1. IOTS là gì? “IOTS” là ký hiệu viết tắt của thuật ngữ “Internet of Things” có nghĩa là mạng lưới vạn vật kết nối Internet, đề cập đến vấn đề toàn bộ các thiết bị trên khắp thế giới đều kết nối với Internet và thu thập cũng như chia sẻ các dữ liệu. Nhờ có bộ xử lý giá rẻ và hệ thống mạng không dây mà hiện nay, mọi thứ đều có thể trở thành một phần của IOTS. Điều này đã bổ sung thêm cho sự thông minh về kỹ thuật số đến tất cả các thiết bị và cho phép chúng được giao tiếp mà không cần đến sự tham gia của con người, đồng thời cũng hợp nhất thế giới kỹ thuật số và vật lý. Ví dụ như, một bóng đèn có thể được bật lên dễ dàng thông qua ứng dụng điện thoại thông minh, một cảm biến chuyển động hay một bộ điều chỉnh nhiệt thông minh trong các văn phòng, đèn đường cũng được tự kết nối và phát sáng. IOTS là gì? Thực chất, nền tảng IOTS đã xuất hiện từ rất lâu đời, vào thời kỳ sơ khai của công nghệ Internet, khi mà các nhà phát minh đặt ra mục đích muốn được kết nối với tất cả mọi thứ trong cuộc sống với nhau thông qua một mạng lưới đồng nhất, từ đó con người có thể dễ dàng điều khiển được mọi thứ nhằm phục vụ cho mục đích cuối cùng của con người. Và trong nhiều năm trở lại đây, IOTS đã phát triển và còn bao gồm cả những vấn đề về giao tiếp với các loại thiết bị máy móc để hạn chế được tối đa sự tác động từ con người, tuy nhiên loại nền tảng này chỉ được áp dụng chủ yếu trong sản xuất năng lượng hay là một số ngành công nghiệp nặng hiện nay. 2. Ý nghĩa của IOTS trong đời sống xã hội hiện nay 2.1. Đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Với sự phát triển mạnh mẽ và vai trò quan trọng của nền tảng IOTS hiện nay, đôi khi trong lĩnh vực kinh doanh còn được gọi là ngành công nghiệp IOTS, những lợi ích của IOTS mang lại cho doanh nghiệp còn phụ thuộc vào việc tiến hành triển khai cụ thể những yếu tố liên quan và điều quan trọng nhất là doanh nghiệp cần phải có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu hơn đối với các sản phẩm của chính doanh nghiệp mình cũng như trong hệ thống nội bộ của riêng họ và có khả năng thay đổi lớn. Ý nghĩa của IOTS đối với doanh nghiệp Hiện nay, các nhà sản xuất đang tiến hành thêm các cảm biến vào thành phần trong sản phẩm của mình để từ đó có thể truyền lại được các dữ liệu về cách mà chúng hoạt động. Chính những điều này có thể giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng phát hiện ra được một thành phần có khả năng xảy ra lỗi và trao đổi về vấn đề này trước khi có thiệt hại xảy ra. Các doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể sử dụng những dữ liệu do cảm biến này tạo ra để dy trì cho hệ thống và cả chuỗi cung ứng của họ, giúp mang lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp và họ sẽ có những dữ liệu cụ thể, chính xác hơn nhiều so với những gì đang xảy ra. Việc áp dụng IOTS vào hoạt động của doanh nghiệp hiện nay được chia thành hai phân khúc đó là các dịch vụ dành riêng cho ngành hoạt động như cảm biến ở các nhà máy phát điện hay thiết bị định vị về thời gian để chăm sóc vấn đề sức khỏe. Phân khúc thứ hai chính là các thiết bị của nền tảng IOTS có thể được sử dụng một cách dễ dàng và phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp hiện nay. 2.2. Đối với người tiêu dùng IOTS có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho môi trường sống của con người, từ nhà đến văn phòng làm việc cũng như các phương tiện trở nên thông minh và dễ dàng sử dụng hơn. Ví dụ như hệ thống an ninh của gia đình sẽ giúp họ có thể dễ dàng theo dõi toàn bộ những gì đang xảy ra trong nhà hay ngoài nhà ngay cả khi không có mặt ở đó. Các thiết bị máy điều hòa thông minh giúp con người có thể sưởi ấm nhà trước khi vào hay bóng đèn thông minh có thể hoạt động giống như đang có người ở nhà,... Hướng đến tầm nhìn xa hơn thì các cảm biến có thể giúp cho con người hiểu rõ được về môi trường mình đang sống như thế nào. Ví dụ như các loại xe hơi tự lái hay là một thành phố thông minh đều có thể thay đổi theo cách mà con người xây dựng và vấn đề quản lý không gian công cộng. Ý nghĩa của IOTS đối với người tiêu dùng 3. Các thành phần cơ bản của nền tảng IOTS Theo nghiên cứu cho thấy, nền tảng IOTS hiện nay bao gồm có 8 thành phần cơ bản như sau: - Kết nối – đồng bộ hóa các thiết bị - thành phần có chức năng là tích hợp toàn bộ các giao thức khác nhau trong hệ thống cũng như các định dạng dữ liệu vào chung một giao diện phần mềm để đảm bảo cho việc truyền tải các dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác nhất trên tất cả các thiết bị. - Quản lý các thiết bị của nền tảng – đây là một thành phần có thể đảm bảo được việc kết nối mọi thứ giúp hoạt động bình thường cũng như cập nhật được các phần mềm, các ứng dụng đang chạy trên tất cả các thiết bị. - Cơ sở dữ liệu – một trong những thành phần được xem là vô cùng quan trọng và không thể thiếu của nền tảng IOTS. Bên cạnh chức năng lưu trữ dữ liệu của các thiết bị liên quan thì thành phần này còn có những khả năng vượt trội khác là mở rộng việc đáp ứng những yêu cầu thiết yếu dành cho toàn bộ các cơ sở dữ liệu dựa trên nền tảng của đám mây. Cơ sở dữ liệu này cần phải đảm bảo được tối đa sự mở rộng về khối lượng, sự đa dạng cũng như vận tốc và độ tin cậy tuyệt đối của các dữ liệu. - Thành phần quản lý và xử lý các hoạt động của nền tảng IOTS có chức năng chủ yếu là đưa dữ liệu vào hoạt động theo một nguyên tắc nhất định và cho phép việc thực thi tất cả các hoạt động thông minh dựa trên cơ sở dữ liệu từ các cảm biến có liên quan. - Thành phần phân tích – bộ não của nền tảng IOTS. Thành phần này có chức năng quan trọng trong việc thực hiện các phân tích khá phức tạp từ việc phân các cụm dữ liệu đến khả năng tự học để có thể tự phân tích, dự đoán và trích xuất những dữ liệu có giá trị nhất. - Dữ liệu trực quan cho phép con người có thể dễ dàng xem xét các mẫu cũng như quan sát được các xu hướng từ bảng điều khiển trực quan – nơi các dữ liệu được miêu tả sinh động qua các biểu đồ đường thẳng hoặc hình họa mô phỏng. - Các công cụ bổ sung – một thành phần vô cùng quan trọng, cho phép các nhà phát triển nền tảng IOTS có thể thử nghiệm các sản phẩm trước khi cho ra mắt thị trường với một số trường hợp được biểu diễn trên hệ sinh thái mô phỏng, dùng để hiển thị hay quản lý và kiểm soát các thiết bị kết nối. - Một số giao diện bên ngoài – nơi cho phép việc tích hợp với những hệ thống từ bên thứ 3 và toàn bộ các phần còn lại của hệ thống công nghệ thông tin thông qua những giao diện lập trình của ứng dụng hay các bộ phát triển phần mềm. Các thành phần cơ bản của nền tảng IOTS 4. Cách chọn nền tảng IOTS Hiện nay, với sự phát triển ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ của ngành công nghệ liên quan đến IOTS dẫn đến số lượng các giải pháp có trên phần cứng và phần mềm cũng ngày càng tăng theo cấp số nhân. Thị trường về IOTS trở nên rộng lớn hơn và khó có thể lựa chọn được các cơ sở hạ tầng phù hợp nhất cho các dự án của doanh nghiệp. Vậy tiêu chí nào để chọn được một nền tảng IOTS một cách chính xác và hợp lý nhất cho doanh nghiệp? - Khả năng mở rộng của nền tảng: bạn là người mới và đang thử nghiệm nền tảng IOTS để thực hiện mục đích giải trí hay muốn thiết kế ra một số giải pháp thông minh cho gia đình, cho các ứng dụng công nghiệp với một quy mô lớn và bạn đang không chắc chắn về quy mô của dự án trong một vài năm nữa. Và một nền tảng có khả năng mở rộng tốt sẽ có thể đảm bảo được việc một ngày nào đó bạn sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào khi muốn kết nối thêm với nhiều thiết bị khác vào mạng lưới hệ thống của mình. Chính vì vậy, khả năng có thể mở rộng chính là một trong những tiêu chí quan trọng nhất cho việc lựa chọn nền tảng của doanh nghiệp bạn. - Giao thức của nền tảng: hiện nay có một số giao thức truyền thông được sử dụng bởi nhiều giải pháp của IOTS. Chính vì vậy khi lựa chọn nền tảng, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ xem nó có hỗ trợ được cho các giao thức hay không. Thông thường sẽ là sự hỗ trợ của giao thức của MQTT, HTTP và sẽ tuyệt vời hơn nếu như nền tảng IOTS đó có thể hỗ trợ thêm một số giao thức liên quan khác như CoAP, WebSockets,... - Độ tin cậy của nền tảng: bất kể nền tảng nào cũng khó có thể tránh khỏi các lỗi xảy ra trong hệ thống, nhất là ngành công nghệ thông tin. Do đó, bạn cần phải xác định rõ độ tin cậy của nền tảng và có những dự đoán có thể xảy ra và nếu nền tảng đó có khả năng chuyển đổi dự phòng và phục hồi được từ những lỗi nhỏ. Khi đó, hệ thống của bạn sẽ không bị mất đi dữ liệu có giá trị và sẽ không cần quan tâm đến vấn đề kết nối của mình. Vì vậy, hãy kiểm tra nền tảng thật kỹ trước khi lựa chọn. - Tính bảo mật của nền tảng: vấn đề an ninh luôn quan trọng và là một mối quan tâm lớn đối với ngành công nghiệp IOTS. Với sự phát triển và tăng trưởng nhanh chóng cùng nhiều giải pháp về phần cứng và phần mềm khác nhau đã dẫn đến các thiết kế ít được quan tâm hơn. Chính vì vậy, nếu như không có tiêu chuẩn rõ ràng về tính bảo mật mà vội vàng đưa ra các sản phẩm IOTS ra bên ngoài thị trường thì chắc chắn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cách chọn nền tảng IOTS Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến một số tiêu chí khác có liên quan như: - Khả năng tích hợp của nền tảng: - Hiệu suất của nền tảng - Phần cứng của nền tảng - Hướng triển khai nền tảng - Sự ngăn xếp của công nghệ - Giá cả của nền tảng Bài viết trên đây đã giải thích và cung cấp khá chi tiết về IOTS là gì cùng những thông tin có liên quan đến IOTS. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức quan trọng hữu ích giúp các bạn có thể lựa chọn cho mình những nền tảng IOTS phù hợp nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nhu cầu của gia đình.
Tham khảo bài gốc ở: IOTS là gì? Những thông tin cơ bản về IOTS có thể bạn chưa biết!
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét