1. Paralegal là gì? Paralegal là từ tiếng Anh có thể dịch ra tiếng Việt là trợ lý luật sư hay trợ lý pháp lý. Trợ lý luật sư là người làm việc cho riêng một luật sư, hoặc cho một văn phòng luật, hoặc một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, chính phủ về mặt hành chính (chuẩn bị hồ sơ, lên lịch làm việc,…) hoặc một số công việc đã được luật sư ủy thác trách nhiệm. Các nhiệm vụ mà một trợ lý luật sư cần thực hiện đòi hỏi người này cần có kiến thức luật pháp và các thủ tục pháp lý thật chắc chắn. Mặc dù trợ lý luật sư chỉ có quyền hạn giải quyết các công việc hành chính nhưng bản thân họ cũng đã được trải qua quá trình đào tạo nghiêm khắc tại các trường luật. Trợ lý luật sư là cánh tay đắc lực giúp luật sư, họ là những người thực hiện một số công việc giúp luật sư giảm tải áp lực và có thời gian tập trung giải quyết các công việc. 2. Phân biệt Paralegal – trợ lý luật sư và Legal Secretary – thư ký pháp lý Legal Secretaries – thư ký pháp lý (hay thư ký luật sư) cũng là những người đảm nhận các công việc liên quan đến hành chính giống như trợ lý luật sư. Công việc của họ là ghi chép, trả lời các cuộc điện thoại của văn phòng luật, chuẩn bị thư từ, chuẩn các văn bản pháp lý, hỗ trợ nghiên cứu pháp luật, liên lạc với các luật sư khác,…Các thư ký luật sư cũng cần có kiến thức pháp luật sâu rộng. Mặc dù công việc của một thư ký luật sư có nhiều điểm giống với trợ lý luật sư, tuy nhiên, vị trí của họ trong văn phòng luật thấp hơn các trợ lý. Nhiệm vụ của một thư ký luật sư là hỗ trợ các luật sư và các trợ lý luật sư. Một thư kí luật sư sau thời gian làm việc và nỗ lực hoàn toàn có khả năng được thăng cấp lên làm trợ lý luật sư. 3. Công việc của trợ lý luật sư bao gồm những gì? Công việc của các trợ lý luật sư gồm 4 công việc cơ bản như sau: Thứ nhất, trợ lý luật sư là người phải cập nhật và nắm bắt các văn bản pháp luật mới. Luật pháp sẽ có những sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế nên việc cập nhật văn bản pháp luật là công việc đầu tiên và thường xuyên phải làm. Mỗi tháng một lần, các trợ lý luật sư sẽ có trách nhiệm thu thập, tổng hợp toàn bộ các văn bản pháp luật được ban hành để xuất bản những bản tin pháp lý, cung cấp đầy đủ, chi tiết, kịp thời đến với khách hàng. Ngoài ra, họ còn phải phân loại và đưa lại cho luật sư để quyết định đưa các thông tin pháp luật đã chuẩn bị đến với những khách hàng có nhu cầu. Thứ hai, trợ lý luật sư có nhiệm vụ tống đạt - chuyển đến giấy tờ đến cho đương sự là khách hàng, các cơ quan, các đơn vị liên quan,… Lý do họ cần phải làm nhiệm vụ này là vì công việc của luật sư mỗi ngày rất nhiều và họ cần phải sử dụng thời gian để làm việc thật hợp lý, nên công việc chuyển giấy tờ, hồ sơ đến cho đương sự thường được giao cho trợ lý để giảm bớt gánh nặng cho luật sư. Một số công ty luật lớn sẽ dùng dịch vụ chuyển phát nhanh, tuy nhiên ở các công ty có quy mô nhỏ thì trợ lý luật sư sẽ là người làm nhiệm vụ này. Thứ ba, trợ lý luật sư sẽ thường xuyên phải dịch thuật các văn bản pháp lý. Việt Nam hiện là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch cùng các nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy sẽ có một vài công ty luật chuyên phục vụ khách hàng là người nước ngoài. Do đó, các trợ lý luật sư cần sử dụng ngoại ngữ thành thạo để phục vụ cho công việc dịch thuật văn bản và giao tiếp với khách hàng. Thứ tư, trợ lý luật sư cần tham gia nghiên cứu văn bản pháp luật. Đây là công việc cơ bản của những người đang hoạt động trong ngành luật. Các trợ lý sẽ được luật sư yêu cầu nghiên cứu và phân tích trước một vài vấn đề pháp luật để thảo luận, trao đổi và đưa ra ý kiến. Công việc này giúp các luật sư đánh giá được năng lực tư duy, triển vọng và định hướng cho các trợ lý luật sư nếu muốn chính thức trở thành luật sư hoặc làm các công việc khác liên quan đến pháp luật. 4. Vị trí Paralegal – trợ lý luật sư ở một số nước trên thế giới 4.1. Trợ lý luật sư ở Canada Ở Canada, trợ lý luật sư được đào tạo để hỗ trợ luật sư và sẽ phải làm việc dưới sự giám sát của luật sư. Các luật sư sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi hành động hoặc các thiếu sót của trợ lý làm việc dưới quyền của mình. Hiện tại, pháp luật Canada không có quy định cụ thể về vị trí trợ lý luật sư. 4.2. Trợ lý luật sư ở Nhật Bản Tại Nhật Bản, có một tổ chức tên là 司法書士 - shihō shoshi (The Institution of Judicial Scrivener - Tạm dịch: Viện Soạn thảo Văn bản Pháp luật), những người làm việc ở đây có nhiệm vụ tương tự trợ lý luật sư. Đây là những người có vị trí ở trên thư kí pháp lý và ở dưới các luật sự, họ chịu sự quản lý của pháp luật và phải trải qua một kì thi để được hành nghề. 4.3. Trợ lý luật sư ở Nam Phi Các trợ lý luật sư ở Nam Phi cần có kiến thức sâu rộng về luật pháp và quản lý tư pháp. Công việc của họ cũng giống như trợ lý ở nhiều nơi khác: liên lạc với khách hàng để hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý, nghiên cứu luật, chuẩn bị tài liệu cho các vụ kiện,…Trợ lý luật sư ở Nam Phi thường làm việc cho: Tổ chức Viện trợ Pháp luật Nam Phi, các tập đoàn lớn, các công ty luật, các cơ quan chính phủ,… 5. Các yêu cầu cần có của một trợ lý luật sư Để trở thành một Paralegal - trợ lý luật sư, bạn cần có chuyên môn vững vàng để có thể hỗ trợ tối đa cho luật sư, bất cứ sai sót nào về mặt chuyên môn cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến luật sư và toàn bộ văn phòng luật của bạn. Dù còn ở vị trí Paralegal - trợ lý luật sư nhưng bạn cũng cần có kĩ năng tin học văn phòng và kĩ năng ngoại ngữ thật tốt để phục vụ cho công việc. Việc thành thạo kĩ năng tin học văn phòng (soạn thảo văn bản, sử dụng các cộng cụ hỗ trợ tìm kiế, sử dụng công cụ hỗ trợ dịch thuật) sẽ giúp bạn giải quyết công việc một cách khoa học, nhanh chóng và hiệu quả. Còn kĩ năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn tiếp cận được với các văn bản luật sử dụng ngoại ngữ, đây là những thứ sẽ hỗ trợ cho công việc và giúp bạn mở rộng kiến thức luật pháp. Những người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp nói chung hay Paralegal - trợ lý luật sư nói riêng cần phải có tư duy logic và khả năng quan sát tốt. Ngoài ra thì khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, suy luận là những điều rất cần ở một trợ lý luật sư. Sự kiên nhẫn, cẩn trọng trong công việc của một Paralegal - trợ lý luật sư là điều rất cần thiết. Sự cẩn trọng sẽ giúp bạn không bỏ sót bất cứ chi tiết quan trọng nào khi nghiên cứu, phân tích hồ sơ, tài liệu và các văn bản pháp luật. Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ Paralegal là gì và giúp bạn có thêm một sự lựa chọn khi chuẩn bị bước chân vào lĩnh vực luật pháp.
Tham khảo bài gốc ở: Paralegal là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về Paralegal
#timviec365vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét