Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Nên học tiếng gì? Lựa chọn ngôn ngữ cho sở thích hay vì tương lai?

Nên học tiếng gì? Lựa chọn ngôn ngữ cho sở thích hay vì tương lai?

1. Luận bàn về những giá trị của ngôn ngữ Việc trả lời câu hỏi ấy đóng một vai trò vô cùng to lớn trong câu chuyện định hướng nghề nghiệp. Thật vậy, từ cổ chí kim, bản chất của ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người và xã hội , giúp con người có thể dễ dàng truyền đạt mọi suy nghĩ và hiểu biết lẫn nhau. Nếu như xưa kia, cố nhân đã biết dụng câu chữ để sáng tác văn thơ, biến văn chương nghệ thuật là thứ nghệ thuật ngôn ngữ có sức mạnh chạm sâu đến lòng người trong những buổi bình văn vịnh thơ hay sử dụng nó như một thứ vũ khí sắc bén trong thời chiến để vừa khích lệ tinh thần tướng sĩ như Lý Thường Kiệt đã khích lệ quân tướng của mình trong buổi chống quân Tống với áng thiên cổ hùng văn “Nam quốc sơn hà”, như Nguyễn Trãi thể hiện lòng quyết tâm sẽ quét sạch giặc dã ra khỏi bờ cõi nước ta với Bình Ngô đại cáo” thì nay, tiếng nói, ngôn ngữ còn hết sức tích cực góp mặt trong công cuộc hội nhập quốc tế, là thứ vũ khí sắc bén nhất giúp giới trẻ thu vào tầm tay những cơ hội nghề nghiệp lớn hay nói một cách khác, ngôn ngữ có sức ảnh hưởng to lớn đến con đường sự nghiệp của chúng ta trong thời kỳ hội nhập. Nói vậy cũng có nghĩa là, giới trẻ hiện nay không chỉ có trách nhiệm gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng mẹ để mà còn cần phải linh hoạt học hỏi, thông thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới để phù hợp với thực trạng hội nhập và những nhu cầu cấp thiết của xã hội. Một khi bạn nắm được trong tay ít nhất 1 thứ ngoại ngữ nào đó thì đồng nghĩa cơ hội việc làm của bạn cũng sẽ vì thế mà mở rộng hơn rất nhiều. Theo Bích Phượng, khi chúng ta lựa chọn một thứ ngoại ngữ nào đó dể học thì tốt hơn hết hãy gắn liền sự lựa chọn đó vào với kế hoạch cho sự nghiệp tương lai. Bạn nên nghĩ xem, trong tương lai không xa đó, bạn mong muốn trở thành một người như thế nào, bạn có thể làm việc ngay trong một môi trường mà người ta chỉ giao tiếp với nhau bằng một thứ tiếng không phải tiếng mẹ đẻ của bạn hay không? Và nếu nghĩ về điều đó, bạn cảm thấy sự chuyên nghiệp, bạn mong muốn được tham gia vào một cộng đồng như vậy. Thế thì, chẳng còn chần chờ gì nữa, lúc này, hãy bắt tay ngay vào việc tìm kiếm cho mình một thứ ngôn ngữ có thể làm “đại diện” cho sự nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách kỹ lưỡng, Bích Phượng cho rằng, khi chúng ta lựa chọn ngôn ngữ nào đó để theo học, tốt hơn hết không nên chạy theo trào lưu mà hãy tính nhiều hơn đến yếu tố sở thích cá nhân, đến hoàn cảnh và tính cả vào đó khả năng có thể theo đuổi của mỗi người bởi vì theo học một thứ ngôn ngữ không phải là chuyện dễ dàng. Dựa vào những giá trị to lớn của ngôn ngữ khi nhìn về cả một quá trình từ quá khứ đến thời điểm hiện tại thì có một điều chắc chắn là chúng ta nên chọn cho mình một thứ ngoại ngữ nào đó để tạo bước đệm cho sự nghiệp trong tương lai. Nhưng câu chuyện sẽ rất đơn giản nếu như chúng ta biết được rằng nên chọn thứ ngôn ngữ nào sẽ có lợi. Trong khi đại đa số bạn đọc ở đây không biết được câu trả lời là gì, hãy cùng Bích Phượng tìm kiếm dựa vào một số tiêu chí nhất định sau đây. 2. Nên học tiếng gì – Thước đo cho sự lựa chọn 2.1. Căn cứ vào mức độ phổ biến của ngôn ngữ Phạm vi sử dụng của một thứ tiếng chính là yếu tố giúp chúng ta định lượng mức độ phổ biến của ngôn ngữ đó. Một ngôn ngữ phổ biến chính là thứ ngôn ngữ được nhiều người sử dụng trong giao tiếp. Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia có nhắc đến 10 đất nước có ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế nhưng dựa vào bảng này, các bạn cũng đừng quên nhận thức rằng, đôi khi một ngôn ngữ nào đó được nhiều người sử dụng không có nghĩa rằng đó là thứ ngôn ngữ sẽ được nhân loại theo học rộng rãi. Lý giải cho điều này, chúng ta cùng nhìn vào minh chứng tiêu biểu là người bạn láng giềng Trung Quốc. Nếu như chúng ta theo học tiếng Trung có lẽ cơ hội sẽ nói chuyện được với khaorng 37% dân số toàn cầu, thế nhưng thực chất chỉ có 3 quốc gia sử dụng tiếng Trung như một thứ ngôn ngữ chính trong khi đó, tiếng Pháp không được liệt vào trong danh sách top 10 ngôn ngữ được dùng nhiều nhất, ấy vậy mà tính đến nay phải có tới xấp xỉ con số 30 đất nước có thể sử dụng tiếng Pháp và vinh danh chiếm vị trí thứ 3 trong số tất cả các thứ tiếng ngoại ngữ được người ta lựa chọn theo học nhiều nhất. Sự phổ biến của tiếng Anh trong hành thập kỷ qua thì không ai có thể phủ nhận. Nhưng sau tiếng Anh, có thể khẳng định rằng, tiếng Pháp chính là ngôn ngữ tiếp theo được người ta lựa chọn theo học nhiều nhất. Và nếu bạn còn đang băn khoăn nên học tiếng gì thì hãy thử căn cứ vào tiêu chí đầu tiên này xem sao! 2.2. Chọn ngôn ngữ có khả năng mang đến sự thuận lợi cho công việc Nếu như chỉ chọn ngôn ngữ phổ biến để theo học thì rất có thể con đường sự nghiệp của bạn sẽ càng có nhiều sự cạnh tranh hơn. Tôi không phủ định những giá trị tích cực mà sự cạnh tranh mang lại nhưng tôi lại rất khuyến khích chúng ta hãy biết cách “lách” cạnh tranh một cách thông minh. Có nghĩa là hãy chọn cho mình một con đường mà ít người biết đến, dù ngắn hay dài, dù bạn có phải là người đầu tiên khai phá ra chúng hay không nhưng tôi chắc chắn một điều rằng, bạn sẽ là người tiên phong trong việc trải hoa hồng lên nó mà bước đi khi đã xác định được mục tiêu chiến lược từ trước với một thứ ngôn ngữ có khả năng giúp ích cho sự nghiệp của bạn. Hãy luôn tâm niệm rằng, bản thân học ngoại ngữ đó vì thích và quan trọng hơn hết, học là để tìm thấy những lợi ích có liên quan trực tiếp đến công việc trong kế hoạch của bạn. Và theo quan điểm của riêng Bích Phượng, để tốt cho sự nghiệp, việc bạn lựa chọn theo học một hoặc nhiều hơn thế thứ ngôn ngữ của các cường quốc kinh tế trên toàn cầu như Mỹ, Đức hay Trung Quốc chính là một sự lựa chọn thông minh. Vậy, để có thể bắt đầu, tốt hơn hết bạn cần phải tìm hiểu thật rõ đâu là thứ ngôn ngữ đang được thịnh hành và sử dụng nhiều hơn cả trong một hệ thống, mạng lưới các ngành công nghiệp hay cộng đồng nghề nghiệp mà bạn đang định hướng trong tương lai. Một tờ báo lớn của thế giới đã tổng hợp các thứ tiếng hiện đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất trên toàn cầu. Bạn có thể dựa vào đó để đưa ra suy nghĩ thấu đáo hơn khi đưa ra câu trả lời nên hoc tiếng gì. Trong đó: • Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: người ta sử dụng những thứ tiếng này nhiều nhất, đó là Tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, Hàn, Tây Ban Nha. • Khu vực Châu Mỹ: người ta đa phần chuộng dùng tiếng Anh, Tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tiếng Ả Rập. • Trong khu vực Châu Phi thì tiếng Anh, Pháp, tiếng Ả Rập, Bồ Đào Nha và tiếng Swahili là những ngôn ngữ thịnh hành. • Tại vùng Tây Âu: những ngôn ngữ được con người dùng phổ biến bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Na Uy, tiếng Flemish. •  Tại đất nước Anh: cũng có rất nhiều thứ tiếng được sử dụng phổ biến như tiếng Anh, tiếng Hà Lan, Nga, Nhật, Ý, Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Ả Rập. Bạn có thể căn cứ vào những thông tin này và xem xét thực trạng đầu tư của các cường quốc, các khu vực châu lục đến thị trường Việt Nam để nhìn nhận, đánh giá tiềm năng tuyển dụng nhân lực kèm theo khả năng về ngôn ngữ. Đây là cách giúp bạn vừa xác định nhanh chóng, hiệu quả con đường sự nghiệp trong tương lai vừa dễ dàng lựa chọn một thứ ngôn ngữ để theo học sao cho phù hợp. 2.3. Hãy cân nhắc đến yếu tố dễ học và dễ thực hành Để có thể học tốt một ngoại ngữ nào đó ắt bạn phải đầu tư vào đó rất nhiều công sức. Do vậy hãy chắc chắn lựa chọn một thứ ngôn ngữ mà sau rất nhiều sự đầu tư kỳ công đó, bạn sẽ có thể sử dụng nó thường xuyên. Cân nhắc xem ở quanh bạn có người đồng nghiệp hay người bạn nào cũng học cùng một thứ ngôn ngữ mà bạn lựa chọn hay không. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đây chính là điều kiện thuận lợi để bạn có được một môi trường thực hành lý tưởng. Thêm nữa, việc có thể lựa chọn một thứ tiếng gần gũi với tiếng mẹ đẻ để học sẽ giúp cho bạn tiết kiệm hiệu quả thời gian và công sức trong khi đó theo học một thứ tiếng với một bảng chữ cái “lạ hươ lạ hoắc” chắc chắn sẽ khiến cho chúng ta mất rất nhiều công sức. Chẳng hạn, đối với những người nói tiếng Anh, sẽ khá dễ dàng để họ “dung nạp” thêm một vài ngôn ngữ khác như tiếng Tây Ban Nha, Pháp hay tiếng Ý chẳng hạn trong khi họ sẽ gặp khó khăn khi sử dụng tiếng Trung, Nhật, Hàn – những ngôn ngữ có vẻ khá lợi thế đối với người Việt chúng ta vì ít nhiều dân ta cũng đã có sự va chạm các âm tiết thông qua các từ ngữ Hán Việt. 2.4. Bạn nghĩ sao về giá trị thể hiện sức hút văn hóa trong ngôn ngữ Thật khó để đem ngôn ngữ ra mà so sánh. Đối với mỗi quốc gia, tiếng mẹ đẻ của họ luôn là đẹp nhất. Nhưng nếu như bạn đang hướng đến hình ảnh của một Don Juan thời hiện đại thì sẽ chẳng thể phủ nhận được sức hút đến từ các ngôn ngữ có hệ chữ cái Latinh như Ý, đặc biệt là tiếng Pháp. Xét về phương diện văn hóa có thể thấy, văn hóa cũng có thể trở thành một tiêu chí đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn theo đuổi một thứ “vốn liếng” ngoại ngữ nào đó. Có thể bạn lựa chọn học thứ ngoại ngữ A bởi vì bạn đã “chót lỡ” cảm mến và dành rất nhiều đam mê cho nền văn hóa của quốc gia có ngôn ngữ đó mất rồi. Sự đam mê văn hóa chính là động lực to lớn để chúng ta học tập ngôn ngữ ấy. Không khó để nhận định xem bản thân thích nền văn hóa của đất nước nào. Bạn chỉ cần đưa ra những câu hỏi nhưđất nước nào là nơi bạn muốn đặt chân đến, bạn thích đọc tác phẩm hay xem phim của quốc gia nào nhiều hơn,khi xem phim, bạn thích bản thuyết minh hay vietsub?... Tôi biết, có nhiều bạn vì thích nền văn hóa Trung Hoa và có thể thả hồn mình cả ngày vào những bản Pirin âm nhạc, thậm chí các bạn có thể thuộc lòng một bài hát tiếng Trung và có thể hát lại như một người bản địa thực thụ vậy. Thiết nghĩ, nếu không có niềm yêu thích hay sự đam mê về văn hóa, liệu rằng, có bánh xe hỏa tốc nào có thể giúp bạn học ngoại ngữ nhanh đến thế! 2.5. Học ngoại ngữ trên tinh thần “không đụng hàng” Cuối cùng, bạn hãy lựa chọn việc đi tắt để đón đầu mọi xu thế trong việc giải quyết băn khoăn nên học tiếng gì. Hãy nghĩ đến việc chọn học một thứ tiếng mà ít người chú ý đến. Có thể ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ e ngại rằng nó không phù hợp với đòi hỏi khách quan nhưng có thẻ đó chính là thứ tiếng rất giàu tiềm năng trong tương lai thì sao! Với việc đón đầu xu thế này, bạn đã tự làm mình trở nên nổi bật hơn rất nhiều, đồng thời cũng trở thành đối tượng “hiếm có khó tìm” mà nhiều doanh nghiệp sẽ sắn đón và hơn hết, khi mà số lượng đối thủ cạnh tranh của bạn chỉ đếm trên đầu ngón tay thì bạn có thể hoàn toàn lựa chọn cho mình một cánh cửa doanh nghiệp tốt nhất mà bước vào. Bích Phượng rất hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ tìm ra được câu trả lời thỏa đáng nhất cho những trăn trở nên học tiếng gì? Dù lựa chọn ngôn ngữ nào đi chăng nữa thì đến cuối cùng, bạn hãy biết cách gắn nó vào những nhu cầu nghề nghiệp thực tại. Ngoại ngữ sẽ là tấm vé quan trọng giúp bạn có được công việc như ý muốn.

Tham khảo bài gốc ở: Nên học tiếng gì? Lựa chọn ngôn ngữ cho sở thích hay vì tương lai?

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét