Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Cái nhìn tổng quan nhất về ngành quản lý nhà nước hiện nay

Cái nhìn tổng quan nhất về ngành quản lý nhà nước hiện nay

1. Tổng quát về ngành quản lý nhà nước 1.1. Ngành quản lý nhà nước là gì? Ngành quản lý nhà nước là khái niệm có vẻ quen thuộc hơn với các sinh viên thuộc khối các trường kinh tế. Đây là ngành học mà các sinh viên được đào tạo và trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý cơ bản và chuyên sâu về hành chính nhà nước cũng như có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc tư. Nhìn chung, sinh viên thuộc các ngành quản lý nhà nước sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành các cử nhân quản lý nhà nước và làm việc trong môi trường nhà nước. 1.2. Ngành quản lý nhà nước bao gồm những nhánh nhỏ nào? Ngành quản lý nhà nước bao gồm 2 nhánh nhỏ sau: Quản lý nhà nước theo ngành Quản lý nhà nước theo lãnh thổ Quản lý nhà nước theo ngành là việc phân chia việc quản lý hành chính nhà nước theo các ngành nghề khác nhau, nhưng tóm lược chung thì được chia theo ngành rộng (chiều ngang) và ngành hẹp (chiều sâu/dọc). Sự phân chia quản lý hành chính nhà nước được quản lý và chịu trách nhiệm bởi các cấp sau đây: Cấp trung ương (Bộ, Sở) cho tới cấp địa phương. Cụ thể, ban Quản lý chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát của các Bộ, Ngành liên quan về mặt chuyên môn, đồng thời có trách nhiệm trong việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong việc quản lý đất nước. Quản lý nhà nước theo lãnh thổ là việc phân chia việc quản lý hành chính nhà nước theo các vùng lãnh thổ với 2 khía cạnh chính là: sáp nhập các đơn vị hành chính – lãnh thổ và sự liên hiệp thành phố. Sự phân chia quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ được quy định cụ thể như sau: ban Quản lý do chính phủ thành lập thuộc UBND tỉnh và chịu sự chỉ đạo, quản lý về mặt tổ chức, nhân sự, kế hoạch và kinh phí. 2. Chức năng của ngành quản lý nhà nước Ngành quản lý nhà nước có các chức năng chính sau đây: Quản lý và điều hành một xã hội ổn định và có trật tự Thực hiện và đảm bảo quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân Tổ chức và quản lý phát triển kinh tế của một quốc gia, cũng như các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế, thể dục thể thao, công nghệ Phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an ninh và an toàn xã hội Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân Xây dựng, củng cố và bảo vệ an ninh quốc phòng đất nước Tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác Xây dựng một xã hội văn minh, có quy củ và trật tự xã hội 3. Cơ hội tìm việc trong ngành quản lý nhà nước 3.1. Yêu cầu về nhân sự cần có trong ngành quản lý nhà nước Yêu cầu về nhân sự cần có trong ngành quản lý nhà nước nhìn chung được đánh giá là khá khắt khe. Cụ thể, các ứng viên ứng tuyển vào vị trí quản lý nhà nước sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: Yêu cầu về nội dung, kiến thức chuyên môn: các kiến thức về lý luận chính trị học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học,… và giáo dục quốc phòng an ninh Yêu cầu về kiến thức cơ sở ngành: bao gồm các bộ môn hỗ trợ cho việc điều hành và quản lý nhà nước Yêu cầu về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Yêu cầu về khả năng nhận thức và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý nhà nước Yêu cầu về thái độ và phong thái làm việc rất cao 3.2. Các cơ sở đang có việc làm trong ngành quản lý nhà nước Có thể nói, các cơ sở đang có việc làm trong ngành quản lý nhà nước hầu hết đều là những công ty, doanh nghiệp, cơ quan thuộc bộ phận nhà nước và có thẩm quyền điều hành về mặt hành chính. Tại đó, các bộ phận được ủy quyền điều hành và quản lý các lĩnh vực của nhà nước sẽ chịu trách nhiệm chính và có nghĩa vụ hoàn thành công việc được giao phó. Mặt khác, xét về các cấp hành chính bao gồm: cấp trung ương và cấp địa phương thì những nơi này cũng có các việc làm trong ngành quản lý nhà nước, nhìn chung là điều hành về các lĩnh vực hành chính khác nhau. 3.3. Các vị trí làm việc trong ngành quản lý nhà nước Sinh viên tốt nghiệp các ngành quản lý nhà nước nhìn chung ra trường hầu hết đều làm việc tại các phòng ban thuộc chế độ nhà nước. Đó có thể là các vị trí quản lý, chuyên viên hành chính các cơ quan thuộc khu vực công hoặc khu vực tư tùy lựa chọn và năng lực của các ứng viên. Sinh viên có thể lựa chọn các vị trí sau: Nếu là cán bộ công nhân viên chức tại các cơ quan: sinh viên có thể ứng tuyển vào vị trí nghiên cứu viên, quản lý viên, điều hành viên, lãnh đạo sở, bộ, các nhà hoạch định chính sách,… Nếu là cán bộ công nhân viên chức tại các trường học: sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí giảng dạy về khoa học hành chính, khoa học quản lý tại các cơ sở giáo dục và môi trường sư phạm, thậm chí có thể làm nghiên cứu tài liệu và đề án giáo dục cho sinh viên. 4. Khả năng phát triển cho ngành quản lý nhà nước 4.1. Nhân lực có đào tạo và học vấn cao Nhân lực có đào tạo và học vấn cao chủ yếu là lực lượng sinh viên đã và đang theo học tại các cơ sở giáo dục, có thể là trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Một số trường có đào tạo về chuyên ngành quản lý nhà nước có thể kể tới như: Thứ nhất, đó là Học viện Báo chí và tuyên truyền. Mặc dù được biết tới là ngôi trường hàng đầu về giảng dạy và sản sinh ra các nhà báo, các nhà tâm lí, các nhà giảng dạy về lĩnh vực xã hội và giáo dục học, tuy nhiên, Học viện Báo chí và tuyên truyền cũng thu hút khá nhiều sinh viên theo học ngành quản lý nhà nước. Nhìn chung, đây là ngôi trường đào tạo chuyên sâu về các chính sách của Đảng và nhà nước, xứng đáng là một trường đào tạo ngành quản lý nhà nước có tiếng. Thứ hai, đó là Học viện Chính sách và Phát triển. Đây là một ngôi trường chỉ mới có hơn 10 năm thành lập nhưng lại thu hút rất nhiều sinh viên các khóa theo học ngành quản lý nhà nước (hay còn gọi là chính sách công). Với điểm đầu vào không quá cao so với nhiều trường khác, nhưng Học viện chính sách và phát triển hiện đang có chương trình giảng dạy và đào tạo rất chuyên sâu và giúp ích được cho khoảng 80-90% sinh viên ra trường có việc làm. Hơn thế, Học viện lại thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên cơ hội việc làm cho sinh viên ngành quản lý nhà nước lại gia tăng hơn cả. Thứ ba, đó là Đại học Văn hóa Hà Nội. Đây cũng là một trong những ngôi trường top về đào tạo ngành quản lý nhà nước có chất lượng sinh viên tốt hiện nay. Đến với Đại học Văn hóa, các sinh viên sẽ được tiếp cận từ cơ bản tới chuyên sâu các kiến thức thuộc về quản lý nhà nước cũng như có chế độ thực tập và tham quan tại các cơ quan nhà nước để chiêm nghiệm mô hình điều hành tại đó. Hơn thế , đây cũng là một ngôi trường có môi trường đào tạo khá thú vị và thu hút nhiều sinh viên tài năng và đam mê. Ngoài ra, các sinh viên có thể theo học ngành quản lý nhà nước tại các trường đại học khác như Đại học Nội vụ, Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội,… 4.2. Làm việc tại các cơ quan nhà nước và được nhà nước bảo vệ Sinh viên sau khi ra trường tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ quan nhà nước và có quyền được nhà nước bảo vệ với tư cách không chỉ là công dân mà còn là cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Môi trường làm việc tại các cơ quan nhà nước vô cùng khắt khe và có trật tự, quy củ đàng hoàng. Việc điều hành và duy trì hoạt động theo một nguyên tắc chung và thống nhất từ bộ phận trên xuống dưới luôn là điều mà các cơ quan nhà nước quan tâm, do đó bạn luôn phải làm việc với tác phong nghiêm túc nhất, thái độ tốt nhất cũng như có các nghiệp vụ chuyên ngành tốt nhất để hạn chế mắc sai lầm làm ảnh hưởng tới mọi người. Hơn thế, các nhân viên là cán bộ công nhân viên chức làm việc tại các cơ quan của nhà nước, là người của nhà nước sẽ bảo đảm được hưởng chế độ bảo vệ như: Chế độ đãi ngộ Các loại bảo hiểm và phúc lợi xã hội Chế độ làm việc lâu dài và tương đối ổn định Mối quan hệ rộng lớn Cơ hội thăng tiến mở mang 4.3. Có thể thăng quan tiến chức trong ngành Sinh viên làm việc tại các vị trí thuộc ngành quản lý nhà nước sẽ có cơ hội thăng quan tiến chức trong ngành rất tốt và rất nhanh nếu thực sự các bạn đáp ứng được cơ bản các điều kiện sau: Là cán bộ công nhân viên chức đã và đang gia nhập Đảng, hoạt động tích cực và là tấm gương của mọi đồng nghiệp Là cán bộ công nhân viên chức có năng lực, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng tốt và thái độ hòa hợp, thân thiện, đặc biệt là có khả năng lãnh đạo và điều hành. Nhìn chung, cơ hội thăng tiến chức trong các cơ quan nhà nước là có, song nó còn đòi hỏi nhiều yếu tố hơn nữa, trong đó có mối quan hệ được đánh giá khá cao bởi tất cả các ứng viện hiện nay đều nhân định cho rằng. 5. Sinh viên học ngành quản lý nhà nước xin việc làm cần điều gì? Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước và đang xin đi làm tại các cơ quan nhà nước, thậm chí là đang làm cho các cơ quan nhà nước cũng cần lưu ý các điều dưới đây: 5.1. Sự trung thành với Đảng và Nhà nước Sự trung thành với Đảng và Nhà nước luôn đặt lên hàng đầu đối với tất cả các cán bộ công nhân viên chức hiện đang cống hiến công sức tại các cơ quan làm việc của nhà nước. 5.2. Ý thức kỷ luật nghiêm minh Một công dân biết chấp hành luật pháp, kỷ luật một cách tuyệt đối và nghiêm minh sẽ là một công dân gương mẫu cho toàn xã hội. Đây là yêu cầu đối với tất cả các cán bộ công nhân viên chức, vì thế mà không thể vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức. 5.3. Cán bộ chuyên nghiệp Một cán bộ chuyên nghiệp là một người biết hoàn thành trách nhiệm công việc mình được giao phú và làm nó với hiệu quả cao nhất, năng suất cao nhất có thể. 5.4. Tận tình, hòa đồng Bất kì ai cũng đều được yêu cầu làm việc với thái độ tận tình, hòa đồng và thân thiện với mọi người xung quanh, các nhà quản lý nhà nước cũng vậy. Huống chi bạn còn đứng trên rất nhiều các nhân viên cấp dưới, do đó hãy luôn tạo cho mình sự hòa đồng, tự tin, lạc quan, yêu đời và thân thiện với mọi người trong giao tiếp và sự nghiêm túc trong làm việc. 5.5. Thành thạo kiến thức và kĩ năng       Các cán bộ công nhân viên chức điều hành và quản lý nhà nước muốn làm tốt cần nắm rõ các hành trang về kiến thức và các kỹ năng liên quan tới quản lý nhà nước. Đó chính là những kĩ năng sau: Kỹ năng cứng: Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự, tiếp đón và bố trí nhân sự, kiểm tra, đánh giá năng lực đầu vào của nhân sự; Soạn thảo các loại văn bản quản lý nhà nước, văn bản hành chính; Tổ chức công sở, phòng làm việc khoa học, tổ chức hội họp, tiếp khách,... Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, ứng biến giải quyết tình huống; làm việc theo nhóm; lập kế hoạch, quản lý thời gian;… 5.6. Sáng tạo và luôn đổi mới Sáng tạo và đổi mới là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà quản lý nhà nước để có thể bắt kịp xu hướng hóa toàn cầu và thích nghi với nó. 5.7. Hiểu biết xã hội Các nhà quản lý nhà nước cần có tầm nhìn xa trông rộng cũng như hiểu biết về tất cả các lĩnh vực xã hội. 5.8. Phục vụ, phụng sự Tổ quốc Các nhà quản lý nhà nước phải tuyệt đối trung thành và có thái độ tích cực, mong muốn đóng góp và phụng sự cho đất nước, tổ quốc bao la.

Coi thêm tại: Cái nhìn tổng quan nhất về ngành quản lý nhà nước hiện nay

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét