1. Tiếng phổ thông là gì? Tiếng phổ thông là gì? “Đi mô”, “quê tau”,...hay vô vàn những câu khác mà bạn có thể bắt gặp nhiều người nói chuyện trên đường và không hiểu họ đang nói chuyện với nhau về vấn đề gì? Thật khó để chúng ta hiểu được những ngôn ngữ địa phương đó. Thế nhưng họ nói là “đi đâu” hay “quê tao” thì bạn sẽ hiểu ngay đúng không nào? Vậy thì tiếng phổ thông là như thế nào? Tiếng phổ thông được hiểu như là ngôn ngữ được dùng trong cả nước mà tất cả mọi người được hiểu, nó dùng để phân biệt với tiếng địa phương mà mọi người vẫn dùng. Còn tiếng địa phương được hiểu như là ngôn ngữ, tiếng nói của một vùng người sinh sống nào đó, tiếng địa phương thường thì chỉ có vùng đó mới dùng và vùng đó mới hiểu, nó được dùng để phân biệt với tiếng phổ thông. Một một địa phương khác nhau sẽ có tiếng địa phương khác nhau. 2. Tiếng phổ thông có quan trọng hay không? Theo bạn, tiếng phổ thông có quan trọng hay không? Nếu như chúng ta chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng địa phương. Khi nói tiếng địa phương bạn hiểu nhưng chưa chắc người đối diện đã hiểu. Tôi đã từng xem một vở kịch, trong vở kịch đó “có hai ông thông gia, một người miền Nam và một người miền Bắc, khi ông thông gia miền Nam nói thì ông miền Bắc không hiểu đúng ý và đã cho rằng ông ấy đang xúc phạm mình”. Vở hài kịch này nói nên một điều rằng, tiếng địa phương nếu đem gia trong giao tiếp với những người địa phương khác thì sẽ không đạt được mục đích của mình vì họ sẽ không hiểu được ý nhau. Tiếng phổ thông có quan trọng hay không? Điều này cho thấy, tiếng phổ thông là rất quan trọng, trong nhiều trường hợp bạn chỉ nên dùng tiếng phổ thông trong giao tiếp để cho người đối diện mình hiểu được những thông điệp mà mình muốn truyền tải. Đặc biệt đặt trong mối quan hệ hòa nhập và phát triển như hiện nay, không chỉ là những vùng miền sống chung với nhau nữa mà họ đã hòa chung vào một không gian sinh sống lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế mà tiếng phổ thông lại càng cần thiết và quan trọng hơn. Ngôn ngữ, và tiếng nói là quyền tự do ngôn từ của mỗi chúng ta, thế nhưng không phải trong trường hợp nào bạn cũng có thể tự do ngôn từ được. Nếu như bạn chưa biết trong trường hợp nào cần sử dụng tiếng phổ thông hay tiếng địa phương thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé. 3. Sử dụng tiếng phổ thông linh hoạt trong những trường hợp giao tiếp Sử dụng tiếng phổ thông linh hoạt trong những trường hợp giao tiếp Có rất nhiều trường hợp khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể bắt gặp hàng nghìn trường hợp giao tiếp, có thể trong những cuộc giao tiếp chúng ta đóng “vai chính” nhưng cũng trong nhiều trường hợp, bạn sẽ đóng “vai phụ”. Vậy bạn sẽ làm gì trong những “vai diễn” đó! “Trong một quán cafe nhỏ, có một đám bạn đang ngồi nói chuyện với nhau, có vài người là đồng hương Nghệ An với nhau, vài người còn lại là người Hà Nội và các địa phương khác. Trong cuộc nói chuyện, bỗng một người bạn đứng lên, người còn lại hỏi: - Bây đi mô đó, cho toa đi với? Chỉ có những người đồng hương Nghệ An mới có thể hiểu được họ đang nói gì, những người khác thì đứng hình không hiểu. Và thế là cả buổi cafe hôm đó họ nói tiếng địa phương với nhau để giao tiếp với những người còn lại.” Qua mẩu chuyện này, bạn hiểu ra được điều gì? Trong một cuộc nói chuyện khi có nhiều bạn bè ở địa phương khác nhau như vậy thì bạn có nên sử dụng tiếng địa phương hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem trong những trường hợp nào bạn nên sử dụng ngôn ngữ nào nhé! 3.1. Trong phỏng vấn Phỏng vấn chắc hẳn đôi lần chúng ta cũng sẽ phải trải qua nếu như bạn trong độ tuổi trưởng thành và đi làm. Phỏng vấn khá quan trọng, có thể đó là cơ hội việc làm tốt với bạn mà bạn cần phải có nó. Trong mỗi cuộc phỏng vấn đầy trang trọng như vậy thì bạn không nên sử dụng tiếng địa phương để trả lời, mà cần phải sử dụng tiếng phổ thông. Vì nếu sử dụng tiếng địa phương, nhà tuyển dụng có thể sẽ không hiểu những gì bạn đang nói, như vậy đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị “out” ra khỏi “sân chơi” này. Không những thế, cho dù nhà tuyển dụng có hiểu đi chăng nữa thì chưa chắc bạn đã được nhận vì họ sẽ đánh giá bạn không chuyên nghiệp, không trả lời câu hỏi cũng như giao tiếp bằng tiếng phổ thông được. Chính vì thế mà hãy lưu ý rằng, trong mỗi cuộc phỏng vấn trực tiếp hay gián tiếp thì bạn đều phải sử dụng ngôn ngữ phổ thông để không bị đánh trượt nhé. 3.2. Giao tiếp với khách hàng Khách hàng, đối tác chính là những người làm việc với bạn, bạn thành công hay không cũng một phần nhờ vào chính họ. Bạn vô tình biết vị đối tác của mình chính là đồng hương, trong trường hợp này có nên nói tiếng địa phương để học nhận ra hay không? Hoàn toàn không nên nhé, vì khi làm việc với bạn, người ta cũng đã tìm hiểu về bạn rồi. Chính vì thế để cuộc đàm phán hay làm việc của mình được chuyên nghiệp và hiệu quả hơn thì không nên sử dụng tiếng địa phương nhé. Kể cả khi chen ngang một vài từ, cũng không nên làm điều đó. Đó là khi bạn giao tiếp với khách hàng, gặp trực tiếp với khách hàng để bàn công việc. Còn nếu công việc của bạn là người tư vấn viên, tổng đài viên, những công việc thường xuyên giao tiếp với khách hàng qua điện thoại thì bạn cần phải giao tiếp như thế nào? Với những trường hợp công việc này, yêu cầu đầu tiên mà bạn cần phải đáp ứng chính là không nói ngọng, không nói giọng địa phương. Chính vì thế mà bạn cũng hiểu mình nên sử dụng tiếng phổ thông hay tiếng địa phương rồi chứ. Để cho cuộc giao tiếp với khách hàng đạt hiệu quả cao và không gây ấn tượng xấu với khách hàng thì bạn hãy dùng tiếng phổ thông mà tất cả mọi người nghe đều hiểu, vì hơn hết những thông tin mà bạn muốn truyền đạt chính là những thông tin phục vụ cho khách hàng. 3.3. Giao tiếp trong môi trường công sở Môi trường công sở có thể nói rằng chúng ta ai cũng phải tham gia vào, môi trường này sẽ có rất nhiều người và họ đến từ nhiều địa phương khác nhau. Tuy vậy, trong một môi trường chuyên nghiệp như vậy thì bạn không nên sử dụng ngôn ngữ địa phương để giao tiếp với đồng nghiệp đúng không? Đặc biệt là khi mọi người không ai sử dụng tiếng địa phương. 3.4. Trong những lần giao lưu bạn bè Như mẩu truyện mà tôi đã kể với các bạn ở trên, trong một nhóm bạn ngồi nói chuyện với nhau như vậy bạn cũng không nên dùng tiếng địa phương để giao tiếp cũng như nói chuyện với nhau. Điều đó sẽ làm cho những người còn lại cảm thấy không được tôn trọng, sẽ cảm thấy như mình đang bị nói xấu. Để cho những cuộc trò chuyện bạn bè không trở lên căng thẳng và mệt mỏi, để tình cảm bạn bè có thể kéo dài lâu hơn thì bạn phải tự ý thức được, những lần nói chuyện như vậy cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm đôi bên. Với ba trường hợp mà tôi đã nói ở trên thì đều là dùng tiếng phổ thông, vậy chúng ta nói và giao tiếp bằng tiếng địa phương trong những trường hợp nào? Hãy cùng theo dõi tiếp nhé! 3.5. Trong môi trường tại chính địa phương bạn “Nhập gia tùy tục” khi bạn được thả vào môi trường là chính địa phương bạn thì bạn có thể nói chuyện, giao tiếp với tất cả mọi người bằng tiếng địa phương. Như vậy vừa tạo sự thân thiết hòa đồng vừa không gây khó chịu cho ai khi tất cả đều giao tiếp như bạn. Tại môi trường này, bạn được học ngôn ngữ đó, và khi trở về thì bạn cũng có thể sử dụng nó để giao tiếp với mọi người. Trong trường hợp bạn gặp người đồng hương của mình cũng lớp, cùng trường và chỉ riêng hai bạn đang nói chuyện với nhau thì cũng có thể tự do sử dụng tiếng địa phương mà không lo làm phiền đến ai. Như vậy, bạn cũng đã biết trong trường hợp nào thì mình nên dùng tiếng phổ thông là tiếng địa phương rồi chứ. Tuy nhiên có một trường hợp khá đặc biệt, chính là khi ra nước ngoài, bạn có biết tiếng phổ thông của nó là gì hay không? Trong trường hợp ra nước ngoài, tiếng phổ thông không phải tiếng địa phương mà bạn dùng, cũng không phải tiếng Việt, mà nó chính là tiếng Anh. Hiện nay khi xã hội đang dần hòa nhập với nhau, thì bạn cần phải biết rằng tiếng Anh chính là tiếng thông dụng và được sử dụng nhiều nhất, mọi người giao tiếp bằng tiếng Anh khi đến bất kì một quốc gia nào. Vì thế mà tiếng Anh được xem như tiếng phổ thông của cả thế giới. Trên đây là một số trường hợp mà chúng tôi gợi ý cho bạn trong khi giao tiếp với đồng nghiệp, bạn bè, và khách hàng. Để giao tiếp tốt đó là cả một nghệ thuật, chính vì thế mà có rất nhiều người phải đi học các lớp kỹ năng mềm. Và cũng có những bạn không nói được tiếng phổ thông. Vậy thì cần phải làm gì? Câu trả lời dành cho bạn chính là hãy học tiếng phổ thông, vì nó sẽ giúp ích cho bạn trong những trường hợp làm việc và mối quan hệ bạn bè. Tự do ngôn luận được pháp luật đề cao, thế nhưng trong nhiều trường hợp thì bạn cần phải có sự khéo léo và linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói để không bị cho là thiếu chuyên nghiệp. Hy vọng với những thông tin mà timviec365.vn cung cấp cho bạn trên đây thì bạn đã hiểu “tiếng phổ thông là gì?” và trong những trường hợp nào thì nên sử dụng tiếng phổ thông và tiếng địa phương. Đừng để ngôn ngữ là rào cản của bạn nhé!
Xem bài nguyên mẫu tại: Tiếng phổ thông là gì? Sử dụng linh hoạt tiếng phổ thông
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét