Cũng trên chính cái dấu mốc quan trọng của đời người, bạn có thể đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, nhưng cũng có thể sự nghiệp bạn đang “trượt dốc không phanh” và cuối cùng là thất nghiệp. Vậy tình trạng thất nghiệp ở tuổi 35 hiện nay như thế nào? Và người 35 tuổi nên làm gì khi thất nghiệp? Hãy đọc bài viết dưới đây của Ngọc Ánh để có những cảm nhận cho riêng mình bạn nhé! 1. Quãng thời gian từ 25 đến 35 tuổi là giai đoạn vàng của quá trình tạo dựng sự nghiệp Khoảng thời gian từ độ tuổi 25 đến 35 được đánh giá là giai đoạn vàng của quá trình tạo dựng sự nghiệp mà bước đi đầu tiên là khởi nghiệp và khẳng định sự đúng đắn của quá trình cũng như là con đường khởi nghiệp của mình. Trước 25, người ta bận bịu với những kế hoạch học tập và yêu đương, chạy theo những đam mê và cảm xúc riêng của mình. Trước 25 tuổi là độ tuổi mà cả người đàn ông và phụ nữ họ chưa đủ độ “chín” trong suy nghĩ và tư duy để có thể chịu trách nhiệm và sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm làm chủ gia đình. Người ta thường bảo kết hôn ở tuổi 25 không khác gì lên Bar mà phải về nhà trước 8h tối. Nếu như 18 tuổi là độ tuổi mơ mơ màng màng “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” thì đến 25 tuổi người ta chín chắn hơn, đây là cái bản lề quan trọng làm bước đệm cho thời gian sau này, và đây cũng chính là độ tuổi người ta cống hiến thanh xuân của mình cho tình yêu và cho cho sự nghiệp học tập. 25 tuổi là quãng thời gian được đánh giá là giá là đoạn kết thúc của quá trình bước đệm mở ra một quá trình mới trong quãng thời gian tiếp theo. Từ khoảng thời gian từ 25 – 30 người ta gọi là độ tuổi “tham thập nhi lập” là giai đoạn con người ta bắt đầu biết đúng và sai, bắt đầu biết suy nghĩ, xác định và thử nghiệm những ý tưởng đôi khi là “điên rồ” trong sự nghiệp của mình. Từ 30 đến 35 tuổi được cho là “thời gian vàng” của đời người, đặc biệt là với người đàn ông. Ở độ tuổi này, phụ nữ có thể đã tìm được chỗ dựa vững chắc cho mình còn đàn ông họ đang trong giai đoạn dồi dào và đầy nhiệt huyết. Sự trẻ trung, những kinh nghiệm cuộc sống đã đem lại cho con người ta ở giai đoạn này sự tự tin, hào hứng với những kế hoạch mới. Tình yêu và hôn nhân không còn là mối quan tâm hàng đầu như trước kia nữa mà ngược lại con người ta bắt đầu có biểu hiện của sự “nhàm chán”. Thay vào đó họ dành sự quan tâm tối ưu cho công việc và xây dựng sự nghiệp cho mình. Bởi lẽ ấy, khoảng thời gian từ 25 đến 35 tuổi được cho là thời kỳ vàng của quá trình khởi nghiệp và bắt đầu sự nghiệp. Sau 10 năm làm việc người ta đúc kết được kinh nghiệm cũng như bài học xương máu cho bản thân để rồi sau 35 tuổi, người ta sẽ “có một cái gì đấy” trong sự nghiệp của chính mình. Có thể là một công việc, cũng có thể là chỗ đứng vững trãi trong công ty hay cho ra đời một doanh nghiệp mới. Để minh chứng rõ ràng nhất cho điều này bạn hãy nhìn vào độ tuổi trung bình của những nhà sáng lập doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Theo nhóm nghiên cứu độ tuổi khởi nghiệp của trang công nghệ thông tin TechCrunch độ tuổi trung bình của những CEO hàng đầu thế giới thành công trong quá trình tạo dựng sự nghiệp của mình rơi vào khoảng 29 đến 31 tuổi. Một đơn cử tiêu biểu của người người thành công đó như Jack Ma bắt đầu khởi nghiệp năm ông 30 tuổi, hay cha đẻ của KFC, Harland Sanders bắt đầu sự nghiệp của mình khi ông đã ngoài 30. Ở một số quốc gia khác tiêu biểu như Hoa Kỳ thì độ tuổi trung bình của quá trình lập nghiệp thành công là trên 42 tuổi. Nhìn chung, giai đoạn từ 25 đến 35 tuổi được xem là thời gian vàng để tích lũy kinh nghiệm, để khởi nghiệm và để đi những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp cũng như sẵn sàng hứng chịu những “vấp ngã tới tấp” của cuộc đời. Trong thời kỳ vàng này, người ta có quyền thử nghiệm, có quyền sai, và có cơ hội để sửa sai. Những quyết định lớn nhất của đời người, những bước ngoặt quan trọng nhất của sự nghiệp đều được ra quyết định và thực hiện trong thời kỳ “vàng son” này. Từ 25 đến 35 tuổi cũng là khoảng thời gian mà sức lực, nhiệt huyết và đam mê công việc đang ở thời kì đỉnh cao của cuộc đời. Theo nhiều nghiên cứu về năng lực và độ nhanh nhạy trong công việc của các độ tuổi cho thấy rằng, trong khoảng độ tuổi từ 25 đến 35 năng lực tư duy logic và khả năng học hỏi, giải quyết vấn đề tốt hơn hẳn so với những độ tuổi khác. Nguyên nhân của điều này là do sự hoàn thiện về thể chất cũng như tinh thần được chuẩn bị từ trước đó, sự thay đổi mạnh mẽ của hooc môn tác động mạnh đến cá thành phần hóa học cũng như công năng của não bộ. Chính vì điều này mà người trong độ tuổi trước 35 luôn cảm thấy dồi dào sinh lực và hừng hực khí thế để làm mọi kế hoạch của đời mình. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Internet giúp chúng ta dễ dàng có thể bắt gặp hình ảnh của những doanh nhân thành công khi tuổi đời còn khá trẻ như Bill Gates, Mark Zuckerberg, … họ đều thành lập công ty và thành công ở quãng tuổi 1/3 cuộc đời. Vậy những người Việt ở độ tuổi 35 họ đang làm gì? Ở Việt Nam, những người trẻ đạt được vinh quang của sự nghiệp khi còn ở độ tuổi rất trẻ không phải là hiếm. Hiệu trưởng trường đại học trẻ nhất Việt Nam, tiến sĩ Đàm Quang Minh 35 tuổi anh từng là hiệu trưởng trường đại học Thành Tây và hiện đang là hiệu trưởng trường Đại học Phú Xuân. Nhà khoa học trẻ 35 tuổi Davi Quốc lớn lên tại vùng quê nghèo của Việt Nam đã lọt danh sách 35 nhà sáng tạo trẻ của năm 2014. Tuy nhiên độ tuổi từ 25 đến 35 cũng là đối tượng tiêu thụ rượu bia nhiều nhất Việt Nam giúp biến Việt Nam thành quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về tiêu thụ rượu bia. Trong đó thanh niên Việt Nam tiêu thụ trung bình say 1 lần 1 tháng. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi này cũng không phải là thấp đặc biệt là ở độ tuổi 25, cứ 5 thanh niên tốt nghiệp trình độ cao đẳng đại học trở lên thì có 1 thanh niên không có việc làm, chiếm đến 20%. Cũng trong chính cái giai đoạn nhiệt huyết luôn dâng tràn ở mức cao nhất này cũng là lúc con người ta phải đối diện với bao khó khăn, vấp ngã của cuộc đời. Có những người gục ngã sau một lần vấp ngã, có những người đứng dậy bước những bước “dè chừng” “thất tha thất thểu”, nhưng cũng có những người dám làm lại một lần nữa. Những vấp ngã bạn đã gánh chịu, những khó khăn mà bạn đã vượt qua, những cố gắng mà bạn đã thực hiện và kết quả của nó sẽ xuất hiện ở độ tuổi sau 35. Bởi vậy ta mới nói, 35 tuổi cũng chính là khoảng thời gian khó khăn nhất của đời người. 2. 35 tuổi và những hiện thực phải đối mặt 35 tuổi, mốc thời gian lửng lơ của đời người! Đã qua cái giai đoạn “nửa ông nửa thằng” đến đây là lúc những cố gắng của bạn được minh chứng rõ ràng nhất, là câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi trong quá khứ 35 tuổi mình sẽ có gì? 2.1. 35 tuổi là cột mốc đáng nhớ nhất của đời người Những cậu bé trước đây ở độ tuổi đôi mươi hừng hừng khí thế “chiến đấu” với vấp ngã cuộc đời là thế đến tuổi 35 họ e dè, sợ sệt trước khó khăn. Những cô cậu sinh viên trước đây với ước mơ và hoài bão với những quan điểm tư tưởng mới sẵn sàng “chống lại cả thế giới” đến giờ họ trầm lắng và bình yên đến lạ. Những cô gái khi còn đôi mươi đam mê mua sắm, đam mê với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng là thế đến độ tuổi 35 họ trở thành người mẹ hiền, người phụ nữ của gia đình bận bịu với việc chăm chồng chăm con. 35 là cái độ tuổi mà người ta cảm thấy mình đã già. Khi một người đã qua tuổi 35, nghĩa là họ đã chơi xong phiên bản demo của cuộc đời. Họ không được phép sai lầm, bởi giờ đây mỗi sai lầm đều gắn liền với một hậu quả, và họ phải trả giá rất đắt đôi khi là tất cả sự nghiệp cho cái hậu quả ấy, thay vì gắn liền với cơ hội sửa sai như trước. Với những kinh nghiệm của mình, những người ở độ tuổi 35 như những hàng cây vững chãi, những sóng gió của cuộc đời đã không còn khiến họ ngờ như trước. Ở độ tuổi này, thay vì đành “dành cả thanh xuân” để yêu sự nghiệp như trước kia thì người ta đưa những mối quan tâm nhiều hơn cho gia đình và nuôi dạy con cái. 2.2. 35 tuổi, cái tuổi mà bạn phải đơn phương độc mã để chiến đấu với cuộc đời Khi bạn 25 tuổi, bạn sẵn sàng nghỉ việc khi gặp bất công trong công việc. Bước sang độ tuổi 35, cái tuổi mà những bất lực, nhưng khó khăn, cay đắng khiến nước mắt muốn trào ra bạn cũng phải cố mà ngậm đắng nuốt vào trong. Với bạn trách nhiệm bây giờ không chỉ dừng lại ở việc mình muốn gì mình thích gì nữa và với bạn lúc này là “tiền” để lo cho gia đình. Trên vai bạn lúc này không còn là những nhu cầu, sở thích của bản thân mà là gia đình và con cái. Khi bạn 35 cũng là lúc cha mẹ bạn đã già và bạn phải có trách nhiệm để lo lắng cho tuổi già của cha mẹ. Khi bạn 35 con cái của bạn đang ở độ tuổi học hành, bạn cần tiền để cho con mình bằng bạn bằng bè, để con được ăn ngon mặc đẹp và để con được học trong môi trường giáo dục tốt nhất. Khi bạn 35 vợ bạn có thể đang thất nghiệp hoặc có việc làm và trách nhiệm của bạn là phải lo cho cô ấy. Một hình ảnh quen thuộc mà nếu để ý kỹ bạn bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống thường nhật đó là hình ảnh những người đàn ông ngồi trầm lắng một lúc lâu trong xe ô tô trước cửa nhà. Có rất nhiều cách giải thích cho điều này, những cách được giải thích nhiều nhất và thuyết phục nhất có lẽ là họ thật sự cảm thấy rất thoải mái khi ngồi trong xe ô tô. Ngồi như vậy họ được sống thật là chính mình, được nghe bài nhạc mình thích, cảm nhận được cảm giác khoan khoan khoái phả ra từ điều hòa, nơi mà họ có thể gạt bỏ mọi ưu tư phiền muộn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Bởi lẽ, chỉ sau cách của kia thôi, thứ mà tiếp tục đè nặng trên vai họ đó là trách nhiệm của một người con, một người chồng và một người cha. Những lời ca thán từ vợ, những câu hỏi đặt ra từ cha mẹ và cả những tiếng khóc nheo nhóc của các con. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người đàn ông tuổi 35 bật khóc! Hiếm! Hiếm lắm! Đã qua rồi cái thời kỳ hồn nhiên, trẻ con dễ dàng bị cảm xúc chi phối, dễ dàng rơi lệ và khóc khi gặp khó khăn. Vì lẽ lúc này, khi gánh nặng đã đè nén trên vai họ tự biết rằng nếu mình gục ngã thì gia đình và sự nghiệp sẽ như thế nào? Họ biết rằng mình là chỗ dựa của người khác nên không được và không cho phép mình được gục ngã trước mọi uất ức của cuộc đời. 35 tuổi, cũng chính là cái tuổi mà bạn phải đơn phương độc mã để chiến đấu với những vấp ngã của cuộc đời. Nếu như khoảng thời gian từ 25 – 30 tuổi đã dạy cho ta ta cách sống thỏa hiệp và ta dần quen với điều đó thì đến 35 tuổi, thỏa hiệp là điều mà ta sử dụng nó một cách thường xuyên. Con đường lúc này mà bạn đi là đường một chiều không có hướng quay đầu thế nên mọi bước ngoặt không còn xuất hiện ở tuổi này nữa. Khi một người đã bước sang tuổi 35, những trách nhiệm đè nặng trên vai khiến họ dần đánh mất đi bản lĩnh của mình. Họ bình tĩnh bước qua khó khăn nhưng không còn nhiệt huyết cũng như can đảm để đối đầu với khó khăn ấy một lần nữa. Cũng chính ở cái tuổi 35, bạn chợt nhận ra rằng những thứ mà trước đây mình từng tự hào trong quá khứ bây giờ đã không còn nữa, những ước mơ hòa bão cũng không còn. Mà thay vào đó họ cần những điều thực tế và ổn định hơn. Ở độ tuổi này, rất hiếm khi người ta dám vì hai từ “cơ hội” mà đánh cược tất cả những gì mà mình đang có bây giờ. Vì khi một người đã ở tuổi 35, họ thèm khát vô cùng thèm khát một cuộc sống ổn định. 2.3. 35 tuổi là độ tuổi khó khăn nhất của đời người Mang trên vai gánh nặng về trách nhiệm, gánh nặng đối với gia đình, đến tuổi này người ta bắt đầu nhận ra trên đời này không có gì quý hơn sức khỏe vì chỉ khi có sức khỏe họ mới đủ sức chiến đấu và thực hiện những trách nhiệm đang dang dở. Ở tuổi 35 người ta đã cảm nhận được cái sự “già” trong cơ thể mình, một người đã trải qua 1/3 cuộc đời họ sẽ là những người cảm nhận rõ nhất với sự thay đổi sức khỏe của bản thân, cảm thấy mình không còn dồi dào năng lực như thời trai tráng. Và rồi con người ta khi đã đi hết 1/3 cuộc đời họ cũng dẫn hiểu ra rằng thực ra trên đời này không ai có thể giúp mình tốt hơn chính bản thân mình cả. Khi còn trẻ, đứng trước những vấp ngã người ta thường chờ đợi sự giúp đỡ từ bạn bè, từ gia đình nhưng khi bước sang tuổi 35 họ nhận ra rằng tiền bạc khi vay rồi cũng tới lúc phải trả và cha mẹ người duy nhất sẵn sàng cho không bạn thì nay họ đã già yếu. Bạn hiểu rằng chỉ có đứng lên bằng chính đôi chân của mình mới là thực lực, mới có thể bền bỉ để chiến đấu tiếp. Một nhân viên văn phòng khi bước sang độ tuổi 35 trông họ sẽ như thế nào? Nếu mọi chuyện thuận lợi, người nhân viên văn phòng ấy có thể leo lên những vị trí cao hơn trong công ty. Còn ngược lại, khi không thuận lợi dù họ có đủ sự cổ vũ của con cái, cha mẹ, gia đình họ cũng không đủ can đảm cũng như động lực để xin nghỉ việc ở công ty cũ tiến đến một công ty khác. Và đương nhiên là rất hiếm những người đủ can đảm đảm để từ bỏ những cơ hội, tìm công việc khác đặc biệt là tự lập nghiệp lại từ đầu. Bởi lẽ, đến độ tuổi này, trong công ty bạn đã có cho mình một vị trí và mức lương ổn định và mạo hiểm sẽ không phải là chọn lựa tối ưu cho mình. Lý giải cho điều này là vì khi bước sang tuổi 35, đây là độ tuổi con người khi bước qua cột mốc này đường mà họ đi đã trở thành đường một chiều và không thể quay đầu. 35 tuổi với nhiều người là thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp là lúc bạn hưởng những trái ngọt mà tuổi trẻ mình đã nuôi dưỡng. Nhưng 35 tuổi cũng là cái “hố” để người ta trượt dốc không phanh, sự nghiệp ngày càng xuống dốc. Khi bạn bước sang tuổi 35, bạn đã qua rồi cái thời mà mình đã làm nhà tuyển dụng tiếc hùi hụi vì đã không chọn bạn. Hồi trẻ, ta luôn mang trong mình tâm thế sẵn sàng đối đầu chỉ cần mình thích, sẵn sàng nhảy việc và đứng lên đòi lại công bằng chỉ cần mình muốn, và sẵn sàng thể hiện giá trị, bản lĩnh anh hùng của bản thân trước mọi hoàn cảnh và đối tượng. Những khi bước vào độ tuổi tiền trung niên lại khác, bạn phát hiện ra rằng bản thân mình ngày càng trở nên độ lượng nhẫn nhịn khoan dung. Bạn cũng biết được rằng toàn bộ giá trị của bạn thể hiện ở nhà cửa, những trang sức bạn đeo trên người, xe cộ bạn đang đi, những vật dụng đẹp đẽ, tiện nghi mà bạn có chứ không phải “bản lĩnh anh hùng”. Trong các giai đoạn áp lực nhất này bạn phải đối diện với những khó khăn nhất của cuộc đời. Những gánh nặng đè nén trên vai, những ước mơ vẫn còn dang dở, những khó khăn trong sự nghiệp và cuộc sống. Không ai có thể giúp bạn, chỉ có chính bạn mới tự giúp được bản thân mình. 3. 35 là tuổi để bạn bứt phá! Sai, quá sai, … Trước độ tuổi 35, bạn nhất định phải hiểu rõ niềm đam mê đang trên đà nở rộ và chín mùi của mình để không lạc những chặng đường về sau, và không hoang mang khi tiếp tục bước trên con đường ấy. Còn khi sang tuổi 35 bứt phá là khái niệm sai quá sai với bạn. Khi bước sang tuổi 35, người ta chỉ mong ngóng những ngày tháng bình yên và sống bình yên chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Bảo những người này bình tĩnh sống đã là một điều khó khăn vô cùng huống hồ là kêu họ sống bứt phá! 3.1. “Nếu 35 tuổi mà vẫn nghèo, anh đáng bị như thế” – Jack Ma 35 tuổi không còn là độ tuổi để bạn bứt phá, bạn có 10 năm để lập nghiệp và tích lỹ vốn cho mình. Vậy nên nếu đến 35 tuổi mà bạn vẫn nghèo thì bạn đáng bị như thế. Đây chính là một sự thật phũ phàng mà là một bài học có phần đau lòng đối với những người 35 tuổi những vẫn chưa có gì trong tay. Một trong những nguyên nhân sâu xa khiến 35 tuổi bạn vẫn nghèo đó là thiếu “tham vọng”. Tôi đã đọc ở đâu đó bài viết phân tích về tham vọng và khát vọng giống như hai anh em song sinh những tính cách trái ngược nhau, tham vọng là điều xấu còn khát vọng là điều tốt. Với tôi thì ngược lại, tham vọng là điều rất tốt đối với con người! Có tham vọng trọng công việc cũng như nghề nghiệp sẽ là động lực để ta tìm kiếm các cách thức để thực hiện tham vọng ấy. Bạn có thấy rằng những người giàu nhất thế giới, quốc gia mạnh nhất thế giới, quốc gia phát triển nhất thế giới, quốc gia giàu nhất thế giới, … khi miêu tả về họ người ta dùng tham vọng mà không phải là khát vọng hay không. Bởi lẽ, khát vọng sẽ là động lực còn tham vọng mới là ước mơ để người ta thực hiện nó. Tham vọng khiến cho con người ta dù đang đứng trước cơ hội phát triển hay bước đến đường cùng đều muốn vùng dậy mà thực hiện tham vọng của mình. Những người có tham vọng là những người biết nhìn xa trông rộng. Người tham vọng khi đạt được kết quả họ là người cao nhất, giỏi nhất còn những người có khát vọng lại là những người đạt kết quả ở tầm trung. Khát vọng chỉ nên có khi bạn còn trẻ, khát vọng để đạt được vị trí nhất định trong công việc nhưng khi bạn ngoài 30 bạn nhất định phải có tham vọng để leo lên những vị trí cao hơn nữa. Trước tuổi 35, nếu không có tham vọng trong sự nghiệp thì tôi chắc chắn rằng tương lai bạn thất nghiệp là rất cao. Thất tình sẽ không đáng sợ nếu như bạn có tiền, thất nghiệp cũng chẳng là gì nếu như bạn có tiền, độc thân sẽ vô “ổn” nếu như bạn có tiền. Vậy đấy trước 35 tuổi không phấn đấu, không ước mơ không, cố gắng làm việc chăm chỉ thì thật sự 35 tuổi mà bạn không có gì trong tay thì bạn đáng bị như thế! 3.2. Tiếp tục cố gắng trong đau đớn? Hay bỏ cuộc??? Ngày hôm nay bạn đang làm công việc gì? Bạn đứng ở vị trí nào trong doanh nghiệp? Bạn đang hài lòng với vị trí hiện tại hay có ý định thăng tiến, nhảy việc, chuyển vị trí, …? Tuổi 35 và những sóng gió tuổi trẻ khiến người ta cố gắng đứng dậy mà chiến đấu vì những trách nhiệm, gánh nặng cũng như nghĩa vụ mà mình đang mang. Sau những vấp ngã của sự nghiệp, người ta hoang mang không biết rằng mình nên tiếp tục trong đau đớn hay bỏ cuộc giữa chừng. Một sự hỗn độn trong tâm trí cũng như suy nghĩ sẽ hiện lên nhất là với những người 35 đúng là chưa có gì trong tay. Họ mệt mỏi với công việc hiện tai, muốn bỏ cuộc nhưng trách nhiệm và nghĩa vụ đã không cho phép họ thực hiện điều đó. Nhiều người không đủ can đảm để nhảy việc hay để bắt đầu lại từ đầu, họ đã chọn tiếp tục cố gắng trong mệt mỏi. Những lời than vãn, kêu ca, chán nản, … xuất hiện. Rồi người ta bỗng nhiên ghét bỏ cái công việc mình đã từng rất yêu thích và muốn gắn bó với nó cả đời. Kết quả của sự chán ghét này là chất lượng công việc giảm sút, cuối cùng là thất nghiệp. Thất nghiệp ở tuổi 35 đánh dấu một cú trượt dài trong sự nghiệp. 4. Thất nghiệp tuổi 35 – cú trượt dài của sự nghiệp Những năm 25 đến 35 tuổi là thời điểm ý chí con người luôn ở mức độ cao nhất, bản lĩnh đương đầu luôn ở mức tối đa, sức khỏe cũng luôn là tráng kiệt nhất. Thành bại ở đời người hầu như được quyết định trong giai đoạn quan trọng này. Trong khoảng 10 năm gây dựng sự nghiệp ấy, người ta có thể thành công nhưng cũng có thể thất bại, người có thể trở thành một ông chủ lớn nhưng cũng có thể thất bại một cách thảm hại thành kẻ thất nghiệp. Nếu như trước 35 tuổi không phấn đấu thì thất nghiệp ở tuổi 35 chỉ là sớm hay muộn. 4.1. Thất nghiệp tuổi 35 – chuyện gì đến cũng sẽ đến! Ngủ quên quá sớm ở độ tuổi trước 35 sẽ là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến thất nghiệp ở độ tuổi ngay sau đó. Điều này gần như một điều hiển nhiên chắc chắn sẽ đến nếu hiện thực không có ý chí phấn đấu trong nghề nghiệp sẽ xảy ra. Thật buồn rằng nhìn vào tỉ lệ thất nghiệp theo độ tuổi ở nước ta hiện nay thì tuổi 35 là cái tuổi chiếm tỉ số cao nhất. Và không chỉ có những người yếu kém về kiến thức mới có nguy cơ thất nghiệp mà kể cả những người giỏi cũng không thể thoát khỏi vòng xoáy này. Nỗi sợ thất nghiệp, nỗi lo thiếu việc làm bao trùm lên không gian nghề nghiệp của những người ở độ tuổi 35. Người ta thường nói rằng, 35 tuổi là “hố ga” của cuộc đời, sự nghiệp. Người ta thường có những cú trượt dài không phanh trong nghề nghiệp của mình. 35 tuổi bạn đã từng lăn lộn trên thương trường, xả thân vì công ty, bạn không được trẻ trung, linh hoạt như những thế hệ đi trước. Với bạn điều quan trọng nhất bây giờ là sức khỏe. Những người trẻ họ có thể cống hiến 16, 17 tiếng 1 ngày cho công việc còn bạn, bạn phải dành thời gian cho gia đình, thời gian để nghỉ ngơi, để phục hồi sinh lực. Nhưng rồi sự thật một điều rằng doanh nghiệp họ sẵn sàng đào thải bạn ngay lập tức nếu như năng xuất công việc của bạn không được như hồi 30. Chưa kể tới, những người ở độ tuổi 35 đa phần họ đã có gia đình, gánh nặng lo toan bắt buộc họ phải dành nhiều thời gian cho gia đình hơn là thời gian cho công việc như trước đây. Và một trong những minh chứng tiêu biểu cho điều này đó là việc chứ 5h chiều các cô, các chị, các anh lại tấp nập dọn đồ về đúng giờ để đón con, để nấu cơm cho gia đình, thực hiện trách nhiệm của một người cha, người mẹ. 4.2. Nỗi lo thất nghiệp tuổi 35 và những hệ lụy với xã hội Thất nghiệp luôn là nỗi lo lớn của xã hội, đặc biệt ở độ tuổi 35 – độ tuổi lực lượng lao động chiếm số lượng lớn nhất - thì họ lại thất nghiệp. Điều này tạo áp lực cũng như hệ lụy không hề nhỏ với xã hội. Theo số liệu năm 2016 từ Tổng cục Thống kê cả nước có khoảng 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, chiếm khoảng 2,3% lực lượng lao động. Trong đó, lao động nữ, tỷ lệ thất nghiệp chiếm 72,27% tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp giảm nhẹ tuy nhiên tỷ lệ này không có dấu hiệu giảm xuống một cách bền vững như mong đợi. Điều này đặt ra những lo lắng cho không chỉ lao động mà còn cho cả những người làm hoạch định chính sách . Từ số liệu năm 2016 của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy rằng có tới trên 80% lao động nữ trên 35 tuổi bị đào thải hoặc tự bỏ việc. Nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt quan hệ lao động khá đa dạng: do hợp đồng lao động hết hạn, do hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hay người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, do mất việc làm… Kết quả điều tra về nguyên nhân chính dẫn đến chấm dứt quan hệ việc làm cho thấy, 39,0% áp lực công việc (tăng ca, định mức cao), 59,6% công nhân cho rằng lương thấp không đủ sống, 13,4% công việc nặng nhọc, nguy hiểm, 16,4% bị chửi mắng, phân biệt đối xử, 8,4% bị quấy rối tình dục, 12,6% bị thôi việc, bị đuổi (không lý do), 15,1% sức khỏe không đảm bảo, mất sức lao động, 11,8% về quê lấy vợ/chồng, 10,1% do môi giới rủ/ bạn bè rủ bỏ việc. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ một điều rằng hiện nay tình trạng sa thải người lao động ngày càng trở nên tùy và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, nhiều người sử dụng lao động họ đã hành xử không theo luật định. Có nhiều người buổi sáng vẫn còn đi làm bình thường, đến buổi chiều họ đã phải nhận quyết định sa thải. Sau khi nghỉ việc và rơi vào tình trạng thất nghiệp, phần lớn họ tìm đến các công việc tạm thời như: Bán hàng rong, buôn bán nhỏ, giúp việc, quay trở lại làm nông nghiệp hoặc ở nhà nội trợ…Để đảm bảo kinh tế gia đình, những người phụ nữ ngoài 35 và bị thất nghiệp đã và đang tham gia các công việc trong cả khu vực chính thức và phi chính thức. Hiện nay phụ nữ cũng là lực lượng lao động chính trong gia đình, việc thất nghiệp ở tuổi 35 thực sự đẩy họ vào không ít khó khăn cả về đời sống vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó, phần đông những nữ lao động thất nghiệp ở độ tuổi 35 lại rơi vào lao động di cư chính vì vậy những khó khăn họ gặp phải không đơn thuần chỉ là mất một công việc mà kéo theo đó có rất nhiều hệ lụy. Và một trong những hệ quả đầu tiên của thất nghiệp đó chính là bất ổn về tài chính, gánh nặng kinh tế cho gia đình, khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, đời sống tinh thần thấp, đánh mất vị thế bình đẳng trong gia đình và xã hội, mặc cảm trong giao tiếp, nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe cực kỳ cao. Đối với địa phương, xã hội đó chính là gánh nặng tăng tình trạng thất nghiệp, tăng dịch vụ trợ cấp xã hội, khó khăn trong quản lý và duy trì trật tự an ninh, lãng phí nguồn nhân lực. Chưa kể đến ,thất nghiệp ở độ tuổi 35 còn dẫn đến tình trạng gia tăng tỷ lệ tội phạm đặc biệt là tội phạm bạo lực, sự bất cần và liều lĩnh đang được duy trì bởi những người đang trong tình trạng khủng hoảng vì thiếu công ăn việc làm. Thất nghiệp trên diện rộng cũng kéo theo những bất bình đẳng về kinh tế xã hội, khó khăn về việc đảm bảo an ninh trật tự tội ác, giết người, buôn bán ma túy, mại dâm, … diễn ra ngày càng phổ biến. Thất nghiệp ở mức độ cao sẽ dẫn đến hậu quả nghiệm trọng đó là sản xuất sút kém, tài nguyên thiên nhiên không được khai thác và sử dụng theo đúng tiềm năng, bên cạnh đó, việc thu nhập của dân cư giảm xuống do thất nghiệp sẽ kéo theo tổng giá trị sản phẩm quốc dân cũng vì thế mà giảm mạnh. Nhìn chung, những thiệt hại về kinh tế mà nguyên do thất nghiệp gây ra ở nước ta là rất lớn và tác động ghê gớm hơn hẳn các nhân tố vĩ mô khác. Chính vì những điều này đặt đất nước ta trước thực trạng: Thất nghiệp luôn là nỗi lo cho toàn xã hội, quan trọng hơn là làm cho kinh tế nước ta giảm đi. Bên cạnh đó thất nghiệp còn ảnh hưởng tới tâm lý người lao động và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 4.3. Bàn về nguyên nhân vì sao 35 là độ tuổi thất nghiệp nhiều nhất? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ở độ tuổi 35, tuy nhiên một trong những nguyên nhân quan trọng, tiêu biểu dẫn đến sự thất nghiệp đó ta có thể kể tới một số nguyên nhân sau: 4.3.1. “Kinh nghiệm” luôn được đề cao quá mức Với những người đã bước sang tuổi 35, người ta thường vỗ ngực mà rằng “tôi có nhiều kinh nghiệm”. Rồi từ đó họ đề cao tiêu chí cũng như yêu cầu về công việc, về sếp, về môi trường làm việc và chế độ lương thưởng cho mình. Đề cao kinh nghiệm quá mức thực sự là một sai lầm. Hãy thử nghĩ mà xem, lý do gì mà doanh nghiệp lại phải trả một khoản tiền lớn cho bạn chỉ vì kinh nghiệm của bạn nhiều hơn những ứng viên khác. Trong khi họ hoàn toàn có thể trả số tiền chỉ bằng một nửa để thuê một người vừa trẻ, vừa năng động, nhiệt huyết mà yêu cầu về công việc của họ vẫn luôn đáp ứng được. Bởi lẽ, kinh nghiệm có thể được tĩnh lũy theo thời gian. Nhưng độ nhanh nhạy thì không phải là tuổi nào cũng có. Người ta bắt đầu đi làm từ khi 24, 25 tuổi, sau 10 năm gắn bó với sự nghiệp, với công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần đã tạo cho người lao động một sức ỳ khủng khiếp. Họ dường như trở thành những lao động lành nghề với các công việc lặp đi lặp lại một cách máy móc, thường xuyên hơn là sự sáng tạo. Và rồi chính cái kinh nghiệm làm việc ấy khiến người ta trở nên bảo thủ cứ ôm và giữ khư khư cái cũ đã có từ lâu đời chứ không phải ứng dụng những điều mới mẻ. Chưa kể đến khi chuyển công việc, thay vì ứng dụng và thích nghi những điểm mới của doanh nghiệp thì đa phần họ lại giữ những thói quen làm việc, những văn hóa công ty cũ và muốn doanh nghiệp mới phải theo mong muốn của mình. Trong nhiều trường hợp kinh nghiệm sẽ là một điểm cộng rất lớn của ứng viên nhưng ở độ tuổi 35, nếu không phải ứng tuyển vào vị trí quản lý cấp cao thì kinh nghiệm đôi khi lại là trở ngại khi xin việc. Vì lẽ doanh nghiệp họ “sợ” tuyển dụng những người nhiều kinh nghiệm vì lo rằng người ta sẽ đòi hỏi chế độ cao trong công việc. 4.3.2. Thói “vô trách nhiệm” với bản thân Giống như một thứ axit vô hình, thói vô trách nhiệm với bản thân đang từng ngày, từng bước ăn mòn những người ngủ quên trong chiến thắng quá sớm và nhìn rộng ra tương lai nó sẽ ăn mòn cả xã hội. Trong công việc, vô trách nhiệm đó là thái độ sống thờ ơ với công việc, với bản thân và xã hội. Không muốn và không có ý định đóng góp cho doanh nghiệp, cho công việc và cho sự nghiệp của mình. Điều này diễn ra phần lớn ở dân văn phòng hiện nay, công việc thường ngày của một nhân viên văn phòng dần dà chỉ là sách cặp lên công ty lúc 8h sáng và chờ đến 6h tối tan giờ làm để ra về. Họ thực hiện những yêu cầu của ông chủ mình một cách đối phó, máy móc vì thực chất họ có thể làm giỏi và làm tốt hơn nữa. Họ ngại lên đóng góp cho doanh nghiệp, ngại suy nghĩ những ý tưởng mới, ngại thực hiện những công việc mới cho dù công việc đó vẫn nằm trong các bộ phận của công ty. Thói vô trách nhiệm với công việc đã khiến bản thân chúng ta ỷ lại, chúng ta luôn nghĩ rằng ở vị trí này, khi thực hiện công việc này mình hoàn toàn có thể “an nhàn” mà sống. Nhất là đối với những người đang làm vị trí quản lý cấp thấp hoặc cấp cao của doanh nghiệp, đây là đối tượng luôn cảm thấy “chỗ ngồi” của mình đã rất an toàn, và họ không muốn cũng không có nhu cầu thay đổi bản thân theo hướng tích cực với công việc. Bởi vậy, đây là đối tượng bị sa thải tương đối nhiều ở độ tuổi 35. 4.3.3. Cơ chế tuyển dụng ngày càng thay đổi Đã qua rồi cái thời kỳ biên chế nhà nước, qua rồi cái thời gian hễ xin được vào công ty là chắc chắn bạn sẽ gắn bó với nó cả đời. Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, nền hình thức tuyển dụng biên chế đang ngày càng có xu thế tư nhân hóa. Các công ty tư nhân ngày càng có chiều hướng “thay máu” doanh nghiệp, tuyển dụng những nhân sự trẻ, nhiệt tình hơn, năng động hơn, giỏi hơn thay cho lao động trung niên. Năm 2010, Việt Nam chính thức thoát khỏi danh sách các nước nghèo. Điều này mở ra cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài rông mở đổ vào nước ta. Tuy nhiên, ngay sau đó 5 năm, lần lượt các tổ chức phi chính phủ, các quỹ đầu tư quốc tế, quỹ hỗ trợ cho vay lần lượt rút khỏi Việt Nam. Điều này đã đẩy mạnh quá trình đào thải nhân sự trên diện rộng ở nước ta. Nhiều người đang trở thành nhân viên văn phòng bỗng nhiên thất nghiệp. Nhiều người miễn cưỡng trở thành các cô giáo, thầy giáo làm việc trong các trung tâm tiếng anh hoặc bán hàng trong các cửa hàng kinh doanh với mức lương rẻ mạt. Khi đó, mức lương ở tuổi 35 của bạn thấp hơn tuổi 30 là hoàn toàn xảy ra. Không có điều gì đảm bảo rằng công việc của bạn sẽ ổn định, mức lương của bạn sẽ tăng đều đặn trong một năm. Trong khi đó, rủi ro phá sản doanh nghiệp thì luôn luôn tồn tại. Ước tính nước ta có khoảng 370 công ty phá sản mỗi năm trong khi đó lại có hàng chục sinh viên tốt nghiệp hòa chung vào không khí săn việc làm. Những người nhiều kinh nghiệm nhưng nghèo về độ nhanh nhạy đôi khi là cản kiến thức họ phải làm gì để cạnh tranh với độ ngũ lao động này. 4.3.4. Doanh nghiệp và cơ chế đào thải liên tục Đa phần người lao động mềm bị sa thải thường rơi vào đối tượng trên 35 tuổi phần lớn là nữ và làm những công việc giản đơn, người lao động có thâm niên thì lương cao hơn, thưởng cao, chế độ phúc lợi xã hội đều hơn hẳn lượng lao động mới, trong khi đó, năng suất làm việc, độ nhanh nhạy lại thu kém đội ngũ trẻ tuổi. Vì vậy để tiết giảm chi phí, thì doanh nghiệp buộc phải tiếp giảm lao động. Bằng nhiều cách khác nhau, doanh nghiệp đã ép buộc người lao động lớn tuổi phải thôi việc, thậm chí tự viết đơn xin nghỉ việc. Nhiều chuyên gia lao động vẫn gọi đây là sai thải mềm, tức là loại trừ lao động không gia tăng được năng xuất, giảm được chi phí lương, các khoản đóng bảo hiểm, lợi ích của doanh nghiệp được đảm bảo. Những gánh nặng an sinh lại đẩy sang cho xã hội. Thực tế thì doanh nghiệp hiện nay, lao động Việt Nam bị thất nghiệp ở độ tuổi còn sớm hớn 35, có những người thất nghiệp từ 27 tuổi. 35 chỉ là con số độ tuổi trung bình, như vậy nghĩa là người lao động mới làm việc được 10 năm đã phải đối diện với nguy cơ thất nghiệp. Hiện tượng này còn được gọi là “thay máu” cho doanh nghiệp. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại của của lao động Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế chủ doanh nghiệp không phải là người đứng ra trực tiếp thực hiện công tác “thay máu” ấy, mà bộ phận nhân sự sẽ thực hiện, và người ta tìm mọi cách đặt ra tiêu chí việc làm cho người lao động. Ví dụ như thay đổi một quy trình công nghệ, người lao động không thích ứng được họ cho rằng họ không thể đảm đương được những thay đổi mới. Hoặc yêu cầu công việc ở mức lao động cao lên, người lao động không đáp ứng được và họ cho rằng cần phải thay thế. Và như vậy, thị trường lao động Việt Nam đang đứng trước vấn đề mà thị trường các nước phát triển đã từng trải qua cách đây hơn 200 năm. Đó là thời kì mà các nước trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Trong giai đoạn phát triển của tư bản chủ nghĩa cũng có thời kỳ lao động bị sa thải từng mảng và hàng loạt. Đây thường được gọi là sự đổ vỡ của thị trường lao động. Đối với thị trường Việt Nam, có lẽ rằng nước ta đang bắt đầu đi vào giai đoạn sa thải từng mảng, từng loạt – rất đàn báo động cho thị trường việc làm. Lao động trong các khu công nghiệp là đối tượng dễ rơi vào hoàn cảnh sa thải hàng loạt từng mảng nhất. Đặc biệt là trong các ngành da dày, dệt may, chế biến thủy hải sản, … hình thức công việc sử dụng nhiều lao động này khiến doanh nghiệp sẽ dễ dàng “thay máu” cũng như thay đổi một loại lao động mới mà thời gian đào tạo không cần cao. Cả nước có hơn 6tr lao động từ 18 đến 30 tuổi làm việc trong các khu công nghiệp, nếu theo xu thế sa thải như hiện nay, chỉ khoảng 10 năm nữa sẽ có khoảng từ 2 đến 3 triệu người bị đào thải trước tuổi nghỉ hưu. Đồng Nai, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh là nơi nhiều tập trung cơ sở công nghiệp nhất, và tại đây họ đã bắt đầu lên danh sách và hỗ trợ cho công nhân làm việc trên 15 năm và nghỉ việc trước tuổi. Điều này cho thấy rằng, lao động ngày càng cao nguy có thất nghiệp ngày càng lớn nhất là với doanh nghiệp sử dụng lao động phổ thông. Nguyên nhân đầu tiên của điều này là vì người lao động Việt Nam chưa có trình độ cao và không thích ứng được yêu cầu mới. Nhưng mà nguyên nhân sâu xa đó là chủ doanh nghiệp cần phải thay thế lao động, thay đổi lao động thì mới kiếm được lời nhiều hơn. Gần như 100% doanh nghiệp đều phải kiếm lời trên số doanh nghiệp mà họ đang sử dụng mà muốn kiếm được lời họ phải thay thế lao động bằng một loại lao động trẻ hơn, khỏe hơn, mà chế độ đãi ngộ lại hơn. Người lao động lâu năm là những người có giá trị về kinh nghiệm và có tương lai gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Những thực tế nhiều chủ doanh nghiệp sẵn sàng đánh đổi điều này để đổi lấy lợi nhuận. Các doanh nghiệp họ cần lao động mới, giá rẻ, năng suất lao động cao trong quá trình đào tạo không tốn kém nhiều. Hơn nữa thời gian đào tạo cũng khá ngắn bởi lẽ kỹ năng họ yêu cầu rất đơn giản. Hơn nữa lao động trẻ mới vào “dễ bảo” hơn, không có hiện tượng đe dọa đình công và doanh nghiệp thì thích điều đó. Một điều nữa là do chi phí bảo hiểm đối với người lao động trẻ luôn ít hơn so với lao động lâu năm. Và khoảng 10 năm sau một vòng xoáy tiếp tục được lặp lại với những “lao động trẻ” hiện nay. Tất cả điều này đã bộc lộ một điểm yếu chết người của lao động giá trẻ trình độ thấp của Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh máy móc tự động hóa ngày càng cao đã đang và sẽ thay thế cho nhân công giá rẻ. Nhân công giá rẻ không còn là ưu thế của thị trường lao động Việt Nam. Thậm chí trong tương lai, tình trạng lao động bị sa thải sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Hiện nay với quy mô đào tạo, trình độ đào tạo đặc biệt là quy mô đào tạo như hiện nay thì trong tương lai lượng lao động bị sa thải có thể sẽ nhiều hơn. Hiện tượng tan vỡ từng mảng của thị trường lao động Việt Nam sẽ diễn ra. 4.4. Những chính sách việc làm có tác động gì đề thất nghiệp ở tuổi 35 Đặc điểm về cơ cấu dân số và vấn đề việc làm cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến vấn đề thất nghiệp tuổi 35 ở nước ta ngày càng nhiều hơn bao giờ hết. Ta nhận thấy một điều rằng, trong hệ thống của các cấu trúc kinh tế xã hội trước đây, chúng ta đã xuất hiện và tồn tại một số điểm sai lầm, đó chính là những khuyết điểm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những sai lầm này được chỉ rõ trong đại hội VI của Đảng. Sai lầm đầu tiên đó chính là việc duy trì quá lâu nền kinh tế với hai thành phần, tiếp theo đó là không coi trọng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa. Điều này đã dẫn đến sai lầm trong bố trí kinh tế đặc biệt là chưa quan tâm chính xác, đúng mức đến chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp quy mô nhỏ nhằm mục đích thu hút được nguồn lao động dồi dào đã dẫn đến hạn chế khả năng khai thác các tiềm năng hiện có của kinh tế xã hội. Trong khi đó, những tiềm năng này lại đóng vai trò quan trọng nhằm phát triển công ăn việc làm đồng thời tạo ra nhiều điều kiện để giúp đỡ người lao động có thể tự tạo việc làm cho mình và cho cả những người khác. Nguyên nhân tiếp theo của vấn đề thất nghiệp ở tuổi 35 đó là do sự cạnh tranh mạnh mẽ và biến đổi liên tục của của cơ chế thị trường, khiến cho việc mở rộng sản xuất nhằm tạo nhiều công ăn việc làm tốt, đem lại thu nhập khá và ổn định không phải dễ. Phân tích một cách sâu sắc, tổng hợp các nguyên nhân sâu xa đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp ta có thể kể tới một số nguyên nhân sâu xa sau: Ngay từ đầu, nước ta, một thời kỳ khá dài chúng ta chưa thấy được vai trò ý nghĩa của các thành phần kinh tế đa dạng đối với việc phát triển lực lượng sản xuất, đa dạng hóa việc làm cho nhân dân. Vì vậy đã gần như xoá bỏ các thành phần kinh tế cũ, đồng thời phát triển quá nhanh và ồ ạt thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Chỉ đến năm 1975, rút được bài học kinh nghiệm từ miền Bắc nước ta đã từng bước chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế. Chậm "mở cửa" trong việc thực hiện phát triển kinh tế đối ngoại bằng việc mở rộng giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa, thông tin với quốc tế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu kinh tế việc làm nước ta. Bởi lẽ nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu trong khi đó kinh tế thế giới đã và đang phát triển vô cùng. Việc chậm mở cửa nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc chậm tiếp thu khoa học kỹ thuật cũng như những công nghệ hiện đại từ nước ngoài. Ngoài cơ cấu thành phần kinh tế đã ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm như đã nói ở trên, thì ảnh hưởng của cơ cấu trong bản thân các ngành kinh tế cũng olaf rất lớn.Những ảnh hưởng này chỉ được cải thiện lên đáng kể vào sau năm 1986 đó chính là sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, kế hoạch cải cách kinh tế được đề ra. Mặc dù không sớm nhưng đã phần nào vớt vát được những hậu quả trước đó của mình. Cuối cùng đó chính là việc duy trì quá lâu hệ thống cũng như cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp đã ảnh hưởng nặng nề đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động giải quyết công ăn việc làm. Ngoài ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở tuổi 35 ta có thể kể tới một số nguyên nhân khác về trình độ lao động, nền tảng của giáo dục, ... 4.5. Đừng ngủ quên trong an nhàn ở tuổi dưới 35! 80% những quyết định quan trọng nhất của đời người được đưa ra ở độ tuổi trước 30, và nó được thực hiện, được thử nghiệm, khác phục và sửa sai trong độ tuổi từ 30 đến 35. Sau giai đoạn khởi nghiệp khoảng 10 năm, thì khi bước sang tuổi 35 những gì bạn bạn phát triển được trong sự nghiệp sẽ là tài sản đề bạn tích lũy trong tương lai. Vậy nên sẽ sai lầm, sai lầm lắm khi trước 35 tuổi bạn đã chấp nhận cuộc sống, chấp nhận sự bình ổn và sống an nhàn ngủ quên trong chiến thắng. Thất nghiệp ở tuổi 35 đã được báo hiệu bởi thực trạng phấn đấu sự nghiệp ở tuổi 25 và những ngủ quên trong chiến thắng ở tuổi 30. Rất nhiều người ra trường ở tuổi 22, nhanh chóng tìm được một công việc ổn định, kết hôn và sinh con từ đó cho rằng mình đã hạ cánh an toàn. Sẽ là tương đối an toàn thật nếu bạn được một suất biên chế nhà nước như nếu bạn làm trong một công ty tư nhân thì chả ai biết được rằng cái sân hạ cánh ấy của bạn sẽ biến mất bất kỳ lúc nào. Vì lẽ trong cơ chế đào thải và tự đào thải của thị trường khiến cho không ai dám chắc được tương lai bạn sẽ như thế nào. Nhất là với những người thành công sớm trong sự nghiệp họ dễ dàng ngủ quên trong chiến thắng và tự cho mình một cuộc sống hưởng thụ an nhàn. Và cuối cùng, “cú trượt dài” ở tuổi 35 khiến người ta choáng váng đứng dậy không biết mình sẽ làm gì tiếp theo “đây là đâu và tôi là ai???” Vậy nên khi còn sức trẻ thì đừng ngủ quên ở tuổi 30, nếu sớm ngủ quên trong chiến thắng chắc chắn bạn sẽ phải tỉnh ngủ vì cú ráng thất nghiệp vào mình. Bạn biết không, trong khoảng thời gian từ 25 đến 35 tuổi là thời kỳ hoàn hảo nhất để chúng ta có thể học thêm một ngôn ngữ mới, một ngành nghề mới, thực hiện những bước ngoặt mới của sự nghiệp. Đây cũng chính là yếu tố mà bạn nên chuẩn bị sẵn “sân sau” cho mình để đối mặt với cú trượt dài trong thất nghiệp ở tuổi 35. Chỉ khi bạn thể hiện được giá trị của bản thân, để chủ doanh nghiệp thấy được bản lĩnh và năng lực của mình thì người ta mới có lý do hoàn hảo để tiếp tục thuê và trả lương cho bạn. Dẫu biết rằng sức ép về thế hệ trẻ, những người năng động hơn, giỏi hơn, trình độ cao hơn là rất lớn nhưng không vì thế mà ta chùn bước trước họ. Học tập thường xuyên, đọc sách và chuẩn bị kiến thức là cách tốt nhất để có thể đảm bảo được giá trị bản thân trong thị trường lao động. Kinh nghiệm lao động chưa bao giờ là đủ, mà học tập, học tập và tiếp tục học tập mới là sự lựa chọn chính xác cho bạn trên con đường sự nghiệp của mình. Hãy thể hiện tính linh hoạt của bản thân bằng cách không ngừng học hỏi trong thực tế, quên những điều đã học và học lại những điều mới. Đó chính là khả năng mô phỏng và tái tạo thành công trong một thời gian ngắn và khả năng phân ứng lại những sự kiện đã xảy ra một cách tích cực. Thiếu kỹ năng sẽ khiến bạn tiếp tục bị môi trường xung quanh điều khiển và bị nỗi sợ thay đổi chế ngự bản thân mình. Nỗi sợ chế ngự sẽ là cách thức nhanh nhất khiến cho bạn nản chí trở thành nạn nhân bất lực trước làn sóng toàn cầu hóa vô cùng mạnh mẽ. Trong khi đó, những người chấp nhận thay đổi họ có thể “bơi” và là ngọn sóng đầu tàu của sự thành công, thịnh vượng. Qua rồi cái thời làm công việc ổn định từ đầu đến cuối đời, cũng đi xa lắm rồi cái thời mà biên chế nhà nước hay vào công ty và có thể kê cao gối mà nghỉ ngơi. Không có gì là đảm bảo rằng tương lai sự nghiệp của bạn sẽ không thay đổi. Vậy nên hãy chuẩn bị sẵn tâm thế cho mình bằng việc liên tục tích lũy nghề nghiệp để đối đầu trước khó khăn. Còn nếu như điều này không thực sự phù hợp với bạn, bạn có những đam mê và ý định khác vậy hãy thay đổi và khởi nghiệp khi ở tuổi 35. Dù là muộn nhưng vẫn hơn là giậm chân tại chỗ. 5. 35 tuổi liệu bạn thay đổi có còn kịp nữa không? Cái độ tuổi mà người khác đang ở đỉnh cao của sự nghiệp thì bạn thất nghiệp, không có việc làm. Cái tuổi mà người ta ở nhà lầu đi xe sang thì bạn vẫn đang cọc cạch với chiếc xe honda đi xin việc. Cái thời mà người ta đang đứng trên đỉnh núi vinh bạn trượt một cú trượt dài của sự nghiệp, “thấp thỏm bò dậy” và “lổm ngổm bước đi”. Bạn có muốn thế không? 35 không phải là con số hoàn hảo trong độ tuổi để bạn quyết định thay đổi nhưng thà muộn còn hơn không. Nếu bạn hỏi tôi rằng 35 tuổi thay đổi còn kịp nữa không tôi sẽ trở rằng “Muộn! Nhưng vẫn kịp!” Thay đổi ở tuổi 35 thật sự là muộn vì lúc này bạn không còn cái “chất” cái mạo hiểm như nước đây nữa. Nhưng 35 tuổi nay đổi là vẫn kịp. Vì lẽ bạn có thể tận dụng được những kinh nghiệm, những bài học đắt giá trong quá khứ để bắt đầu lại sự nghiệp cho mình. Sẽ chật vật lắm đấy cho những người bắt đầu thay đổi ở tuổi 35. Lúc mà người ta đã yên bề sự nghiệp với những hào quang chói lọi thì bạn mới bắt đầu lọ mọ những bước đi đầu tiên. Lúc mà người ta đang chăn ấm đệm êm ngủ một giấc ngon lành có thể bạn đang phải suy nghĩ những kế hoạch mới, phải khảo sát thực địa của thị trường. Và lúc mà người ta sẵn sàng vung tiền cho những tiện ích của bản thân thì bạn phải chi li từng đồng để thực hiện những kế hoạch mới. Khó lắm đấy! Chật vật lắm đấy! Dễ nản lòng lắm đấy! Nhưng đây là con đường và cũng là sự lựa chọn duy nhất giữa “sống hoặc chết” trong sự nghiệp của mình rồi. Trong những phút bù giờ cuối cùng trên con đường sự nghiệp ở tuổi 35, thay đổi vẫn kịp nếu bạn chọn đúng hướng đi và con đường của mình. Sự thay đổi ấy có thể rất đơn giải chỉ là việc bạn học thêm một ngành nghề mới, chuyển đổi một doanh nghiệp mới hay thay đổi cái tôi,cái suy nghĩ cá nhân về công việc và sự nghiệp vốn đã gắn bó với mình trong suốt thập kỷ. Chúng ta đang sống trong thời đại biến đổi từng giờ từng ngày, chính vì lẽ ấy mà mỗi chúng ta cũng cần phải thay đổi hàng ngày, hàng giờ cho dù bạn đã 35 tuổi hay bạn mới chỉ 25. Có những việc từng cần hàng chục năm mới thay đổi được thì nay chỉ cần và phải cần thay đổi trong vòng vài tháng. Chẳng phải để phát minh ra băng cát xét thay thế cho đĩa thu âm người ta mất tới 50 năm đó sao? Và khoảng 10 năm sau đó, con người lại phát minh ra đĩa CD thay thế cho băng cát xét. Khoảng 5 năm sau nữa, những chiếc đĩa CD siêu nhỏ ra đời. Và cuối cùng trong vòng 3 năm kế tiếp MP3 khiến mọi thứ trước đó trở nên lỗi thời. Những doanh nghiệp triệu đô có thể bị sập tiệm trong phút chốc. Đồng thời những công ty bé xíu lại có thể biến thành những doanh nghiệp khổng lồ chỉ trong vài năm. Tương tự, một chuyên gia với vài năm kinh nghiệm và vốn kiến thức vô cùng quý giá cũng có thể không trụ nổi trong nền kinh tế đầy biến động, Vì sao vậy? Nền kinh tế hiện đại chuyển biến nhanh đến nỗi 80% những gì bạn học ở trường có thể trở nên vô dụng ngay trước khi bạn tốt nghiệp. Khoảng 30% dân số, ngành nghề, doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ phổ biên hiện nay chưa hề tông tồn tại ở thập kỉ trước. Trong thực tế, trung bình trong suốt cuộc đời người ta phải trải qua bốn lần thay đổi nghề nghiệp. Đơn giản vì những công việc hay công ty họ làm không thể “sống sót” được lâu. 35 tuổi, sẽ chẳng dễ dàng gì để bắt đầu một sự thay đổi, ở cái độ tuổi này người ta chỉ muốn bình yên mà sống chứ chả ai lại muốn mạo hiểm thêm lần nữa cả. Nhưng bạn ơi, trên dòng sông cuộc đời đầy thác ghềnh và xáo trộn như ngày nay bạn muốn mình cưỡi lên con sóng để đi xa hơn nhanh hơn hay ngược lại, bị chìm nghỉm giữa dòng? Nền tảng giáo dục, kiến thức, kinh nghiệm mà bạn tích lũy được là rất quan trọng nhưng yếu tố này chưa đủ để làm bạn thành công trong thời đại phát triển vượt bậc như ngày nay. Những người thành công nhất không phải là những người thông minh nhất, có học vụ cao nhất mà là những người chịu thay đổi về tư duy, đổi mới về cách nghĩ, về mô thức thành công hay đơn giản là thay đổi chính bản thân mình. Bởi vậy, rất nhiều người cưỡi lên cơn sống để dẫn đầu trong nền kinh tế mới, thú vị thay, họ lại là những người từng bỏ học, hoặc từng nghỉ việc, từng bị từ chối liên tục. Và sau đó họ thuê các “vị giáo sư” về quản lý công ty cho họ, hay mua lại những doanh nghiệp đã từng từ chối mình khi đi xin việc. Bill Gates (Microsoft), Larry Ellison (Oracle), Richard Branson (Virgin Group), Jack Ma (Alibaba) là những người như vậy đấy. Khi bạn tin vào một điều gì đó, tức là lúc bạn đã kích hoạt tiềm năng vô tận của não bộ con người. Từ đó bạn sẽ vận dụng tất cả những cách thức hoạt động để biến niềm tin đó thành sự thật. Ngược lại khi bạn tin rằng một điều gì đó không thể, bạn sẽ không màng tới việc cố gắng nghĩ ra cách hiện thực hóa nó. Đó cũng chính là lúc bạn vô tình đóng tất cả những cánh cửa dẫn đến thành công của mình và bạn đã … đầu hàng. Thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành động ở độ tuổi 35 thật sự không phải chuyện đơn giản. Nhất là khi ở độ tuổi này, trong hoàn cảnh người ta thất nghiệp và đứng trước nguy cơ thất nghiệp, hay đơn giản như đã quá chán ghét công việc hiện tại những suy nghĩ tiêu cực chính là nguyên nhân đầu tiên và duy nhất cản trở con đường thành công của một người. Nhưng nếu bạn cố gắng và có thể thay đổi, dù ở độ tuổi 35 hay muộn hơn thế sẽ là vẫn kịp với mình. 6. Khởi nghiệp sau độ tuổi 35 – chậm một nhịp còn hơn chậm cả đời Bạn đã lỡ ngủ quên quá sớm ở độ tuổi 30, và bây giờ bạn thức tỉnh chơi vơi giữa những thay đổi nhanh chóng mặt của cuộc đời. Một cảm giác “lạc hậu” sẽ hiện lên, ta chới với không biết và không hiểu mình nên làm gì? Nếu không kịp chuẩn bị những điều kiện quan trọng cho bản thân để vững vàng sự nghiệp, hay nếu bạn bị buộc thôi việc ở độ tuổi còn khá sớm này thì tại sao mình không thử chơi “ván bài” khởi nghiệp với cuộc đời. Lúc này đây, bạn chỉ còn hai con đường lựa chọn là tiếp tục ngủ vùi trong đau khổ hay bứt phá đứng dậy đạp đổ khổ đau. Và con đường duy nhất lúc này bạn lựa chọn đó chỉ có thể là khởi nghiệp lại từ đầu. Hoặc là bạn mãi mãi là nhân viên dưới trướng của người khác, hoặc là bạn trở thành ông chủ với những nhân viên đang làm việc dưới trướng của mình. Người ta thường nói “Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt” chứ không phải ôm khư khư những quan niệm cũng mới là đúng và không phải bao giờ an toàn cũng là sự lựa chọn chuẩn xác. 6.1. Đừng hỏi “khởi nghiệp ở tuổi 35 còn kịp không?” 35 tuổi, bạn nhất định đã tích lũy được cho mình một rổ kinh nghiệm khá khá, một số vốn kha khá vậy là đã đủ một trong những yếu tố cần thiết cho quá trình khởi nghiệp. 6.1.1. “Nếu đã suy nghĩ, hãy nghĩ những điều vĩ mô” – Donald Trump 35 tuổi bạn thất nghiệp, ở cái thời kì không còn gì để mất này với vốn kinh nghiệp mình đã tích lũy được kha khá hãy khởi nghiệp và tính đến những điều vĩ mô. Bạn không còn nhiều thời gian để mà “đi từng bước một” như những người trẻ khác. Vậy nên nếu bạn thực sự tin rằng mình có một ý tưởng tuyệt vời, tin vào khả năng thành công của bản thân và khả năng kinh doanh thì hãy theo đuổi nó. Một là bạn sẽ được tất cả hoặc là bạn mất tất cả. Hãy tính những điều vĩ mô, tính lớn chứ đừng tính đến những điều nhỏ lẻ. Chẳng hạn khi bạn xác định mở một cửa hàng buôn bán điện thoại nhỏ, lẻ, hãy tính đến việc tương lai mô hình kinh doanh của bạn có thể phát triển thành hệ thống được không, bạn có thể chuyển từ bán lẻ sang bán buôn hay không? Để rồi từ đó bạn biết cách để thực hiện các bước, chọn địa điểm kinh doanh khởi nghiệp cho mình. Tuy nhiên để có thể suy nghĩ lớn, hành động lớn bản phải là người có khả năng tư duy và tầm nhìn lớn. Đồng thời cũng biết sợ những hậu quả từ cái “tầm nhìn lớn” của mình để có những kế hoạch đề phòng và giải quyết vấn đề. Tư duy và năng lực của bạn đến đâu bạn là người rõ nhất điều đó. Bí quyết thành công của những người chiến thắng không chỉ nằm ở tư duy và tầm nhìn mà họ còn là người biết thế nào là đủ. Tham vọng vượt ngoài năng lực cũng không tốt, đôi khi bạn phải ngừng chiến đầu và từ bỏ cái không hợp với mình, không là của mình để có thể bắt đầu một cái khác. 6.1.2. “ … doanh nhân thành đạt và không thành đạt là sự kiên trì tuyệt đối” – Steve Jobs “Tôi tin rằng khoảng một nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành đạt và không thành đạt là sự kiên trì tuyệt đối” câu nói nổi tiếng của vị doanh nhân thành công ở tuổi 52 này chính là câu truyện truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người đã và đang có ý định khởi nghiệp ở tuổi 35. Với những người ở tuổi 35, lòng kiên trì thực sự là một điều vô cùng quan trọng. Độ tuổi này khi khởi nghiệp, người ta thường có xu hướng nôn nóng thành công hơn là chờ đợi. Vì lẽ họ tự biết rằng mình không còn nhiều thời gian cho sự nghiệp như trước đây, và họ cũng không còn nhiều cơ hội để sai và sửa sai. Hơn hết, một tâm lý tư so sánh mình với người khác cùng tuổi hoặc nhỏ hơn trong sự nghiệp luôn thường trực. Một tâm lý mặc cảm xuất hiện, họ nông nóng thực hiện những kế hoạch để thành công, để bằng những người cùng trang lứa. Nhưng nhiều khi nôn nóng là vô cùng tai hại. Nhiều người không có lòng kiên trì đã sớm bỏ cuộc và thất bại ngay từ đầu. Kiên trì sẽ giúp bạn tạo nên thành công trong sự nghiệp của mình. Những bước đi đầu tiên của doanh nghiệp chắc chắn sẽ rất khó khăn và nhiều khi là không có doanh số hoặc đứng trước nguy cơ thất bại. Vậy nên bạn phải kiên trì hết mình để từng bước giành lại thời kỳ vinh quan như hồi 30. 6.1.3. “Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó … chết trong nghèo khó …” – Bill Gates Câu nói đầy đủ của tỷ phú Bill Gates là như thế này “Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn”. Đúng vậy đấy, bạn đã có 10 năm bắt đầu sự nghiệp để phấn đấu và làm việc nhưng cuối cùng bạn thất nghiệp. Từ 35 tuổi trở đi chính là cơ hội cuối cùng để bạn không “chết trong nghèo khó”. Vậy nên, khởi nghiệp ở tuổi 35 là vẫn kịp. 6.2. Khởi nghiệp sau độ tuổi 35 – chậm một nhịp còn hơn chậm cả đời Một trong những nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ các doanh nghiệp khởi nghiệp từ những doanh nhân trẻ không chiếm tỉ lệ nhiều so với doanh nhân ở độ tuổi khác. Cụ thể đó là trong số 0,1% các startup dẫn đầu thị trường trong thời gian 5 năm đầu thành lập thì độ tuổi bình quân của những founder này khi khởi nghiệp trung bình là 45 tuổi. Khi bước sang độ tuổi trung niên, đô nhanh nhạy, “máu liều” không còn là lợi thế cho doanh nghiệp khi khởi nghiệp mà lợi thế ở đây đó chính là kinh nghiệm. So với các nhà sáng lập trong cùng một ngành có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trở lên sẽ là lợi thế xây dựng kế hoạch startup với tỷ lệ thành công cao hơn 85% so với những người khác. Vậy nên, 35 tuổi không còn là độ tuổi tuyệt vời để khởi nghiệp nhưng tuổi 35 là thời kỳ mà con người ta cũng đã đủ độ chín trong suy nghĩ, tư duy, có thể điều chế cảm xúc một cách ổn thỏa nhất. Bằng những kinh nghiệm và bài học đã tích lũy đc cho bản thân thì 35 tuổi khởi nghiệp là vẫn kịp. Để tôi kể bạn nghe những câu chuyện khởi nghiệp ở tuổi 35 nhé! 6.2.1. J.K.Rowling – người truyền cảm hứng khởi nghiệp tuổi 35 J.K.Rowling là một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Anh, là tác giả của truyện giả tưởng nổi tiếng Harry Potter. J.K.Rowling có tên đầy đủ là Joanne Rowling bà sinh năm 1965, tại thị trấn Yate, thành phố Gloucestershire, Vương quốc Anh. Cuộc đời và sự nghiệp của cô trải qua rất nhiều sóng gió. Và đỉnh điểm của những bất hạnh đã đến với J.K.Rowling đó là năm 30 tuổi ly dị hôn nhân tan vỡ. Cô trở thành một người thất nghiệp, bị trầm cảm nhiều lần tự tử. Tuy nhiên, sự thất bại đó đã trở thành bệ phóng để cô phấn đấu, cuối cùng, 35 tuổi xuất bản harry potter và hòn đá phủ phủ tác phẩm gây tiếng vang trên toàn thế giới trở thành bộ sách bán chạy nhất thế giới với 450 triệu bản và được dịch sang 67 ngôn ngữ khác nhau. Sự thành công của bộ truyện Harry Potter mang lại đã giúp cho bà J.K.Rowling trở thành nhà văn giàu có nhất trong lịch sử văn học trong nhiều năm liền. Không ít ông bố bà mẹ đã cấm con cái mình làm quen với nhân vật “đeo kính tên Harry Potter với những ma thuật đầy ma mị. Nhưng khi nghe chuyện đọc qua radio các em đã đều bị hút hồn bởi nó. Cốt truyện ly kỳ, trí tưởng tượng siêu việt, lòng trắc ẩn và những suy nghĩ tâm tư mà tác giả J.K.Rowling đã truyền tải trong đó như một nguồn cảm hứng vô tận đến với người đọc của mình. Bạn thấy đấy, 35 tuổi để bắt đầu lại sự nghiệp là rất khó. Nhưng không có gì là không thể. Ngay cả khi chúng ta đã mất tất cả, nằm ở đáy của xã hội chỉ cần có ý chí, động lực đứng dậy thì tất cả đều sẽ cho ta trái ngọt giống như cuộc đời của nữ nhà văn J.K.Rowling. 6.2.2. Cha đẻ KFC – bằng chứng cho thành công là kiên trì và đam mê Câu chuyện thành công của đại tá Đại tá danh dự Kentucky - Harland Sanders, cha đẻ của KFC cũng chính là một tấm gương thành công ở tuổi 35 để bạn học tập và noi theo. Câu chuyện thành công của công chính là minh chứng khẳng định rằng bền bỉ và đam mê cống hiến, tinh thần làm việc không ngừng nghỉ sẽ tạo ra thành công dù cho bạn ở bất kỳ lứa tuổi nào. Năm đại tá Harland Sanders bước sang tuổi 30, đáng nhẽ ở độ tuổi này sự nghiệp của công phải thành công rực rỡ thì tự tế ông lại không có chút liên hệ bất kỳ nào với món gà rán cả. Harland Sanders đã làm phà chạy bằng hơi nước và mở một công ty tàu thủy tại khu vực sông Ohio, sau đó ông đã bán cổ phần đổi nghề và cũng thất bại rất nhanh không lâu sau đó.. Ông đến làm việc tại công ty Kentucky Fried Chicken nhưng lại tiếp tục nằm trong danh sách cắt giảm biên chế. Đây được xem là lần thứ 4 Harland Sanders thất nghiệp. Trước năm 30 tuổi ông đã trải qua 3 lần thất nghiệp, từng làm nhân viên chữa cháy, ông cũng từng làm luật sư. Lần thứ 3 thất nghiệp là lúc ông bị khai trừ khi làm việc tại một công ty bảo hiểm. Trên thực tế, đến năm 40 tuổi ông mới dựa vào năng lực của mình ông mới mở một quán trọ nhỏ và một quán cà phê. Đây chính là thời gian ông đã làm nên món gà rán ngon nức tiếng thế giới. 6.2.3. Henry Ford – ông trùm ô tô bước đầu thành công khi 36 tuổi Henry Ford là người sáng lập ra công ty Ford Motor, là một trong 3 người giàu nhất thế giới đồng thời cũng chính là người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp Hoa Kỳ, châu Âu và ảnh hưởng đến hệ thống kinh tế xã hội thế kỷ XX. Ông chính là cha đẻ của chủ nghĩa Ford. Chính nhờ cái chủ nghĩa Ford này mà trong cuộc khủng hoảng kinh thế thế giới 1928 -1933 hãy xe Ford đứng trước nguy cơ phát sản trầm trọng nhưng tất cả nhân viên công ty chấp nhận làm việc không lương để cứu lẫy hãng xe và cuối cùng Ford đã vực dậy một cách mạnh mẽ sau sự đổ nát của khủng hoảng kinh tế ấy. Quay trở lại sự nghiệp khởi nghiệp của ông trùm ô tô Henry Ford, ông được biết đến là một nhà sản xuất ô tô hàng hoạt, đồng thời cũng là người thường xuyên sáng chế ra những sản phẩm mới. Trước khi thành công, sự nghiệp của Henry Ford cũng khá bấp bênh, ông từng là thợ chế tác đồng hồ tuy nhiên trong tâm tưởng của mình ông vẫn luôn xác định ô tô mới là tất cả. Ngày 15 tháng 8 năm 1899 ông nghỉ việc và bắt đầu sự nghiệp ô tô của mình khi đã 36 tuổi. Trước khi thành lập và thành công với Ford Motor, ông đã thành lập Detroit nhưng không được bao lâu thì công ty phá sản, đến năm 1902 ông bị đuổi khỏi doanh nghiệp. Tuy nhiên không lâu sau đó, năm 1903 ông thành lập ra Ford Motor và đến ngày nay Ford đã trở thành hãng xe lớn và uy tín nhất thế giới. 6.2.4. Dietrich Mateschitz – người sáng lập ra Red Bull Dietrich Mateschitz đến 30 tuổi mới bắt đầu xin việc. Bởi lẽ ông học đến 10 năm đại học, đến năm 28 tuổi ông miễn cưỡng tốt nghiệp. Ông nói trong cuộc phỏng vấn, lúc học đại học ông không có thời gian để học, bởi lẽ toàn bộ thời gian của mình ông dành thời gian cho thể thao, tham gia tiệc tùng và theo đuổi những cô gái đẹp. Mùa hè thì đi du lịch đông đến thì đi trượt tuyết. Đây có lẽ là lý do tại sao ông đặt red bull là năng lượng và sức sống. Trước khi Dietrich Mateschitz sáng lập ra Red Bull, ông làm công việc đó là tiếp thị và bán hàng các mặt hàng cho Unilever, café Đức, kem đánh răng Blendax, và thật may mắn, một cơ hội ngẫu nhiên ông đã phát hiện ra một loại thức uống khiến con người ta phục hồi lại sức sống chính là Red Bull. Cũng vô cùng may mắn khi công ty Thái Lan cũng có một đại lý sản xuất nước giải khát như vậy. Dietrich Mateschitz đã lên ý tưởng sản xuất và giới thiệu nó sang phương tây, cuối cùng ông kết hợp cùng đại lý kia sáng lập ra Red Bull. 6.2.5. Steve Jobs – từng bước thay đổi quan niệm về cái đẹp trong công nghệ Steve Jobs là ông trùm về kinh doanh Mỹ, ông là chủ tịch, giám đốc điều hành CEO và đồng sáng lập ra Apple Inc và cũng là một cổ đông lớn của công ty Pixar, thành viên chủ tịch hội đồng quản trị Walt Disney. Cuộc đời và sự nghiệp của ông không mấy suôn sẻ, cho đến khi ông đã 52 tuổi thì Steve Jobs với Apple mới giới thiệu ra mắt thị trường sản phẩm “quả táo khuyết” đầu tiên. Đây chính là ngoặt lớn nhất trong cuộc đời cũng như sự nghiệp của ông. Đứng trong buổi diễn thuyết ra mắt chiếc iphone II đầu tiên của thế giới chiếc đã mở ra trước mắt người dùng với các thức duyệt web mới, các tích hợp về công nghệ, thiết kế mới hoặc đồng thời cũng trở thành chiếc điện thoại hình mẫu mà nhiều hãng điện thoại hướng đến. Steve Jobs trở thành một trong tỷ phú giàu nhất thế giới. Có thể nói, Steve Jobs và Apple đã từng bước thay đổi quan niệm về cái đẹp trong công nghệ thông tin. Bạn thấy đấy, khi Iphone 7 ra đời, người ta chê hệ thống camera kép răng nó xấu và mất thẩm mỹ hơn so với Iphone 6. Nhưng thực tế, một thời gian sau người ta dần thay đổi cách nhìn và chiếc camera kép “xấu xí” ngày nào lại được họ khát khao sở hữu. Sau đó khi Apple ra đời dòng máy Iphone X cũng vậy, người ta trên hệ thống camera lồi, chê màn hình tai thỏ những cuối cùng thì sao từng chiếc IpX ra đời đều được săn đón và mua một cách mãnh liệt. Chiếc màn hình tai thỏ, hệ thống camera lồi ấy tiếp tục được ứng dụng vào dòng XS, XS Max, XR và ai cũng thấy nó thật đẹp và sang trọng. Điều này diễn ra tương tự với các dòng sản phẩm khác của Apple như macbook, iMac, iPod, iPad, iWatch. Steve Jobs và Apple đã gây dựng niềm đam mê về công nghệ trong lòng người sử dụng, để rồi bất kì một sản phẩm nào của Apple ra đời đều được mong ngóng, đón chờ. Mặc cho giá thành để sở hữu một sản phẩm của hãng đắt hơn rất nhiều lần so với hàng công nghệ khác, mặc cho hệ điều hành đóng IOS rất khó để thu – truyền dữ liệu, và mặc cho từng mẫu thiết kế Iphone ra đời người ta vẫn chê ly chê để những cuối cùng họ vẫn mua lấy mua để. Apple đã và đang từng bước thay đổi quan niệm về cái đẹp trong công nghệ nói riêng và cái đẹp nói chung trong cuộc sống hằng ngày. Giống như cách mà starbucks đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng thế giới – câu chuyện chiếc cốc starbucks. 6.2.6. Jeff Bezos và Amazon thành công khi ông đã bước sang tuổi 45 Nhắc đến Amazon người ta sẽ nghĩ ngay đến hai điều một là dòng sông dài nhất thế giới và thứ hai là người giàu nhất thế giới Jeff Bezos – người sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành doanh nghiệp Amazon. Hiện nay tổng số tài sản có giá trị ròng của ông là khoảng 90,6 tỷ đô la. Ở nước ta, tỷ phú giàu nhất Việt Nam hiện nay là ông Phạm Nhật Vượng hiện đang sở hữu số tài sản cho mình theo Forbes, tính đến 31/7, khối tài sản của ông hiện là 8,25 tỷ USD vị Chủ tịch tập đoàn Vingroup, đã lọt vào danh sách 200 người giàu nhất thế giới, xếp vị trí thứ 194. Để hình dung rõ hơn về độ khổng lồ này tôi sẽ ví dụ cho bạn như sau. Nếu như quy đổi số tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ra tiền Việt Nam đồng thì tài sản của ông sẽ là khoảng 187.434.000.000.000 đồng Việt Nam (một trăm tám mươi bảy nghìn bốn trăm ba mươi tư tỷ đồng). Nếu bạn tiêu mỗi ngày hết 1 tỷ VNĐ thì sẽ cần 513 năm để tiêu xài hết số tiền đó. Vậy nếu quy đổi số tiền của tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos thì con số này sẽ kinh khủng đến nhường nào! Bài học khởi nghiệp của Jeff Bezos chắc chắn sẽ là một câu chuyện truyền cảm hứng đầy ý nghĩa cho bạn ở tuổi 35. Trước khi trở thành người già nhất thế giới, Jeff Bezos cũng là những nhân viên bình thường. Năm 30 tuổi, ông đã bắt đầu có chỗ đứng trên đà phát triển sự nghiệp về lĩnh vực tài chính của mình. Tuy nhiên ông lại chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn về điều đó. Với Jeff Bezos ông luôn muốn khi ông 80 tuổi, trong một khoảng lặng suy tư về cuộc đời mình, Jeff Bezos không muốn phải hối tiếc về những gì mình chưa làm được khi còn trẻ. Vậy nên, Jeff Bezos quyết định thôi việc và bắt đầu một công việc mới, một lĩnh vực hoàn toàn mới. Sau những nhận định và nghiên cứu của mình, tháng 7 năm 1995, ông chính thức ra mắt Amazon.com và say đó là hàng hoạt những thành công đưa đến với ông. Tuy nhiên, Amazon chỉ thành công thực sự khi Jeff Bezos đã bước sang tuổi 45. Bạn thấy đấy, rất nhiều thay đổi, làm lại từ đầu, khởi nghiệp và thành công ngoài độ tuổi 35. Điều này cho thấy rằng trên đời này không có gì là không thể, và khi bạn quyết định khởi nghiệp ở tuổi 35 cũng vậy, thành công hoàn toàn có thể xảy ra. Khởi nghiệp ở tuổi 35, chậm nhưng còn hơn chậm cả đời! 6.3. Bài học khởi nghiệp từ câu chuyện “người giàu nói gì cũng đúng!” Câu chuyện thành công là những chia sẻ thực tế nhất từ bài học kinh nghiệm được đúc kết từ trong kinh doanh mà mình gặp hái được của các CEO hàng đầu Việt Nam. Những câu chuyện ấy, chia sẻ ấy vô hình chung trở thành những câu nói truyền cảm hứng, những bài học cho những thế hệ đi sau, đặc biệt là những người đang ấp ủ trong mình kế hoạch khởi nghiệp và khát khao có được thành công như họ. Tuy nhiên không phải bao giờ những chia sẻ bài học kinh nghiệm, những lời khuyên của họ cũng giống nhau, nhiều khi những lời khuyên ấy còn trái ngược nhau hoàn toàn. Bởi lẽ đó mà cư dân mạng vẫn thường bông đùa rằng “Khi bạn có nhiều tiền thì bạn nói gì cũng đúng”. Vậy qua những câu nói truyền cảm hứng này, những người khởi nghiệp ở tuổi 35 sẽ rút ra bài học gì cho mình? 6.3.1. Với khởi nghiệp tiền có quan trọng hay không? Một trong những nguyên nhân khiến người giàu càng giàu và người nghèo càng nghèo còn giới trung lưu thì thường mắc nợ đó chính là vấn đề tiền bạc và quản lý tiền bạc của mình. Tiền bạc và cách quản lý tiền bạc là rất quan trọng đặc biệt là trong giới kinh doanh với những người đã và đang nung nấu ý định đầu tư khởi nghiệp. Tuy nhiên, độ quan trọng ấy với mỗi người khác nhau họ lại có những suy nghĩ và quan điểm khác nhau. Có người cho rằng “Ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu”. Nhưng cũng có người cho rằng “Thiếu thốn tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu”. Vậy ý kiến của bạn là gì? Một trong những quan điểm đầu tiên cũng là bài học đầu tiên mà những nhà kinh doanh tương lai phải học đó là “tiền” và cách sử dụng tiền sao cho hiệu quả. Tiền bạc là rất quan trọng đối với quá trình khởi nghiệp của một cá nhân hay của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu tiền có phải là nhân tố quyết định đến sự thành công đó? “Với khởi nghiệp vấn đề không phải là tiền” – Trương Gia Bình Trương Gia Bình – Chủ tịch tập đoàn FPT đã nói “Với khởi nghiệp vấn đề không phải là tiền”. Một câu nói nghe chừng rất bất hợp lý ấy mà thực sự lại hợp lý. Bắt đầu gây dựng một doanh nghiệp yếu tố đầu tiên cần có đó là vốn hay chính là tiền, đây cũng chính là điều hiển nhiên mà bất cứ một doanh nhân nào cũng hiểu trên con đường chập chững kinh doanh khởi nghiệp của mình. Người ta xây nhà cũng cần tiền, đi học cũng cần tiền, đến việc mua mớ rau ngoài chợ cũng cần đến tiền. Ấy thế mà vị Chủ tịch tập đoàn FPT của chúng ta lại khuyên “Với khởi nghiệp vấn đề không phải là tiền” thì thật là vô lý! Những trong cái sự vô lý ấy lại hợp lý vô cùng. Tiền quan trọng thật, những tiền chỉ là bước đệm còn khởi nghiệp có thành công hay không quan trọng nhất là ở cái “đầu” của người doanh nhân ấy. Bởi vậy mà đâu phải ai khởi nghiệp cũng thành công, và đâu phải ai cũng trở thành chủ tịch của những tập đoàn lớn. Với câu nói của ông Trương Gia Bình chúng ta hiểu rằng tiền không phải là vấn đề duy nhất mà của khởi nghiệp. Mà khởi nghiệp còn dựa và rất nhiều yếu tố khác như ý tưởng kinh doanh, kế hoạch khởi nghiệp, … Và minh chứng rõ nhất cho điều này đó chính là rất nhiều những nhà kinh doanh cứ “vung tiền” ra mà không xác định rõ ràng rằng mình đang làm gì, định hướng và kế hoạch của mình là gì? Cuối cùng thì tiền của họ cũng bỗng chốc mà “đi mây về gió”. Không chỉ có vị chủ tịch tập đoàn FPT tài ba của chúng ta mới cho rằng tiền không phải là vấn đề đầu tiên mà ngay cả Jack Ma – Chủ tịch tập đoàn Alibaba cũng khẳng định điều đó. Quan điểm chung của cả hai đó là vấn đề đầu tiên của khởi nghiệp không phải là tiền mà là ý tưởng. Đó chính là việc mỗi nhà kinh doanh, mỗi doanh nhân trước khi bắt tay vào thực hiện một kế hoạch, một ý định khởi nghiệp điêu đầu tiên họ phải có được đó là nghĩ rằng mình sẽ làm gì chứ không phải là mình sẽ kiếm được bao nhiêu tiền. Một ý tưởng tốt, táo bạo, sáng tạo sẽ là điều kiện tuyệt với đề “tiền” của khởi nghiệp có thể phát huy hiệu quả một cách tối đa, có thể “sinh con đẻ cái” trong chính tài khoản ngân hàng của bạn. Khi có một ý tưởng tuyệt vời, những người đồng đội tốt thì nhất định doanh nghiệp sẽ có tiền. Bên cạnh đó, bước đầu khởi nghiệp doanh nghiệp cũng cần phải “đi từng bước một” thực hiện những cái nhỏ trước rồi dần dà mới là những ý tưởng lớn. Cuối cùng, bên cạnh ý tưởng, bên cạnh tiền, một yếu tố vô cùng quan trọng khác đó là một cái đầu với những suy nghĩ lớn. Đó chính là tầm nhìn chiến lược mang tính toàn cầu của những người đứng đầu doanh nghiệp. Tầm nhìn ấy xuất phát từ thực tế, từ những phân tích thực tại chứ không phải chỉ quay đi quay lại mấy chuyện phi thực tế “ăn rau muống mà cãi về Silicon Valley”. Tầm nhìn chiến lược ấy không chỉ vẻn vẹn xoay quanh 90 triệu dân Việt Nam, cũng không phải là hơn 600 triệu người trong cộng đồng các quốc gia ASEAN mà là ảnh hưởng tới toàn thế giới ngay từ đầu. Một người khởi nghiệp tài ba là những người có thế định hướng được tương lai, đoán trước được xu hướng của thế giới để nắm và đó mà phát triển. Chứ không phải chỉ xoanh quanh những ý tưởng nhỏ mà những người đi trước họ đã làm và thành công. “Đừng những nghĩ đến khởi nghiệp khi không có tiền” – Phạm Đình Nguyên Thật dễ dàng để kể ra hàng chục tấm gương khởi nghiệp thành công nhưng sẽ càng dễ dàng hơn nữa nếu chúng ta kể tới đằng sau đó là hàng trăm tấm gương khởi nghiệp thất bại. Mà nguyên nhân đầu tiên để những ý tưởng khởi nghiệp này bị “bóp chết từ trong trứng nước” đó chính là thiếu vốn. Ngược lại với câu nói của chủ tịch tập đoàn FPT – Trương Gia Bình, vị CEO cà phê PhinDeli Phạm Đình Nguyên lại cho rằng “Đừng những nghĩ đến khởi nghiệp khi không có tiền”. Đây cũng chính là bài học kinh nghiệm thứ hai mà những doanh nhân tương lai phải chuẩn bị cho mình đó chính là tiềm lực về vốn. Tiềm lực về vốn không cần mạnh nhưng phải đủ, để chí ít bạn có thể chi trả cho những khoản chi phí ban đầu của mình. Để tôi kể cho bạn câu chuyện này về giá trị của tiền trong vấn đề khởi nghiệp nhé! Bạn biết hãng đồng hồ Đăng Quang Watch hiện này không? Câu chuyện khởi nghiệp của ông chùng đồng hồ Hà Thành này cũng rất đặc biệt. Ban đầu, Đăng Quang Watch gần như con số 0 chỉ với với những ý tưởng ban đầu và nguồn vốn như không có. Vị doanh nhân tài ba ấy đã mạnh dạn vay 300 triệu đồng để mở một cửa hàng đồng hồ nhỏ, từ một cửa hàng đồng hồ ấy, ngày nay Đăng Quang Watch đã trở thành một hệ thống siêu thị đồng hồ nhập khẩu lớn nhất Việt Nam. Thử đặt lại câu hỏi ban đầu, nếu không có 300 triệu ấy liệu đồng hồ Đăng Quang có thể “sống” và phát triển mạnh mẽ như vậy đến ngày nay? Đương nhiên là không rồi! Bởi vậy ta mới thấy tiền là rất quan trọng đối với doanh nghiệp đặc biệt là trong bước đầu khởi nghiệp của mình. Tiền không quyết định trực tiếp đến vấn đề thành công của doanh nghiệp mà nó quyết định trực tiếp đến việc doanh nghiệp đó có tồn tại lâu dài được hay không có điều kiện chuyển đổi hay nhân rộng mô hình được hay không. Một anh bạn của tôi vẫn luôn khát khao mở một hệ thống các chuỗi cửa hàng thiết bị điện thoại di động, hay đơn giản là chuyển đổi mô hình từ bán lẻ điện thoại và phụ kiện điện tử sang bán buôn nhưng gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu vốn. Với những bước đi đầu tiên của doanh nghiệp, tiền chính là yếu tố quan trọng để duy trì, hay đứa “con thơ ấy”. Chí ít trong quãng thời gian đầu tiên của khởi nghiệp bạn phải cần có tiền tiền để chi trả cho nhân công, để khai thác thị trường và để nuôi sống doanh nghiệp. Bởi lẽ, sẽ không có một doanh nghiệp nào đã thu liên tục lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên. Mà lợi nhuận chỉ được sinh ra sau quá trình nuôi dưỡng một cách bền bỉ cộng với những ý tưởng kinh doanh táo bạo của cá nhân khởi nghiệp. Khởi nghiệp là không bao giờ dễ dàng, bên cạnh ý tưởng, đam mê, tầm nhìn chiến lược vốn chính là cơ sở hạ tầng, là nền tảng nâng bước khởi nghiệp thành công. Mỗi doanh nhân khi bắt đầu những bước đi đầu tiên trên con đường khởi nghiệp của mình họ có thể không có nhiều tiền nhưng nhất định phải có vốn. Khởi nghiệp từ con số 0 gần như là điều không thể. Đúng là đừng nghĩ đến khởi nghiệp khi không có tiền, nhưng khởi nghiệp có thành công hay không thì tiền không phải là vấn đề quyết định – đây chính là bài học đầu tiên dành cho những người có ý định khởi nghiệp trong tương lai. 6.3.2. Đã bắt đầu làm có nên nghĩ đến thất bại? Thất bại là một trong những thử thách mà chắc chắn trong cuộc đời mỗi người sẽ gặp phải. Đặc biệt đối với những người làm kinh doanh thất bại là điều gần như không thể tránh khỏi. Người ta chỉ có thể cố gắng giảm thiểu tối đa những thất bại có thể xảy ra đối với doanh nghiệp hay những dự án kinh doanh của mình. Có người cho rằng trước mỗi dự án kinh doanh mà nhắc đến thất bại, rủi ro là “bàn lùi” nhưng cũng có người cho rằng đề cập đến rủi ro hay thất bại là nhìn xa, lo xa, tính xa cho dự án kinh doanh đó. Vậy ý kiến của bạn là gì? Thời gian gần đây giới kinh doanh nói riêng và cư dân mạng nói chung đang rần rần chia sẻ nhau ba câu nói nổi tiếng của một trong những CEO hàng đầu Việt Nam đó là “Đã bắt đầu làm thì phải nghĩ đến thất bại” - Shark Việt; “Đã bắt đầu làm thì đừng nghĩ đến thất bại” – Shark Hưng. Hai câu nói này tưởng chừng như rất mâu thuẫn với nhau, đối nghịch nhau, đấu tranh lẫn nhau những thực tế chúng rất hợp lý và bổ sung lẫn nhau. Bạn đồng ý với ý kiến nào? Theo bạn khi bắt đầu một dự án kinh doanh người ta có nên tính đến những thất bại của nó hay không? “Đã bắt đầu làm thì phải nghĩ đến thất bại” - Shark Việt Người giỏi có thể họ không phải là người giàu nhưng người giàu nhất định họ sẽ giỏi. Điều này là hoàn toàn đúng đắn. Những người giàu họ có thể không giỏi về vấn đề này hay vấn đề kia nhưng chắc chắn trong kinh doanh họ sẽ là những người tài năng nhất. Những doanh nhân của chúng ta cũng có cách suy nghĩ rất đa dạng được đúc kết từ chính bài học kinh nghiệm xương máu của mình. Và bài học thứ ba dành cho những doanh nghiệp khởi nghiệp mà tôi muốn nhắc đến ở đấy chính là những đề phòng bất trắc về rủi ro sẽ đến trong quá trình khởi nghiệp. Bài học này được đúc kết từ câu nói nổi tiếng của shack Việt “Đã bắt đầu làm thì phải nghĩ đến thất bại”. Bên cạnh vốn, ý tưởng và tư duy, một tâm lý sẵn sàng ứng phó với rủi ro và chấp nhận thất bại là điều tiếp theo mà doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình. Bởi lẽ, với kinh doanh thì không có gì là chắc chắn hoàn toàn. Mới hôm nay đây bạn có thể là tỷ phú giàu nhất thế giới những chỉ sau một đêm khi cổ phiếu rớt giá bạn hoàn toàn có thể trở thành một người ăn mày lang lang thang đầu đường xó chợ. Lường trước được thất bại là cách để bạn đưa ra những phương án dự phòng để giảm thiểu tối đa chi phí rủi ro hoặc giảm thiểu những rủi ro có thể ập đến cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là cái mà ông cha ta thường nó là “Nhìn xa trông rộng” hay “làm gì cũng phải để đường lui cho mình”. Nhìn ra trông rộng ở đây không chỉ dừng lại bó hẹp đến tương lai của chủ doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến tương lai nghề nghiệp của rất nhiều nhân công lao động khác. Bởi lẽ, khi một doanh nghiệp phá sản, dự án kinh doanh phá sản đầu tiên là doanh nghiệp chịu tổn thất, sau là hàng loạt nhân công lao động mất việc, thất nghiệp, áp lực việc làm đè nặng lên quốc gia. Đơn cửa rõ ràng nhất cho ví dụ về việc tính toán đến những thất bại mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong tương lai đó chính là hình ảnh nhân vật Vũ trong bộ phim Về nhà đi con – bộ phim hot nhất tại thời điểm hiện tại. Đến những tập cuối cùng của bộ phim, Vũ bị phá sản do bị đồng nghiệp “Nhã” cũng chính là nhân tình của anh “chơi xấu”. Kết quả là doanh nghiệp của anh đứng trước bờ vực phá sản, hàng ngàn sản phẩm gốm trong tình trạng “đắp chiếu” và hàng trăm nhân công bị mất việc làm. Nguyên nhân sâu xa của điều này không phải là thiếu vốn, thiếu ý tưởng mà là chưa lường trước được rủi ro. Anh quá tin tưởng vào Nhã, giao mọi việc liên quan đến đối tác kinh doanh cho Nhã mặc kệ những lời cảnh báo từ Thư – vợ của mình. Đó là lý do công ty Vũ và cả sự nghiệp khởi nghiệp của anh tiêu tan thành mây khói vì không lường trước được rủi ro. Lường trước những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải là bước đi chậm mà chắc. Và doanh nghiệp trên con đường khởi nghiệp của mình không nhiều thì ít cũng nên tính đến những tính huống xấu nhất có thể xảy ra. Đồng thời nghĩ cách giải quyết cho những tình huống ấy. Tuy nhiên điều này dễ dẫn đến việc nản lòng khi bắt đầu những thử thách mang tính sống còn trong kinh doanh. Đó chính là lý do bạn nên đọc câu nói tiếp theo của Shark Hưng – “Đã bắt đầu làm thì đừng nghĩ đến thất bại” “Đã bắt đầu làm thì đừng nghĩ đến thất bại” – Shark Hưng Những người trung tuổi thường bàn đến rủi ro trong kinh doanh còn những người trẻ lại chủ yếu đề cập đến kinh doanh đem lại cho họ những gì. Đây chính là lý do vì sao người trung tuổi khi bắt đầu tự án kinh doanh thường theo quan điểm chậm mà chắc còn người trẻ lại theo quan điểm “liều ăn nhiều”. Lý do này là cố cán để họ thực hiện những ý định khởi nghiệp kinh doanh của mình. Nhiều người cho rằng bàn đến thất bại trong kinh doanh là chắc chắn, là đề phòng rủi ro, nhưng cũng có người cho rằng nhắc đến thất bại là “bàn lùi”. Thực tế thì quan điểm của ai cũng đúng, đó chính là lý do mà câu nói của shark Hưng “Đã bắt đầu làm thì đừng nghĩ đến thất bại” được rất nhiều người cho là đúng đắn. Nếu shark Việt đứng đang ở góc độ phân tích và dự báo những rủi ro có thể đến cho doanh nghiệp thì shark Hưng lại nhìn từ góc cạnh khác đó là dám nghĩ dám làm. Dù là ngược nhau nhưng cả hai câu nói của shark Hưng và shark Việt đều rất đúng đắn. Thực tế cho thấy rằng, người ta chỉ nên tính đến thất bại trong quá trình lên ý tưởng nhưng đừng tính đến thất bại khi đã bắt đầu thực hiện kế hoạch. Mỗi câu nói có một ý nghĩa khác nhau nó đúng hoặc sai trong từng thời điểm. Những tựu chung lại là. Khi tính toán thì hãy nghĩ đến thất bại nhưng đã bắt đầu làm thì đừng nghĩ đến thất bại” – bài học tư tưởng dành cho những doanh nhân khởi nghiệp. 6.3.3. Kinh doanh - Khởi nghiệp chú trọng khác biệt và chất lượng sản phẩm Dù là doanh nghiệp mới chập chững bước đi trên con đường kinh doanh của mình hay doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh thì mục đích cuối cùng của họ vẫn là hướng đến người tiêu dùng, là thu hút đông đảo lượng người tìm đến và mua những sản phẩm của doanh nghiệp. Đó chính là lý do quan trọng để doanh nghiệp quyết định đưa ra những kế hoạch phát triển nhằm chú trọng vào chất lượng sản phẩm hay tạo ra điểm khác biệt của giữa doanh nghiệp này với những doanh nghiệp khác. Thực tế đã chứng minh rằng, thương mại hóa giúp tạo ra “dòng tiền” kéo về doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời là động lực để doanh nghiệp cải thiện sản phẩm hàng ngày sao cho phù hợp với nhu cầu của người dùng một cách tối đa. Chú trọng vào yếu tố chất lượng là điểm mấu chốt quan trọng để các doanh nghiệp trong bước đầu khởi nghiệp của mình tạo được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Chú trọng vào một sản phẩm tốt, một chất lượng dịch vụ tốt sẽ là yếu tố quan trọng để khách hàng chọn doanh nghiệp của bạn là “bến đỗ tạm thời” hay có ý định gắn bó lâu dài. Giống như cách mà ông trùm xe hơi Henry Ford đã nói “Những điều tôi đã khám phá về kinh doanh từ thành công đến thất bại trong sự nghiệp của mình nhiều năm qua, vẫn không làm thay đổi quan điểm ban đầu của tôi, đó là: Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm của anh và phá hủy nền tảng các dịch vụ". Bên cạnh về chất lượng, giai đoạn này khởi nghiệp cũng cần phải đột phá, giống như cách vị CEO tài ba Nguyễn Ngọc Thủy từng nói “Phải có chất điện điên thì mới làm được một điều gì đó, hi vọng một điều gì đó” - Shark Nguyễn Ngọc Thủy đánh giá cao những tính “điên điên” trong người làm startup để khác biệt và không “bình thường” mới có thể thành công. Những câu chuyện truyền cảm hứng này chính là bài học kinh nghiệm quý báu dành cho những người bắt đầu khởi nghiệp ở độ tuổi 35. Tùy vào những góc độ khác nhau mà nó có thể đúng nhưng cũng có thể sai, nhưng những bài học sau đó đều đáng để chúng ta học tập và rút kinh nghiệm cho mình. 7. Vậy bạn muốn sự nghiệp mình sẽ như thế nào? Nhiều người vẫn ngạc nhiên rằng tại sao cô bán rau ngoài chợ, bác bán xôi ngoài ngõ lại có thu nhập đến 10 - 15 triệu đồng một tháng trong khi họ vất vả học hành, công việc ổn định mà mức thu nhập chỉ 5 – 7 triệu đồng. Họ thèm khát cái con số đáng mơ ước từ số tiền thu nhập hàng tháng kia nhưng khi bảo nghỉ việc để ngồi ngoài chợ bán rau hay ngoài ngõ bán xôi thì không ai dám. Họ không đủ tự tin, và không muốn rời bỏ văn phòng với điều hòa mát rượi nắng không đến mặt mưa chẳng đến đầu, không dám cởi bỏ bộ đồng phục văn phòng đẹp đẽ lịch sự để khoác lên mình những chiếc áo có phần “nhếch nhác”. Sống như việc khởi nghiệp hay thay đổi công việc ở độ tuổi 35 cũng vậy. Người ta không dám và không muốn thay đổi những gì đã trở nên cố hữu với mình từ bao lâu nay. Những khi bạn thất nghiệp hoặc đứng trước nguy cơ thất nghiệp thay đổi là điều bắt buộc. Lúc này đây bạn chỉ còn sự lựa chọn duy nhất rằng mình sẽ thay đổi để tiến lên, phát triển lên, giàu có lên hay giậm chân và “chết dần chết mòn” tại chỗ. Bạn muốn tương lai sự sự nghiệp của mình sẽ theo con đường nào? Thất nghiệp ở tuổi 35 thực sự rất đáng sợ, nhưng đáng sợ hơn cả là ta đã gục ngã hoàn toàn trước biến cố ấy. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ mình nên làm gì trước tuổi 35, và khi 35 tuổi thất nghiệp chúng ta nên làm gì tiếp theo. Chúc các bạn thành công!
Coi thêm tại: Thất nghiệp tuổi 35 – đứng dậy chiến đấu hay buông xuôi từ bỏ?
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét