1. Khái niệm product owner là gì? “Product owner” được hiểu đơn giản là người sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi mặt của sản phẩm, bao gồm cả các sản phẩm thương mại cũng như các sản phẩm nội bộ của doanh nghiệp. Đây là người sẽ đảm nhiệm công việc tối ưu hóa tất cả những lợi nhuận dựa trên sự đầu tư và thông qua việc quyết định những tính năng của sản phẩm, đánh giá về sự ưu tiên của từng hạng mục khác nhau, từ đó sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Những hạng mục nào có sự ưu tiên cao hơn thì sẽ được đưa vào kế hoạch để phát triển trước, còn những hạng mục có sự ưu tiên thấp hơn thì sẽ để phát triển sau. Product owner là gì? Product owner là người có tầm nhìn và định hướng tốt về các sản phẩm bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn. Các product owner sẽ tiến hành thực hiện bằng cách tìm hiểu về thị trường, khách hàng, nghiệp vụ,...Và product owner chính là người am hiểu nhất về sản phẩm, có tiếng nói và đưa ra quyết định cuối cùng về các tính năng của sản phẩm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì product owner cũng sẽ được coi là khách hàng tiềm năng của chính những sản phẩm đó trong các ứng dụng nội bộ. Lúc này, mọi tính năng của sản phẩm sẽ được định hình và xác định trực tiếp thông qua product owner bởi họ là những người có sự am hiểu đối với toàn bộ những nhu cầu cấp thiết nhất của các sản phẩm và có thể đưa ra được quyết định, yêu cầu phù hợp cho các tính năng đó. 2. Phân biệt giữa product owner và product manager Phân biệt giữa product owner và product manager Hiện nay tại Việt Nam, product owner hay product manager, executive,... đều không phải là những vị trí chức danh chuẩn và tương ứng với từng nấc thang trong sự thăng tiến nghề nghiệp. Tùy vào từng quy mô, cấu trúc của các doanh nghiệp khác nhau mà có những chức danh khác nhau, phù hợp. Tuy nhiên, xét về tính chất công việc và phạm vi giữa các khái niệm thì sẽ có sự khác nhau nhất định cần được phân biệt, chính là: - Product owner là người trực tiếp đảm nhiệm công việc giải quyết các vấn đề thực tế của các user khi sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp. Từ những vấn đề đó sẽ vận hành hoặc cải tiến về sản phẩm nhằm đạt được doanh thu cao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Còn với product manager thì lại có sự khác biệt ở chỗ, họ chỉ giải quyết những vấn đề mang tính chất tổng quan nhất về chiến lược phát triển của sản phẩm như định vị sản phẩm trên thị trường, đánh giá tầm nhìn, làm product roadmap,... Và trong nhiều trường hợp, product owner có thể được coi là product manager của một vài sản phẩm nhỏ trong các sản phẩm lớn khác. 3. Công việc của một product owner - Một product owner sẽ phải đảm nhiệm khá nhiều công việc trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp mà trước hết đó là quản lý backlog (quản lý vấn đề tồn đọng) + Trực tiếp theo dõi tiến trình sản xuất và hoạt động của các sản phẩm bằng việc tìm hiểu, điều tra những số liệu, phản hồi từ khách hàng và từ đó đưa ra phương án giải quyết các vấn đề đó một cách ổn thỏa, hợp lý nhất. + Làm công việc tìm kiếm khách hàng, bao gồm từ phỏng vấn trực tiếp để điều tra bảng hỏi để chắc chắn một điều rằng những vấn đề xảy ra là có thật chứ không phải phỏng đoán. + Product owner là người cần phải đưa ra những giải pháp và kết hợp với các UX designer để tạo ra các thiết kế sáng tạo, mới lạ nhất cho sản phẩm và các chiến dịch phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, product owner cũng cần làm các SRC để có thể giải thích về các thiết kế đó để đội ngũ phát triển sản phẩm có thể hiểu và thực hiện theo đúng yêu cầu, kế hoạch đặt ra. Công việc của một product owner + Thực hiện đánh giá và sắp xếp về độ ưu tiên cho các nhiệm vụ còn tồn đọng và giải quyết nhanh nhất có thể. + Là người lên các timeline cho kế hoạch và tùy theo quy mô của các tính năng mà chia thành nhiều giai đoạn phát hành nhỏ. + Sau khi đã cho phát hành các sản phẩm, product owner cần phải thường xuyên theo dõi các chỉ số và lặp lại quy trình để phát triển tốt các sản phẩm đó. - Bên cạnh đó, một product owner còn đảm nhiệm nhiệm vụ phân tích và đưa ra tầm nhìn đối với sản phẩm, đó là: + Luôn bao quát, chia sẻ và truyền thông cho tầm nhìn của sản phẩm để mọi người biết và nắm rõ các tính năng của sản phẩm. Và việc này không chỉ thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp mà còn phải hướng đến cả những khách hàng tiềm năng và các bên có liên quan. + Một product owner cũng cần hiểu rõ được nguyên nhân của sự ảnh hướng cũng như đối tượng mà các sản phẩm ảnh hưởng đến là những ai, những cái gì thì mới có cái nhìn và đánh giá chính xác nhất về các phương pháp cải tiến và phát triển sản phẩm. - Product owner là người sẽ làm việc trực tiếp với các đội sản xuất để theo dõi tiến trình thực hiện cũng như có phương án xử lý kịp thời những vấn đề có thể xảy ra khi tạo các sản phẩm. - Product owner thực hiện điều hướng cho toàn bộ đội ngũ phát triển sản phẩm, tránh việc trì hoãn, làm gián đoạn tiến trình sản xuất cũng như giảm được những sai sót về mặt truyền thông, các vấn đề phát trình khi tạo ra sản phẩm. 4. Những tố chất để trở thành một product owner giỏi Để có thể trở thành một product owner giỏi thì điều đầu tiên bạn cần phải được trao quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến công việc. Bạn cần thể hiện rõ được mình là một ông chủ thực sự của các sản phẩm đó, đứng đầu mọi việc chứ không phải là một người trung gian hay một người đại diện mà không trực tiếp đưa ra các quyết định cho sản phẩm cũng như không chịu trách nhiệm về các quyết định liên quan đến sản phẩm đó. Ngoài ra, một product owner giỏi và chuyên nghiệp cần hội tụ những tố chất cơ bản sau đây: 4.1. Có sự hiểu biết về sản phẩm và thị trường lĩnh vực Hiểu biết rõ về sản phẩm tố chất đầu tiên cần phải có ở một product owner để giúp cho việc định hướng sản phẩm đi theo đúng kế hoạch và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thực chất, để tạo ra được một sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp và không phải sản phẩm nào khi phát hành cũng nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Một người làm ra sản phẩm mà không hiểu biết về sản phẩm thì làm sao có thể đòi hỏi khách hàng hiểu và quan tâm về sản phẩm đó. Chính vì vậy, một product owner cần phải nhận định rõ về tất cả các tính chất, tính năng vượt trội của sản phẩm để có thể đưa ra được những quyết định, sự lựa chọn phù hợp nhất nhằm giúp cho đội ngũ sản xuất và phát triển sản phẩm luôn có định hướng làm việc dựa trên những hạng mục cần thiết đưa ra và mang lại giá trị cao nhất cho các sản phẩm đó. Có sự hiểu biết về sản phẩm và thị trường lĩnh vực 4.2. Phải dành nhiều thời gian cho công việc Một product owner luôn mang trong mình trọng trách vô cùng lớn về các vấn đề liên quan đến phát triển sản phẩm, do đó cần phải dành rất nhiều thời gian, công sức cho công việc mới có thể hoàn thành và mang lại hiệu quả cao. Do đó, đối với mỗi sản phẩm, cần phải dành toàn bộ thời gian và tập trung đầu tư, theo dõi sát sao tiến trình thực hiện cho đến khi ra mắt và đánh giá kết quả. Có như vậy mới có thể nắm bắt được tất cả những vấn đề về sản phẩm và đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng, ổn thỏa. 4.3. Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt Kỹ năng giao tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất cả các công việc, ngành nghề nói chung và đối với product owner nói riêng. Bởi họ là người sẽ trực tiếp làm việc, cộng tác với các nhóm sản xuất và phát triển sản phẩm cũng các đối tác, khách hàng liên quan, do đó cần phải có khả năng truyền đạt tốt mới có thể đưa hết ý tưởng của mình đến với bộ phận khác thực hiện theo đúng kế hoạch. Khả năng linh hoạt trong giao tiếp và thuyết phục tốt sẽ giúp họ có được những khách hàng quan trọng, các hợp đồng từ nhà đầu tư, mang lại cơ hội cho sự phát triển của doanh nghiệp. Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt 4.4. Có khả năng đưa ra quyết định Là người đứng đầu chỉ đạo mọi hoạt động của quá trình tạo ra sản phẩm, product owner cần phải là người kiên định và dứt khoát trong việc đưa ra những quyết định cho sản phẩm. Đối với bất kỳ dự án nào, chắc chắn cũng sẽ có những cuộc thảo luận về ý tưởng và quy trình thực hiện, product owner cần biết tập hợp các ý kiến từ mọi người, nhận định, đánh giá và đưa ra được quyết định cuối cùng một cách đúng đắn, phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, đây là một tố chất rất cần thiết và không thể thiếu đối với một product owner. 4.5. Chịu được áp lực trong công việc Bất kỳ công việc nào cũng sẽ có những áp lực riêng và product owner cũng vậy. Là người đứng đầu chắc chắn sẽ có rất nhiều công việc khác nhau và áp lực từ nhiều phía đòi hỏi các product owner phải luôn bình tĩnh và biết cách vượt qua được những áp lực đó mới có thể hoàn thành tốt công việc. Biết sắp xếp công việc hợp lý, thời gian khoa học và dành thời gian thư giãn là một cách để bạn có thể giảm bớt được stress và áp lực trong công việc, từ đó mang lại hiệu quả tốt hơn cho công việc của mình. Chịu được áp lực trong công việc Với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn, hy vọng các bạn đã hiểu và nắm rõ về product owner là gì cũng như những thông tin liên quan đến product owner. Từ đó, “bỏ túi” cho mình những kiến thức quan trọng nhất để có thể áp dụng vào công việc và trở thành một product owner giỏi, chuyên nghiệp nhất nhé!
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Product owner là gì và tố chất để trở thành một product owner!
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét