Với những trăn trở đó, Bích Phượng sẽ giúp bạn tháo gỡ ngay trong bài viết này. Nếu như bạn đã xác định được cho bản thân mình một con đường sự nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn chắc chắn thì nhất định đây sẽ là một trong số những mảng kiến thức vô cùng quan trọng để vững bước với nghề và nhanh chóng tìm đến với mọi thành công. 1. Horeca là gì? Từ những gợi mở trên, chúng ta phần nào biết được horeca là một thuật ngữ được sử dụng cho ngành Nhà hàng – Khách sạn. Vậy bản chất Horeca là gì? Đây là một thuật ngữ sử dụng trong kinh doanh, dùng để nói tới những doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm cho ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống đến các cơ sở là khách sạn, nhà hàng hoặc các đơn vị kinh doanh về dịch vụ ăn uống nói chung. Nói về nguồn gốc của Horeca, có một tài liệu cho rằng, đó là thuật ngữ được xuất phát đất nước Hà Lan xinh đẹp. Đó là từ được khéo léo viết tắt từ các âm tiết trong tổ hợp các từ ngữ: Hotel, Restaurant, Catering. Trải qua hàng thế kỷ trường tồn và phát triển thì từ ngữ ấy đã được phổ biến rộng rãi, đến với nhiều vùng đất hơn, trước tiên là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cho đến đất nước Bỉ và có mặt ở hầu khắp mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm trên phạm vi toàn cầu. Đến nay, Horeca đã dần trở nên quen thuộc hơn tại thị trường Việt Nam và được nhiều nhà đầu tư kinh doanh chú trọng phát triển theo hình thức của một kênh phân phối. Bởi lẽ, các ông trùm của giới kinh doanh khách sạn – nhà hàng tại Việt Nam đã sử dụng thuật ngữ này với giá trị về khả năng bao quát rộng khắp trong hầu hết các đối tượng từ sản phẩm, dịch vụ cho đến cả sự phục vụ. Do đó, hiểu về Horeca đồng nghĩa chúng ta cần phải hiểu cả một đơn vị rộng lớn hơn, đó là kênh Horeca. Vậy thế nào là kênh Horeca? Kênh Horeca là kênh phân phối nguồn sản phẩm, kênh phân phối này được sử dụng rất nhiều trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Bạn có thể coi đó là công cụ giúp nhà hàng – khách sạn có thể kết nối hiệu quả nhất với khách hàng bởi Horeca là một kênh có thể truy cập vào trang tiện ích của nhà hàng – khách sạn nào đó mà tìm hiểu và đặt mua các sản phẩm, dịch vụ dược cung cấp nếu như có nhu cầu, dù đó là bất kể loại mặt hàng, sản phẩm nào, từ trang thiết bị công nghệ cho tới các nguyên vậy liệu phục vụ cho hoạt động nấu ăn. Với những chia sẻ ngắn trên đây, có lẽ các bạn đã hiểu được một cách chi tiết Horeca là gì? Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở việc hiểu khái niệm của thuật ngữ thì chắc chắn bạn sẽ chưa có đủ cơ sở để đưa ra quyết định có theo đuổi ngành nghề này hay không, càng không biết được bản thân có những thế mạnh nào phù hợp với công việc mà thuật ngữ Horeca đã thể hiện. 2. Horeca có những tổ hợp phổ biến nào? Khi đã hiểu được Horeca là gì thì chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi tìm hiểu các phương diện chiều sâu của thuật ngữ này. Các bạn cứ hình dung rằng, trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn có rất nhiều phương diện khác nhau cùng tạo thành. Đó là các tổ hợp bao gồm: Hotel, Catering, Cafeterier, Restaurant, café, Office building, Hospital, Canteen, Homestead, Cinema, Casino, Airport, Car park, Station,… Mặc dù có rất nhiều tổ hợp được tạo thành từ những thành tố vừa kể trên nhưng chúng ta cần xác định đâu sẽ là những tổ hợp phổ biến nhất hiện nay. Việc xác định này có vai trò quan trọng trong việc giúp cho các bạn định hướng nghề nghiệp thành công với lĩnh vực khách sạn – nhà hàng. Vậy nên ngay sau đây, hãy cùng ngòi bút của Bích Phượng khám phá thêm những tổ hợp phổ biến nhất trong thị trường kinh doanh khách sạn – nhà hàng tại Việt Nam nhé! 2.1. Tổ hợp Hotel – Restaurant – Café Cuộc sống ngày một hiện đại đã hình thành nên những thói quen người tiêu dùng cũng mang hơi hướng hiện đại, nhất là khi con người thể hiện rõ nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích trong xã hội nói chung và trong lĩnh vực khách sạn – nhà hàng nói riêng. Lấy một ví dụ đơn cử, khi khách hàng có nhu cầu nghỉ dưỡng, sử dụng các dịch vụ hay đơn giản chỉ là lưu trú tại khách sạn – nhà hàng thì mục đích của họ không dừng lại ở việc ngủ nghỉ mà nhiều hơn thế, khách hàng còn muốn có một khoảng không gian tiện nghi nhất để có thể thực hiện mọi nhu cầu của bản thân như gặp mặt bạn bè, thưởng thức đồ ăn thức uống hấp dẫn chẳng hạn. Thậm chí việc đi nghỉ dưỡng đó còn có thể trở thành một không gian lý tưởng để bàn chuyện làm ăn với đối tác. Dựa vào những nhu cầu ngày một lớn như vậy, từ phía ban kinh doanh nhà hàng khách sạn sẽ cần phải mở rộng thêm quy mô và hình thức kinh doanh của mình để có thể cung ứng nhiều dịch vụ tích hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của khách. Đó là lý do ngày nay chúng ta lại thấy được ở hầu hết các khách sạn nhà hàng đều có cả những quán bar, quán cà phê hay nhà hàng ăn uống như một dạng dịch vụ trọn gói vậy. Vì thế, tổ hợp Hotel + Restaurant + Café đã được hình thành và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong cuộc sống hiện đại. Đó chính là nơi cung cấp tất cả mọi sản phẩm để phục vụ tốt nhất, toàn diện nhất cho các hoạt động kinh doanh cho toàn bộ hệ thống nhà hàng, khách sạn. Nhưng nếu chỉ hiểu đến đó thì có lẽ bạn vẫn chưa thể hiểu sâu hoàn toàn bản chất của mô hình tổ hợp này. Nếu đã từng sử dụng và để ý kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng, với dịch vụ quán cà phê được kết hợp trong khách sạn nhà hàng thường mang tới cho khách một không gian thưởng thức cà phê và nhiều loại thức uống khác cho khách hàng khi khách sử dụng các dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng tại đó. 2.2. Tổ hợp Hotel - Restaurant - Catering Thêm một tổ hợp nữa có vai trò cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà thuật ngữ Horecra biểu thị, đó chính là tổ hợp Hotel + Restaurant + Catering. Cũng tương tự như mô hình trên ở điểm cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và đáp ứng một cách hoàn hảo các yêu cầu kinh doanh tại địa điểm nhà hàng – khách sạn tuy nhiên, trong tổ hợp này xuất hiện hình thức Catering. Hình thức này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ tiệc theo yêu cầu từ phía khách hàng đang cư trú tại nhà hàng – khách sạn như yêu cầu được tổ chức các bữa tiệc phục vụ cho sự kiện, hội thảo, teambuilding, tiệc sinh nhật… Khi đó, vai trò của nhà hàng khách sạn sẽ đảm đương phục vụ việc trang trí, lên thực đơn, setup bàn ăn, dàn dựng các kỹ thuật về âm thanh, ánh sáng,… Không chỉ có vậy, Catering còn tạo nên sự nổi bật lớn trong việc thể hiện thế mạnh về cảnh quan, các tiện ích mà nhà hàng – khách sạn cung cấp, từ đó giúp cho đơn vị kinh doanh quảng bá hiệu quả hình ảnh cũng như các dịch vụ cung cấp, tiến đến mục đích sâu sa hơn là tạo ra nguồn lợi nhuận kinh doanh lớn cho khách sạn, nhà hàng. Trên đây là hai hình thức phổ biến mà Horeca đang áp dụng tại thị trường Việt Nam. Vậy sự phổ biến này sẽ tiếp tục phát triển như thế nào? Thị trường Horeca trong tương lai còn có thể chạm đến những tầng bậc cao hơn của sự thành công ra sao? Điều đó cũng chính là những nội dung mà Bích Phượng tiếp tục muốn chia sẻ cho các bạn ở nội dung bên dưới. 3. Horeca và những tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam Đi cùng với sự phát triển đầy mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam trong những năm trở lại đây, không khó để nhận thấy sự gia tăng của số lượng nhà hàng khách sạn, các khu nghỉ dưỡng, resort. Điều này đã mang đến sự “bận rộn” cho các kênh phân phối Horeca. Nhu cầu sử dụng dịch vụ của các kênh này rất cao, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn mà tại đây Bích Phượng có thể kể tên đến đó chính là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang,… Đó đều là những thành phố du lịch, nổi tiếng với khả năng cung cấp các dịch vụ hiện đại có có tiềm năng lớn đối với việc áp dụng các tổ hợp Horeca phổ biến. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, các ông trùm đang chèo lái con thuyền kinh doanh khách sạn - nhà hàng đang ra sức nắm bắt và tận dụng các tiềm năng rất lớn của thị trường Horeca thế nhưng có một sự thật không thể không đối mặt đó chính là những khó khăn, thách thức lớn khi áp dụng kênh phân phối Horeca vào trong kinh doanh. Thứ nhất, chúng ta thừa nhận rằng, các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam cung cấp vào thị trường nội địa vẫn chưa có đủ khả năng đứng ra cạnh tranh với các dòng sản phẩm trên trường quốc tế. Dưới sự hỗ trợ của Horeca, việc đưa các sản phẩm Việt vào phân khúc thị trường khách sạn, nhà hàng, resort cao cấp mới đang dần tạo nên sự ảnh hưởng nhất định tại thị trường Việt Nam. Thứ hai, nguồn khách hàng tham gia nghỉ dưỡng tại các nhà hàng – khách sạn có sử dụng kênh Horeca thường là khách nước ngoài, doanh nhân, nói chung là phân khúc khách hàng có nguồn thu nhập cao, có mức sống hiện đại và xuất phát từ nhu cầu thực tế mà họ có thể yêu cầu được phục vụ và cung cấp các dịch vụ tiện ích, đẳng cấp. Chính vì thế, về phía khách sạn nhà hàng sẽ được yêu cầu khắt khe hơn trong việc cung cấp dịch vụ. Trong khi đó, khả năng cung cấp những điều đó của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn chưa đủ sức, chưa đủ đáp ứng mọi yêu cầu đó. Điển hình là tại các nhà hàng – khách sạn vẫn còn đang sử dụng nhiều sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Thế nhưng với biết bao nhiêu sự nỗ lực trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng của các dịch vụ, sản phẩm được cung cấp bởi chính các doanh nghiệp Việt mà hiện nay, các doanh nghiệp đã dần khẳng định chỗ đứng của mình tại thị trường trong nước. Đồng thời có thể dễ dàng chiếm được lòng tin từ phía nhà sử dụng, đặc biệt nâng cao sức hút đối với hệ thống khách sạn – nhà hàng quốc tế. Đọc đến đây, Bích Phượng chắc hẳn bạn đã hiểu được Horeca là gì và quan trọng hơn hết, bạn có thể nhìn nhận được những tiềm năng to lớn mà kênh phân phối này có thể mang tới cho thị trường của ngành khách sạn – nhà hàng tại Việt Nam. Trong tương lai, Horeca sẽ giúp ngành có những bước tiến xa hơn nữa và có thể vươn tầm sánh ngang với trường quốc tế. Sau cùng, Bích Phượng chân thành cảm ơn sự quan tâm lắng nghe những chia sẻ trên đây. Hy vọng rằng các bạn sẽ tìm thấy những hướng mới đi trên con đường sự nghiệp của mình trong ngành nhà hàng – khách sạn.
Tham khảo bài gốc ở: Horeca là gì? Tiềm năng của Horeca tại thị trường Việt Nam
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét