1. Bạn biết gì về bảo mẫu chưa? Khi muốn bắt đầu với một công việc nào đó thì chúng ta cần phải hiểu rõ công việc đó là gì? công việc đó được thực hiện như thế nào? và làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc đó. Đối với bảo mẫu, bạn đã biết gì về nó chưa? Bạn đã bao giờ tự nghĩ rằng, người giúp việc trong nhà cũng là bảo mẫu hay chưa? 1.1. Bảo mẫu là gì? Bảo mẫu là một nghề trong xã hội. Bảo mẫu làm công việc chăm sóc trẻ em khi bố mẹ chúng không có điều kiện về thời gian để chăm sóc con của mình, do vậy đã nhờ đến sự giúp đỡ của bảo mẫu để có thể yên tâm trong làm việc hơn. Nghề bảo mẫu thường là nữ, vì nữ vốn có bản năng là chăm sóc con cái, và chịu được áp lực với công việc nhiều hơn là nam giới. Bảo mẫu cũng có thể hiểu là các cô giáo ở trường mầm non đứng ra chăm sóc trẻ, nhưng cũng có thể là bảo mẫu riêng được gia đình thuê về để chăm sóc riêng cho con của họ như là một vú em. Đối với nghề bảo mẫu được trả lương khá thấp nếu trong các trường mầm non. Công việc của các cô giáo bảo mẫu là trông trẻ và chăm sóc trẻ, với một lượng trẻ khá đông, nhưng lại được trả với một mức lương khá thấp từ 4-5 triệu đồng. Còn đối với một bảo mẫu được gia đình thuê riêng thì lại được trả lương khá cao, trong khi được nuôi ăn ở, với mức lương là 5-6 triệu đồng một tháng. Sự chênh lệch về tiền lương cũng như mức độ vất vả khác nhau đối với bảo mẫu mầm non và bảo mẫu riêng. Vì khi gia đình bỏ ra một khoản tiền khá lớn để mua lại sự chăm sóc cho con mình từ người khác thì đương nhiên điều họ mong muốn là bảo mẫu đó phải toàn tâm toàn ý với con mình. Đó là sự chăm sóc đặc biệt dành cho con mà họ phải tri trả. 1.2. Công việc của bảo mẫu - Bảo mẫu mầm non thường bắt đầu công việc từ 7h sáng cho đến 17h chiều hàng ngày, trong trường hợp phụ huynh không thể đến đón đúng giờ được thì các bảo mẫu phải ở lại trông trẻ ngoài giờ. Công việc chính là chăm sóc trẻ, dạy trẻ cách ăn, dạy múa hát, vệ sinh cá nhân giúp trẻ. Trong một lớp thường sẽ có từ 1 đến 2 giáo viên bảo mẫu, cùng nhau thực hiện các công việc này trong ngày. Điều quy định đối với giáo viên mầm non đó chính là không được dạy lớp có con của mình để tránh sự thiên vị đối với các trẻ. - Bảo mẫu riêng là người được gia đình thuê riêng về để chăm trẻ, chính vì thế họ thường ở lại nhà chủ luôn, đôi khi còn phải ngủ với trẻ, Chăm sóc trẻ, cho ăn, vệ sinh cá nhân và chơi đùa với trẻ. Ở các nước phương Tây, việc bảo mẫu ngủ với trẻ là chuyện bình thường, chậm chí có những bảo mẫu đồng hành cùng trẻ cho đến khi trẻ lớn lên. Bên cạnh chăm sóc chúng như mẹ ruột. Về tính chất công việc thì cả hai bảo mẫu đều có nhiệm vụ chính là trông trẻ, nhưng về mức độ vất vả thì bảo mẫu mầm non sẽ vất vả hơn vì một lớp trẻ có khá là đông. Công việc thì giống như những công việc thường ngày khi chăm con mình, nhưng vất vả ở chỗ là đều phải chăm sóc chúng chu đáo và cẩn thận. 1.3. Pháp luật có quy định gì về bảo mẫu Đối với nghề bảo mẫu thì hiện nay chưa có công văn quy định rõ về bảo mẫu. Nhưng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tức là các giáo viên hay bảo mẫu mầm non thì pháp luật quy định như sau: - Được đảm bảo về trang thiết bị để nuôi dương trẻ - Được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn - Được bảo vệ danh dự nhân phẩm - Được hưởng các quyền lợi về vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật Đối với các hành vi bạo hành, đánh đập trẻ sẽ bị xử phạt từ bồi thường tiền cho đến truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2. Bảo mẫu hãy yêu thương con trẻ như chính con của mình “Mẫu” hay còn được hiểu là “mẹ”, đã là mẹ thì hãy mang đúng thiên chức của người mẹ là chăm lo, yêu thương con trẻ. Giống như Bác Hồ đã từng nói “trẻ em như búp măng non” quả thật chúng còn rất non nớt, yếu đuối, vì vậy các bảo mẫu hãy chăm sóc các con một cách toàn tâm toàn ý. Đối với một ngành nghề với tính chất thường xuyên tiếp xúc với trẻ em như vậy, thì cũng cần có những yêu cầu nhất định như: - Tình yêu thương với trẻ em: Là người tiếp xúc với trẻ ngay từ khi chúng còn rất nhỏ, phải đảm bảo được rằng bảo mẫu thực sự yêu quý trẻ em. Bản năng của trẻ nhỏ là bắt trước, nó sẽ bắt trước những hành động mà người lớn làm trước mặt nó. Do đó, người bảo mẫu phải thực sự yêu nghề và yêu con trẻ vì chính họ đang làm gương cho chúng- những mầm xanh tương lai của đất nước. - Kiên trì, nhẫn lại: Đối với công việc này, tôi rất khâm phục những bảo mẫu vì họ thật sự có sự kiên nhẫn rất tốt. Làm việc và chăm sóc con trẻ cần rất nhiều sự nhẫn lại và kiên trì. Trẻ thường có tính hiếu động và hay quậy phá, hơn nữa khi dạy trẻ học một cái gì đó thì phải lặp đi lặp lại thì chúng mới có thể ghi nhớ được. - Nảy số xử lý tình huống linh hoạt: Trẻ em thường hay nghịch ngợm với bạn bè hay với các đồ vật thu hút chúng, nhiều khi sẽ có những tình huống bất chợt xảy ra với trẻ nhỏ. Yêu cầu các bảo mẫu phải xử lý tình huống nhanh. “Nghề nào cũng là nghề cao quý, nhưng cao quý hơn cả là nghề giáo”, vâng, tôi đã từng nghe đâu đó có ai ca ngợi về nghề giáo, nghề chèo lái đưa đẩy những lớp mầm xanh của đất nước. Nghề bảo mẫu cũng được xem như giáo viên, vì họ là người tiếp xúc, dạy dỗ các em ngay từ khi còn rất nhỏ. Sự dạy dỗ tốt tạo tiền đề cho các em sẽ trở thành người tốt có ích cho đất nước sau này. Đến với nghề bảo mẫu, tuy có nhiều vất vả nhưng có rất nhiều niềm vui với công việc. Tiếp xúc với trẻ em, bạn sẽ được trở về tuổi thơ rất nhiều, được nhận lại sự yêu quý của chúng với bạn. Còn niềm vui nào hơn nữa khi nhận được những “cái hôn” tạm biệt hay “cái hôn” đón chào của chúng. 3. Các bậc phụ huynh có nên nhờ đến sự trợ giúp của bảo mẫu? Đối với người thành thị và nồn thôn, người có thu nhập cao và thu nhập thấp sẽ có những nhu cầu dịch vụ riêng cho gia đình và bản thân. Những người dân sống ở nông thôn thì hầu như đều nhờ vào sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại về việc chăm cháu. Nhưng với những người thành phố có thu nhập cao và ổn định, họ thường chọn cho mình những lối đi khác. Họ cho rằng, ông bà đến tuổi nghỉ ngơi thì cần được nghỉ ngơi, vì thế họ có nhu cầu tìm đến bảo mẫu riêng cho con mình. Thu nhập cao ổn định, luôn luôn đồng nghĩa với việc họ luôn bận bịu, không có thời gian chăm sóc con cái. Có nhiều cậu nhỏ, cô nhỏ ngay từ nhỏ đã sống dưới sự chăm sóc của bảo mẫu. Khi nó thức dậy bố mẹ đã đi làm, khi nó đi ngủ thì bố mẹ chưa về. Nó luôn sống như vậy với bảo mẫu riêng, và thời gian gặp, tiếp xúc với bố mẹ rất ít. Tôi đã từng xem rất nhiều bộ phim nói về vấn đề này, tôi thật sự thương và đồng cảm cho những đứa trẻ ấy. Bố mẹ chúng chỉ lo kiếm tiền mà lại quên đi sự tồn tại của chúng, họ luôn nghĩ rằng để cho chúng được sống trong nhung lụa thì như vậy là đủ. Tôi không khuyên ngăn các gia đình không thuê bảo mẫu riêng, tôi cũng không khuyến khích họ giao con mình hoàn toàn cho các bảo mẫu. Đối với các bậc phụ huynh thật sự bận bịu với công việc và không có thời gian chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của con thì thật sự cần đến sự giúp đỡ của các bảo mẫu. Nhưng thay vì giao con hoàn toàn cho bảo mẫu thì hãy bỏ một chút thời gian để quan tâm đến con mình nhiều hơn. Các bậc phụ huynh thân mến! mọi người có biết hàng năm có hơn 2000 trẻ bị bạo hành không? Các vụ bạo hành luôn xảy ra khi chúng ta quá tin tưởng và trao con cho một ai đó. Chúng ta luôn mất cảnh giác và để đến khi sự việc xảy ra thì mới quy trách nhiệm và đổ lỗi, lúc đó còn tác dụng nữa hay không? Bảo mẫu, hãy thực sự yêu thương con trẻ và quan tâm đến chúng. Khi bạn bắt đầu bước vào nghề này thì hãy nhiệt huyết với công việc, vì bạn sẽ nhận được sự yêu thương và quý trọng của trẻ đối với bạn. Đừng để những dòng trạng thái “bảo mẫu bóp cổ trẻ em” trôi nổi trên mạng xã hội mà hãy để những dòng ca tụng về bảo mẫu xuất hiện trên mạng xã hội nhé các bạn.
Coi nguyên bài viết ở: Bảo mẫu là gì? Những thông tin bạn cần biết về nghề bảo mẫu
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét