho bạn với các doanh nghiệp, đặc biệt là khi làm việc với doanh nghiệp nước ngoài. Không những giúp cho công việc được thuận lợi mà công việc mà nó cũng giúp bạn thăng tiến trong công việc dễ dàng hơn rất nhiều. Để có thể thành công, cũng như có thể đáp ứng được công việc thì bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu, những tố chất trên đây. 4. Cơ hội việc làm cho ngành toán kinh tế như thế nào? Cơ hội việc làm cho ngành toán kinh tế như thế nào? Hiện nay, Việt Nam đang tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới. Với những tiềm năng vốn có của mình thì Việt Nam đang thu hút rất nhiều đầu tư của nước ngoài trên lĩnh vực kinh tế. Cũng chính sự mở cửa hội nhập đó làm cho nền kinh tế của Việt Nam năng động hơn, tuy nhiên lại đem lại vấn đề chính là cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt. Giờ đây không chỉ cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước và giờ đây lại phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì thế mà đây chính là cơ hội để cho tân cử nhân ngành toán kinh tế rinh về cho mình một công việc khá tốt. Trong các doanh nghiệp hiện nay đang thiếu nguồn nhân lực về chuyên ngành toán kinh tế trầm trọng. Bên cạnh đó trong các doanh nghiệp hiện nay đều cần đến chuyên viên của ngành này để phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như phát triển của công ty. Bởi vì thế mà khi ra trường thì sinh viên ngành này có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc phù hợp.
Xem nguyên bài viết tại: Toán kinh tế là gì? Cơ hội việc làm của người học toán kinh tế
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét