1. Quản lý môi trường 1.1. Quản lý môi trường là gì? Quản lý môi trường còn được biết đến với tên quốc tế chính là “Environmental Management”. Ngành quản lý môi trường còn được hiểu chính là ngành tổng hợp tất cả những biện pháp, hệ thống pháp luật, các chính sách về kinh tế, kỹ thuật và chính sách xã hội để bảo vệ chất lượng môi trường và giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững nhất, đem lại lợi ích cho đất nước. Quản lý môi trường được thực hiện và làm theo dựa trên ba mục tiêu chính, đó là: - Một là, chủ động khắc phục và phòng chống sự suy thoái của môi trường, ô nhiễm môi trường xảy ra trong đời sống của con người. - Giúp nền kinh tế xã hội của đất nước phát triển theo hướng bền vững - Xây dựng công cụ quản lý môi trường hiệu quả, bộ công cụ này phải đảm bảo phù hợp với các ngành, các địa phương khác nhau trên cả nước. Quản lý môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người hiện nay, đặc biệt khi khí hậu và môi trường đang dần bị ô nhiễm nặng nề thì càng thấy rõ vai trò và trọng trách to lớn của quản lý môi trường. Quản lý môi trường 1.2. Nguyên tắc quản lý môi trường là gì? Môi trường là một vấn đề nóng được toàn cầu quan tâm, chính vì thế mà môi trường hiện nay cần thiết phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định chứ không thể nào làm một cách bừa bãi được. Hoạt động quản lý môi trường cần phải thực hiện theo những nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc 1: Định hướng công tác quản lý môi trường đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước. Giữa phát triển xã hội và môi trường cần được đảm bảo thực hiện song song. Nguyên tắc 2: Quản lý môi trường là việc chung của toàn thể đất nước và người dân chứ không phải của riêng cá nhân cán bộ quản lý môi trường chính vì thế mà cần phải kết hợp giữa các mục tiêu quốc tế, quốc gia và các vùng lãnh thổ trong công tác quản lý. Nguyên tắc 3: Công tác quản lý môi trường hiện nay cần thiết phải thực hiện dựa trên nhiều biện pháp khác nhau chứ không sử dụng một biện pháp duy nhất. Nguyên tắc 4: Trong quản lý môi trường, phòng chống, ngăn ngừa suy thoái môi trường cần được ưu tiên thực hiện hơn là việc xử lý, phục hồi môi trường. Nguyên tắc này chính là đề cao sự “phòng bệnh” hơn là “chữa bệnh” vì môi trường không dễ giải quyết, chính vì thế mà cần phải ngăn ngừa nhiều hơn. Nguyên tắc 5: “Ai làm người đó chịu” nghĩa là sao, tức là ai gây ra ô nhiễm môi trường thì cần phải bồi thường cho tổn thất về môi trường, và phải chi trả cho những chi phí về xử lý môi trường, còn nếu ai sử dụng các thành phần môi trường thì cần thiết phải trả tiền cho việc sử dụng mà gây ra ô nhiễm môi trường. Môi trường rất quan trọng, nó chính là môi trường sống của chúng ta, chính vì thế mà việc quản lý môi trường cần phải thực hiện nghiêm túc dựa trên 5 nguyên tắc đó. Tuy nhiên, bạn cần hiểu một điều rằng, môi trường là của chung chứ không phải trách nhiệm của riêng ai, bởi vì thế mà mỗi người chúng ta cần phải có ý thức với môi trường. Và cũng có những trường hợp cho dù có đóng, có trả các chi phí cho việc xử lý môi trường thì nó cũng không trở về được trạng thái ban đầu. 1.3. Công cụ để quản lý môi trường Công cụ dùng trong quản lý môi trường chính là các biện pháp, các văn bản pháp luật của Nhà nước dùng trong quản lý môi trường, tuy nhiên mỗi một công cụ quản lý thì đều có chức năng và giới hạn nhất định của nó, chính vì thế mà nó không thể bao quát được mà cần đến nhiều bộ công cụ khác nhau. Công cụ quản lý môi trường là những công cụ quản lý hành động, vĩ mô và công cụ hỗ trợ, đó là sự phân loại theo chức năng. Khi chia công cụ theo bản chất thì sẽ bao gồm những loại sau: - Công cụ văn bản luật pháp, bao gồm tất cả các văn bản luật, dưới luật, các thông tư nghị định mà Quốc hội ban hành. - Công cụ kinh tế chính là các loại thuế và phí, là những thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên công cụ kinh tế này lại chỉ có hiệu quả cao đối với nền kinh tế thị trường đầy năng động và phát triển. - Công cụ kỹ thuật, những phương pháp, công cụ kỹ thuật sẽ giúp cho quá trình kiểm tra chất lượng và các thành phần của môi trường tốt hơn, đặc biệt trong việc đánh giá sự ô nhiễm và các chất thải ra môi trường. Những công cụ quản lý môi trường là những công cụ dành riêng cho việc quản lý môi trường. Nó có tác dụng và ưu điểm nhất định thế nhưng vẫn còn những hạn chế và bất cập nhất định. Ưu nhược điểm của công cụ quản lý môi trường: - Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của ngành chính là đảm bảo được sự quản lý, và ngăn ngừa môi trường, có thể xử lý những trường hợp đúng theo quy định của pháp luật. Và thêm vào đó chính là bằng những công cụ của mình có thể bao quát tất cả các ngành nghề, các vùng miền khác nhau. - Nhược điểm: Nhược điểm chính là bao quát nhưng lại không đến được những vấn đề nhỏ, những khía cạnh nhỏ của vấn đề môi trường. Còn đang quá tập trung quản lý tại các nơi phát triển và thả lỏng ở nhiều địa phương. Tuy các công cụ có luật pháp thế nhưng luật pháp lại có rất nhiều kẽ hở vì thế mà các cá nhân có thể lợi dụng điều đó để hách luật. Như vậy, tuy rằng có những công cụ thực hiện quản lý môi trường nhưng vẫn có những kẽ hở, vì thế mà công tác quản lý môi trường hiện nay vẫn chưa thật sự có hiệu quả cao. Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu thế nào là quản lý môi trường và chương trình quản lý môi trường là gì? Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về ngành thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem sinh viên ngành quản lý môi trường sẽ có những cơ hội như thế nào nhé! 2. Ngành quản lý môi trường, năng động cho sinh viên 2.1. Tại sao bạn nên chọn ngành quản lý môi trường Bạn có thấy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội hay không? Đúng vậy, trong những năm gần đây kinh tế nước phát trát triển một cách đáng kinh ngạc, thế nhưng đi cùng với nó chính là sự suy thoái của môi trường. Các vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn đó là các vấn đề như: Ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường đất, suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách nhanh chóng,...và vô số vấn đề khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Chính vì thế môi trường và các vấn đề của môi trường đã trở thành vấn đề nóng và cần được giải quyết một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nước ta và cả trên thế giới đang vô cùng thiếu nguồn nhân lực trong vấn đề này. Hiện nay không chỉ là vấn đề giải quyết môi trường không nữa mà còn gắn liền với sự phát triển của kinh tế và sự bền vững. Hiện nay các trường đại học đang tăng mạnh về số lượng đào tạo ngành từ 40% sẽ lên đến con số 70%, trong đó ưu tiên các lĩnh vực có môi trường. Một mặt khác, trong các doanh nghiệp cũng đang thiếu nhân viên ngành quản lý môi trường khá nhiều. Chính vì thế mà bạn không quá khó để có thể tìm được công việc ngành quản lý môi trường. Bên cạnh những nguyên nhân trên thì còn một nguyên nhân nữa chính là việc bạn đang làm quản lý môi trường thì cũng là giúp chính bản thân mình được sống trong một bầu không khí trong lành hơn, tốt hơn. Chính vì thế mà cùng với sự đảm bảo về tương lai lại được mang trên mình một sứ mệnh không hề nhỏ, bởi vì thế mà bạn nên theo học ngành quản lý môi trường. Ngành quản lý môi trường, năng động cho sinh viên 2.2. Công việc nhiều màu sắc của ngành quản lý môi trường Quản lý môi trường chính là một ngành khá rộng, chính vì thế mà nó có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, điều này cũng đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên ngành với nhiều công việc đúng ngành có thể lựa chọn. 2.2.1. Công việc kỹ sư công nghệ môi trường Sau khi ra trường sinh viên ngành quản lý môi trường có thể đảm nhận công việc kỹ sư công nghệ môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh. Với công việc hàng ngày cần phải làm chính là nghiên cứu và đánh giá chất thải ra môi trường của các nhà máy xí nghiệp và tìm phương pháp giải quyết. Sinh viên ngành sẽ được trang bị những kiến thức về chất thải, các quy trình công nghệ khác nhau, thiết bị xử lý chất thải,...để phục vụ cho công việc hàng ngày của mình tốt hơn và kỹ sư công nghệ môi trường cần phải đảm bảo được kiến thức chuyên môn tốt. 2.2.2. Kỹ thuật môi trường Sau khi ra trường bạn sẽ trở thành kỹ sư trong công việc này, và được trang bị những kiến thức về môi trường và các chất độc hại, kỹ thuật xử lý nước thải, rác thải, và kỹ thuật để chống ô nhiễm môi trường. Kỹ sư kỹ thuật môi trường sẽ phải gánh trên vai trọng trách to lớn làm thế nào để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, và phát triển bền vững. Sau khi ra trường những tân cử nhân có thể làm tại các nơi như: Sở tài nguyên môi trường, Sở phát triển nông nghiệp, các công ty doanh nghiệp về cấp thoát nước, môi trường, nơi nghiên cứu,...như vậy vừa có thể làm trong cơ quan Nhà nước lại vừa có thể góp mặt vào trong các doanh nghiệp tư nhân. Kỹ sư kỹ thuật môi trường sẽ vô cùng có tiềm năng trong tương lai. 2.2.3. Kỹ sư quản lý về môi trường Quản lý môi trường rồi làm kỹ sư quản lý môi trường, trong quá trình học tập sinh viên sẽ được trang bị cho những kiến thức và kỹ năng về quản lý môi trường, chất thải,...và ngay sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm tại các cơ quan Nhà nước như Sở phát triển nông nghiệp, Sở tài nguyên môi trường, Ủy ban nhân dân các xã huyện trên khắp cả nước,... Với vai trò là kỹ sư quản lý môi trường thì bạn sẽ phải làm các công việc như chuẩn bị cập nhật báo cáo môi trường, theo dõi tiến độ làm việc của cải thiện và xử lý môi trường, ngoài ra còn phải làm rất nhiều công việc khác nữa. 2.2.4. Kỹ sư quản lý tài nguyên rừng Trong bối cảnh đất nước đang rơi vào biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính như hiện nay thì quản lý tài nguyên rừng là vô cùng quan trọng, đây cũng là một trong những chiến lược phát triển đất nước. Kỹ sư quản lý tài nguyên rừng không những phải có trình độ về chuyên môn mà còn phải là người có đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp, có trình độ tin học và ngoại ngữ cần thiết để có thể đảm nhận công việc thật tốt. Sau khi ra trường, sinh viên sẽ được làm việc tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn, kiểm lâm, tài nguyên môi trường, có cơ hội làm việc tại các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, hơn nữa bạn còn có thể làm giảng viên giảng dạy tại các trường đại học trên cả nước,...và vô số công việc khác nhau bạn có thể lựa chọn. 2.2.5. Kỹ sư khoa học môi trường Khoa học môi trường – kỹ sư khoa học môi trường chính là công việc dành cho những ai yêu thích thiên nhiên, muốn nghiên cứu cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn. Kỹ sư khoa học môi trường chính là người khiến cho môi trường trở nên”khỏe mạnh” hơn, và cùng với xã hội phát triển bền vững. Với khối lượng công việc khá nhiều, kỹ sư khoa học môi trường phải nghiên cứu những đặc điểm của các thành phần môi trường khác nhau, môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo., nghiên cứu sự tác động qua lại giữa môi trường và con người, từ những kết quả nghiên cứu đó sẽ đưa ra những lời khuyên cho Nhà nước để có những biện pháp xử lý kịp thời, tu vấn cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoàn thiện các chính sách về môi trường hơn,...và một số công việc khác nữa. Như bạn thấy đấy, ngành quản lý môi trường có thể đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau trong lĩnh vực môi trường. Đối với mỗi một công việc, người làm đều phải đáp ứng yêu cầu về kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết để có thể đảm bảo hoàn thành tốt công việc. Với sự năng động, nhiều màu sắc của ngành như hiện nay thì nó đang thực sự thu hút nhiều người học. Với những kiến thức mà timviec365.vn đem đến cho bạn trên đây, hy vọng bạn đã có những kiến thức về ngành quản lý môi trường hơn.
Coi thêm ở: Quản lý môi trường là gì? Cơ hội với sinh viên quản lý môi trường
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét