1. Hành chính công được định nghĩa là gì? Hành chính công được định nghĩa là gì? Hành chính công là hoạt động của Nhà nước mang tính chất quyền lực, được tiến hành bởi các chủ thể của Nhà nước để quản lý những công việc của Nhà nước với mục tiêu phục vụ lợi ích chung, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và quốc dân. Nó là hoạt động có tính thực thi quyền quyền hành pháp của Nhà nước, tác động một cách có tổ chức cũng là sự điều chỉnh bằng những quyền lực của pháp luật tới hành vi của con người cũng như các quá trình của xã hội. Bằng cách các cơ quan nhà nước từ Trung Ương đến địa phương tiến hành pháp luật nhằm mục đích duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật quốc gia, thỏa mãn nhu cầu hợp tác của công dân đất nước. Tóm gọn lại trên hai phương diện thì hành chính công có thể hiểu theo những định nghĩa sau: Về góc độ chính trị: Đây chính là những hoạt động liên quan tới xây dựng, đồng thời cũng là thực thi những chính sách công. Ví dụ như tư vấn chính sách hoặc xây dựng dự thảo. Hành chính công chỉ người thực thi đầy đủ Hiến pháp cũng như pháp luật của Nhà nước. Về góc độ pháp lý: Đây được gọi là luật tổng hành động để đưa pháp luật vào đời sống và ban hành những văn bản dưới luật để thể hiện những điều luật. Bên cạnh đó, hành chính công còn là công cụ giúp triển khai những văn bản pháp luật của Nhà nước để biến những ý tưởng này thành sản phẩm cụ thể. 2. Dịch vụ hành chính công theo định nghĩa là gì? Dịch vụ hành chính công theo định nghĩa là gì? Dịch vụ hành chính công được hiểu là những hoạt động nhằm phục vụ những lợi ích chung, thiết yếu của con người và xã hội, quyền cũng như nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân dưới sự thực hiện trực tiếp của Nhà nước hoặc là chuyển giao cho các cơ sở không thuộc khu vực nhà nước thực hiện nhằm mục đích hướng tới sự hiệu quả và công bằng. 2.1. Phân loại dịch vụ hành chính công Dựa trên những dữ liệu về lĩnh vực cung ứng dịch vụ thì có thể chia dịch vụ công thành 3 loại: - Dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp - Dịch vụ công trong lĩnh vực công ích - Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước Đi chi tiết từng dịch vụ thì mỗi dịch vụ sẽ có những đặc điểm: - Dịch vụ sự nghiệp công: đây là một hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội vô cùng thiết yếu cho người dân. Ví dụ như: văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, khoa học đời sống,... Trên thế giới hiện nay, xu hướng phúc lợi xã hội của Nhà nước là chỉ thực hiện những dịch vụ công mà xã hội không làm được hoặc không có ý kiến muốn làm, khi ấy khu vực tư nhân hoặc các tổ chức xã hội sẽ được chuyển giao một phần cung ứng của loại dịch vụ này. - Dịch vụ công ích: những hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân cũng như cộng đồng. Ví dụ: xử lý rác thải, vệ sinh môi trường... Ngoài ra, một số công việc mà tư nhân có thể đảm nhiệm như: cung ứng nước sạch cho người dân, vệ sinh môi trường. - Dịch vụ hành chính Nhà nước: được gắn liền với chức năng quản lý của Nhà nước với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây được coi là một phần chức năng quản lý quan trọng trong bộ máy quản lý của nhà nước. Nhà nước cần phải tiến hành những hoạt động như cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng,... để có thể đi vào thực thi các chức năng này. 2.2. Những đặc trưng của dịch vụ của hành chính công tại Việt Nam Trước tiên, cung ứng dịch vụ hành chính công là việc gắn liền với thẩm quyền có tính quyền lực pháp lý, gắn với những hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đối với việc cấp phép giấy tờ các loại như giấy khai sinh, giấy phép hoặc chứng minh thư,... Các cơ quan hành chính nhà nước sẽ phục vụ các loại dịch vụ này. Thứ hai, thực hiện phuc vụ cho quản lý của Nhà nước. Dịch vụ hành chính công về cơ bản không phải là chức năng của quản lý Nhà nước tuy nhiên nó lại là những hoạt động với mục đích phục vụ các chức năng cho quản lý của Nhà nước. Có thể nói, dịch vụ hành chính công là những dịch vụ mà bắt buộc bởi Nhà nước, đồng thời, Nhà nước cũng khuyến khích người phải đảm bảo an toàn trật tự xã hội. Về nhu cầu cấp các loại giấy tờ thì phải dựa trên những quy định có tính chất bắt buộc của Nhà nước đưa ra. Việc nhiều người sử dụng hành chính công là cơ sở cho những hoạt động trong quản lý Nhà nước được thực hiện tốt hơn. Thứ ba, đây là những hoạt động không nhằm mục đích vụ lợi, sẽ chỉ thu tiền nếu như đó là tiền lệ phí được thu dưới dạng ngân sách nhà nước. Lệ phí sẽ không mang tính chất là bù đắp hao phí lao động cho bản thân của người cung cấp dịch vụ, chủ yếu là nhằm tạo ra sự công bằng giữa các cá thể sử dụng hoặc không sử dụng dịch vụ. Thứ tư, vói tư cách đối tượng phục vụ của chính quyền, mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau về cách tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hành chính công. Với trách nhiệm của Chính phủ là cung cấp dịch vụ để phục vụ cho nhân dân, không phân biệt dù đó là người như thế nào. 2.3. Hành chính công Việt Nam có những loại hình cơ bản nào? Với mỗi đặc trưng thì sẽ có những loại hình cơ bản khác nhau dưới đây: Thứ nhất, hoạt động cho phép cấp các loại giấy phép. Đây là những loại giấy tờ có chức năng thừa nhân về mặt pháp lý quyền của các chủ thể được các cơ quan hành chính cấp cho các tổ chức hoặc người dân cho phép tiến hành một hoạt động nào đó phù hợp với quy định của pháp luật trong phạm vi cho phép. Thứ hai, cấp các lọa giấy xác nhận, giấy chứng thực, gồm: công chứng, chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh,… Thứ ba, cấp giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng chỉ hành nghề. Giấy đăng ký kinh doanh sẽ được cấp cho chủ thể kinh doanh khi họ thành lập công ty hoặc cơ sở kinh doanh. Để chứng minh chủ thể có đủ khả năng cũng như điều kiện hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật đối với một ngành nghề nhất định nào đó thì cần phải có giấy phép hành nghề. Ví dụ như: giấy phép hành nghề bác sĩ, luật sư,… Thứ tư, những hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và quỹ của Nhà nước. Đây là những hoạt động gắn với nghĩa vụ do Nhà nước yêu cầu. Các chủ thể trong xã hội phải thực hiện những yêu cầu đó. Thứ năm, thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý vi phạm hành chính. Đây là hoạt động nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính và công dân. 3. Những thành tựu và khó khăn của hành chính công Việt Nam hiện nay Những thành tựu và khó khăn của hành chính công Việt Nam hiện nay 3.1. Thành tựu Nhà nước đã chủ động trong việc đổi mới cũng như nâng cao chất lượng cho dịch vụ hành chính công. Đồng thời Nhà nước cũng coi đó là một khâu quan trọng trong quá trình thực hiện việc cải cách nền hành chính của Nhà nước theo khuynh hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó thì nhiều bộ ngành cũng như địa phương đã áp dụng những phương tiện kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ công. Rà soát, loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời gian cung ứng dịch vụ hành chính công… Đặc biệt là đối với việc tinh giảm biên chế, sáp nhập các đơn vị hành chính theo hướng tinh gọn hơn. Trong những việc cần được giải quyết với cơ quan Nhà nước thì người dân dân và doanh nghiệp đã được tạo thuận lợi nhiều hơn. Ví dụ như tìm hiểu pháp luật, đăng ký kinh doanh,… Hoạt động cung cấp dịch vụ cũng trở nên phổ biến hơn khi có sự kết hợp giữa Nhà nước và các thành phần trong nền kinh tế. Những hoạt động cung cấp dịch vụ thu vốn khu vực tư đang ngày một chuyển dịch rõ rệt. Nhà nước chỉ có vai trò xúc tiến những hoạt động đó. 3.2. Khó khăn Bên cạnh những thành tựu mà nước ta đạt được khi thực hiện dịch vụ hành chính công thì vẫn còn tồn tại những khó khăn cần phải khắc phục. - Dịch vụ hành chính công còn hoạt động kém hiệu quả: Thủ hành chính còn phức tạp, rườm rà, quy trình cung ứng dịch vụ còn phải thông qua nhiều nấc, phòng ban,… - Các thông tin còn chưa có sự minh bạch, rõ ràng. Ví dụ như thông tin về thủ tục, cách thức và quy trình thực hiện các dịch vụ hành chính công, thông tin về quy hoạch,… Cách tiếp cận những thông tin trên còn khó khăn trong việc giúp tổ chức và người dân tiếp cận. - Những văn bản quy phạm pháp luật quy định còn rườm rà về thủ tục hành chính từ Trung ương đến địa phương, phức tạp, chồng chéo nhau, đôi khi là rất khó hiểu hoặc cách hiểu khiến cho người cung ứng dịch vụ dễ bị lúng túng, rơi vào thế bị động. Vì vậy, người dân sẽ tự động tìm cách trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước. - Sự phân công cũng như phân cấp trong cung ứng dịch vụ hành chính công vẫn chưa được đẩy mạnh. Vẫn còn chưa theo hướng một công việc chỉ có một cơ quan giải quyết và chịu trách nhiệm. Còn tồn tại tình trạng cấp trên nhận trách nhiệm nhưng không giao hoặc tin tưởng vào trách nhiệm của các bộ phận dưới cấp. - Bất bình đẳng, phân biệt đối xử còn khá phổ biến: doanh nghiệp trong nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp nước ngoài, người có chức quyền hoặc những người thân cận dễ dàng tiếp xúc dịch vụ hơn người dân,… - Năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ của người cung ứng dịch vụ còn nhiều vấn đề hạn chế, một bộ phận cán bộ có sự suy giảm về đạo đức, kỷ luật, kỷ cương chưa được siết chặt,… 4. Những phương án cải thiện tình trạng dịch vụ công hiện nay Những phương án cải thiện tình trạng dịch vụ công hiện nay - Chuyển sang tư duy phục vụ từ tuy duy quản lý, áp đặt. Chức năng của Nhà nước cần được đổi mới, không chỉ vậy mà còn về hành chính phục vụ cho nhân dân, để đảm bảo sự công bằng, dịch vụ hành chính công được công dân tiếp cận dễ dàng. Đẩy mạnh phục vụ là yếu tố hàng đầu của dịch vụ công. - Cải thiện, cải tiến chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền ở mọi cấp, xây dựng thống nhất hệ thống cơ quan hành chính, minh bạch, rõ ràng, hiện đại đồng thời đúng với vai trò của nó. Nhất quán giữa các nguyên tắc: một cơ quan chỉ giải quyết một công việc, một người chịu trách nhiệm. - Thiết lập những nhóm công tác chính sách với mục đích có thể điều phối việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch giữa các ngành, cần nhấn mạnh việc xác định trình tự của công việc và theo dõi kết quả của những hoạt động đó. - Rà soát chặt chẽ, cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, tạo ra những môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng những nhu cầu thiết thực, chính đáng của người dân cũng như doanh nghiệp. Ví dụ như: thành lập – giải thể - tạm ngưng – phá sản doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, công chứng, chứng thực,... Bãi bỏ hay sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc có thể trình cấp trên sửa đổi hướng tới sự thuận tiện cho người dân cũng như doanh nghiệp. Thật nghiêm túc trong việc xử lý các cá nhân, tổ chức tự ý đặt ra những quy định trái với pháp luật Việt Nam, trái với thẩm quyền, gây khó khăn cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân trong quá trình tiếp cận với dịch vụ. Đồng thời cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan quản lý. - Ngày càng thực hiện có hiệu quả hơn cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong các cơ quan hành chính. - Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tính chuyên nghiệp cho bộ máy hành chính, đặc biệt là những kỹ năng hành chính cho cán bộ, công nhân viên chức, ứng dụng phổ biến hơn công nghệ thông tin vào các dịch vụ hành chính. - Quy hoạch đồng thời xây dựng công sở theo khuynh hướng tập trung, từng bước tiến tới hiện đại hơn. - Thực hiện xử lý thật nghiêm những hành vi có ý quấy rối, gây nhiễu, phiền phức cho người dân trong quá công cuộc quản lý hành chính. Thiết lập những cơ sở pháp luật với mục tiêu nhằm đảm bảo quyền giám sát trực tiếp của người dân trong hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đẩy mạnh các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước ngày càng hiệu quả hơn. Qua bài viết trên, hi vọng các bạn đã hiểu được hành chính công là gì. Thông qua những kiến thức cơ bản đó, ta có thể thấy rằng cung ứng dịch vụ hành chính công chính là trách nhiệm của nhà nước trước xã hội, là sự thể hiện trực tiếp nhất vai trò của nhà nước trước các tổ chức và công dân. Cải cách dịch vụ hành chính công đang trở thành một nội dung quan trọng trong cải cách hoạt động của bộ máy nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của Nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của mỗi người.
Coi nguyên bài viết ở: Hiểu hơn hành chính công là gì? Những dịch vụ của hành chính công
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét