Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Kiểm toán là gì? Cơ hội việc làm cho ngành kiểm toán

Kiểm toán là gì? Cơ hội việc làm cho ngành kiểm toán

  1. Kiểm toán là gì? Cụm từ “kiểm toán chắc hẳn vẫn còn khá xa lạ với nhiều người, vậy nên trước khi giải thích nghĩa của cụm từ này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua về lĩnh vực kế toán, đây là lĩnh vực chắc hẳn ai cũng đã từng nghe tới,  bởi đây được xem là hai lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau. Như mọi người đã biết thì kế toán là lĩnh vực đảm nhận nhiệm vụ cung cấp thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính. Kiểm toán sẽ thực hiện nhiệm vụ tương tự của kế toán đó chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó. Qua đó có thể đưa ra kết quả cuối cùng về tình hình tài chính của tổ chức, công ty đó một cách chính xác. Hay nói cách khác, kiểm toán chính là quá trình thu thập tất cả các bằng chứng có liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (những số liệu này được cung cấp bởi kế toán), từ đó đưa ra đánh giá nhằm xác đinh và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Có thể nói thì kiểm toán hướng đến nhiều đối tượng, bất kể là ai, chỉ cần họ là những người quan tâm đến tình hình tài chính của một tổ chức nào đó những không có khả năng về nghiệp vụ về tài chính, kế toán . Đây cũng chính là lý do khiến họ phải tìm đến những người kiểm toán để nắm bắt được tình hình tài chính, từ đó đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất. 2. Có mấy loại kiểm toán Có rất nhiều cách để phân loại kiểm toán, tuy nhiên để giúp mọi người dễ hiểu, người ta thường phân loại theo chủ thể kiểm toán thành ba loại như sau: – Kiểm toán Nhà nước: kiểm toán nhà nước do cơ quan kiểm toán của Nhà nước tiến hành theo luật định và không thực hiện việc thu phí. Đa phần các đối tượng trong kiểm toán nhà nước là các doanh nghiệp nhà nước. – Kiểm toán độc lập: kiểm toán độc lập được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty có tính độc lập chuyên về dịch vụ kiểm toán. Chính vì vậy mà nhiệm vụ chính của người làm ở lĩnh vực kiểm toán độc lập là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính về kinh tế tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi khách hàng. Vậy nên, đây được là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư. – Kiểm toán nội bộ: là kiểm toán được xuất hiện ở trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Người làm việc trong lĩnh vực này là những người đảm nhận nhiệm vụ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên trong Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thông thường thì những báo cáo liên quan đến tình hình kiểm toán sẽ dược sử dụng trong nội bộ của công ty mà ít nhận đươc sự tin cậy của bên ngoài. Bởi các kiểm toán viên được xem chính là nhân viên trong nội bộ của công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc. 3. Vậy công việc của một kiểm toán viên là gì? Theo như cách hiểu thông thường thì kiểm toán viên chính là những người sử dụng các phương pháp khác nhau để đưa ra các minh tính trung trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính. Ví dụ như người kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp quan sát, diễn giãi thông tin, thử nghiệm, điều tra, đối chiếu, logic,... Với các hoạt động đó, chúng ta có thể dễ dàng nhân ra được 3 chức năng chính của kiểm toán đó là: - Xác minh được tính trung thực và tình pháp lý về các báo cáo tài chính. - Đưa ra đánh giá thông qua việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin có liên quan đến tài chính, kế toán. - Hỗ trợ cho các nhà quản lý thông qua việc tư vấn, chỉ ra những sai sót, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục, giúp công ty hoạt động hiểu quả hơn. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng các tổ chức ở đây hướng tới nhiều đối tượng khác nhau, không những là các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mà trong đó bao gôm những cơ quan Nhà nước. 4. Cơ hội việc làm cho ngành kiểm toán 4.1. Cơ hội việc làm ngành kiểm toán tại Việt Nam Nhìn vào tình hình kiểm toán hiện nay, ta có thể thấy rằng hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng trong suốt 25 năm thành lập và trong suốt 30 thực hiện đổi mới và cải cách để theo kịp với nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy mà những người làm trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán tại Việt Nam rất vui mừng và tự hào vì đã một phần nào giúp neefn kinh tế đạt được những thành công vang dội. Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội lần thứ VI diễn ra đã đánh dấu bước phát triển của ngành nghề kế toán và kiểm toán tại Việt Nam. Cũng từ đây, ta có thể được cơ hội nghề nghiệp kiểm toán trong tương lai sẽ có nhiều biết động và thay đôú về khoa học kỹ thuật, nền kinh tế và của nghề nghiệp trên thế giới, trong khu vực. Dễ nhận ra rằng trong sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu, ngày càng toàn diện, không những vậy cộng đồng kinh tế ASEAN cũng sẽ có những hoạt động ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Nền kinh tế cũng sẽ được mở rộng nhiều hơn, có nhiều hiệp định, điều ước quốc tế, những cam kết quốc tế cũng sẽ được ký kết và triển khai. Đặc biệt hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng với sự vận hành của Cộng đồng kinh tế ASEAN,...đã cho phép hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả dòng vốn đầu tư, các dòng tiền sẽ di chuyển tự do hơn. Đại hội Kế toán thế giới lần thứ 20 được diễn ra tại ở Sydney, Australia đã có những bàn bã về triển vọng về nghề kiểm toán trong tương lai. Tất cả đều đưa ra sự khảng định về toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế chính là xu thế tất yếu trong xã hội hiện nay. Bản chất và chức năng của kiểm toán chính là việc tạo lập và cung cấp hệ thống thông tin tài chính. Vậy nên, thể chế kinh tế và cách thức hạch toán là công việc được nhận định rằng cần được tôn trọng trong mỗi quốc gia. 4.2. Cơ hội  cho ngành kiểm toán ở ngoài nước Điều đầu tiên mà ngành kiểm toán có được đó chính là việc gia nhập TPP, diều này đã giúp cho việc đa dạng hóa trong lao động, tăng cường việc hội nhập với các khu vực thuộc lĩnh vực kiểm toán. Chính vì vậy mà các công ty kiểm toán cũng sẽ nhận được nhiều sự lựa chọn về trong việc tuyển dụng và yêu cầu về lao động tùy thuộc vào trình độ cao vào việc làm. Song song với đó thì lao động Việt Nam cũng đang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc sang nước khác làm việc, từ đây có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm tứ các quốc gia khác. Đây chính là cơ hội dịch chuyển tự dó và làm việc tại trong các nước thuộc khối TPP của đội ngũ kiểm toán tại Việt Nam. Đội ngũ kiểm toán cơ được cơ bồi dướng kiến thức chuyên môn,  rèn luyện được nhiều kỹ năng cần thiết thông qua việc cọ xát kinh nghiệm chuyên môn với các đồng nghiệp trong khu vực. Cũng chính nhờ vào sự mở rộng của phạm vi hoạt động và thị trường mở rộng, các kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ có được nhiều thuận lợi trong quá trình hành nghề và danh tiếng của kiểm toán viên tại Việt Nam sẽ được nâng lên trên thị trường quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp  sẽ cơ hội tiếp cận với các mô hình  từ các quốc gia phát triển qua các hoạt động kiểm toán có hiệu quả, nhằm mục đích nâng cao vào năng lực quản trị và quản lý,  Từ đó, có thể giúp Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp lý, chuẩn mực, đáp ứng được những yêu cầu quốc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm quen được với thông lện chúng của một hệ thống chuân mực trong kế toán quốc tế, tăng cường chất lượng trong báo cáo tài chính. Dựa vào tình hình tài chính củ mình, các công ty kiểm toán có thể dựa vào điểm mạnh của mình  cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên, kỹ thuật công nghệ,...được kết hợp chặt chẽ với tính minh bạch hóa về tài chính, nhu cầu của khách hàng để phát triển đa dạng với các sản phẩm trong quá trình kinh doanh. Đối với các công ty kiểm toán có khả năng mở rộng thị trường kinh doanh, cung cấp các dịch vụ sang nước ngoài thuộc TPP, điển hình như Singapore, Malaysia, Brunei, Nhật...Đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp kiểm toán độc lập tại Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm, công tác quản trị, phát triển sản phẩm và đa dạng hóa thị trường. Từ đó, giúp cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, đồng thời thúc đẩy việc trở thành thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế. 5. Thách thức đối với ngành kiểm toán Đối với ngành kiểm toán, thách thức lớn nhất hiện nay đang diễn ra tại Việt Nam đó chính là thực hiện được những cam kết trong việc mở cửa toàn diện trên thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán. Và hiện tại, Việt Nam đã cam kết mở cửa toàn diện về thị trường này khi bắt đầu gia nhập vào TPP. Được biết thì thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam đang còn khá non trẻ nhưng đầy tiềm năng. Chính vì vậy mà các quy định về pháp luật mới cũng đã được hình thành, các yếu tố của thị trường vẫn chưa đầy đủ, phạm vi các hoạt động diễn ra trên thị trường vẫn còn hạn hẹp và chưa thực sự được xã hội quan tâm đúng mức. Hiện tại số lượng  đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên có chứng chỉ theo đúng nghĩa và quy chuẩn quốc tế còn khá ít, về mặt chất lượng cũng vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy mà khi gia nhập TPP, cơ quan nhà quản lý sẽ đứng trước những thách thức lớn liên quan đến lớn có những nội dung, trong đó bao gồm có xử lý các bất đồng và tranh chấp về kết quả kiểm toán trong hoạt động của các tổ chức kiểm toán nước ngoài, kiểm soát chất lượng kiểm toán, việc tuân thủ những pháp luật và các quy chế kiểm toán, các chuyên gia trình độ cao làm việc tại Việt Nam,... Quy mô các doanh nghiệp kiểm toán còn khá nhỏ, kinh nghiệp về nghiệp vụ kiểm toán cũng chưa được chú trọng bồi dưỡng và đào tạo chuyên sâu, chưa có nhiều các hoạt động đào tạo theo hướng hội nhập. Cũng chính vì vậy mà ngành kiểm toán tại Việt Nam vẫn còn hạn chế với việc thích nghi với môi trường kiểm toán quốc tế. Điều đó đã làm cho sức ép ép cạnh tranh về thị trường kiểm toán trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết cho các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam khi có sự tham gia của các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài. Đồng nghĩa với việc nếu không tự hoàn thiện mình, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đứng trước nhiều nguy cơ phá sản, giải thể, tự thu hẹp mình… Hy vọng qua bài trên, mọi người đều đã có câu trả lời cho câu hỏi “kiểm toán là gì”, đồng thời hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm dành cho ngành kiểm toán tại Việt Nam.

Coi nguyên bài viết ở: Kiểm toán là gì? Cơ hội việc làm cho ngành kiểm toán

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét