1. Infrastructure là gì? Với những cụm từ tiếng Anh như vậy, chúng ta đều hiểu rõ rằng đó ắt phải là một ngôn ngữ tiếng Anh của một chuyên ngành nào đó và chỉ những người đã được học, được tiếp xúc thì mới có am hiểu nhất định về nó. Tuy nhiên, dù bạn có được học hay chưa, có thuộc chuyên ngành mà cần sử dụng thuật ngữ Infrastructure hay không thì sau khi đọc bài viết này của Bích Phượng, chắc chắn bạn sẽ có được một câu trả lời hết sức rõ ràng. Theo cách hiểu thông dụng nhất theo cuốn từ điển tiếng Anh, Infrastructure có thể hiểu là cơ sở hạ tầng. Nói như vậy, chắc có lẽ chúng ta đều sẽ hiểu được vì cụm từ này vốn được sử dụng đến mức thông dụng trong các ngôn ngữ kinh tế, ngôn ngữ địa lý. Đây là một khái niệm chỉ một hệ thống cơ sở chung tồn tại trong toàn xã hội bao gồm hệ thống điện – đường – trường - trạm được xây dựng và tích lũy từ những khoản đầu tư của cơ quan nhà nước. Ngoài các giá trị có thể sờ nắm và trông thấy được thì Infrastruction còn biểu thị cho những giá trị vô hình chẳng hạn như nguồn nhân lực. Theo cách hiểu đầy đủ đó, Infrastructure đóng một vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cho một quốc gia. Trên đây là những lý giải được tham khảo trong cuốn Từ điển Kinh tế học. Khi cung cấp những thông tin này, Bích Phượng mong muốn giúp bạn đọc có được một cái nhìn sâu hơn, một cách hiểu chung hơn về thuật ngữ Infrastructure. Tuy nhiên, đó chưa phải là giá trị cuối cùng mà bài viết đang đề cập tới. Dựa vào sự hiểu biết cơ bản này, chúng ta sẽ tiến lên một bước xa hơn, hướng tới một đối tượng cụ thể hơn, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghề nghiệp của ngành IT. Infrastructure được đánh giá là một nghề trong vạn nghề của giới IT. Dân IT chắc chắn sẽ biết về vị trí công việc này tuy nhiên đối với các bạn trẻ thời đại của thế hệ Z đang trên con đường định hướng nghề nghiệp thì chắc chắn đây là một thuật ngữ, cũng là một vị trí khá mới mẻ, đầy lạ lẫm. Có thể các bạn sẽ muốn thử sức theo đuổi nó và để theo đuổi thành công và biết được bản thân có phù hợp với công việc này hay không thì nhất định các bạn cần phải có sự hiểu biết nhất định về vị trí ngành nghề này. 2. Để theo đuổi việc làm Infrastructure thành công, chúng ta cần… Trong một sự kiện lớn của « ông trùm » giới công nghệ FPT, vị chủ tịch Trương Gia Bình đã trao « vương miện » vẻ vang nhất là chiếc Huy chương vàng ghi nhận những cống hiến đối với ngành IT cho Bùi Vương Long. Lý do là bởi vì Long chính là người đem dự án thuộc lĩnh vực IT Infrastructure đến với một hội thi IT quy mô lớn. Những đóng góp đầy táo bạo trong lĩnh vực mà vốn dĩ không mấy người biết đến này chính đã mang đến cho Long cũng như những bạn trẻ có niềm đam mê khai thác những bước tiến rộng mở trong tương lai. Có thể nói, Infrastructure chính là « đứa con ruột » của giới công nghệ. Cái tên tuy mới trình làng ít lâu nhưng những giá trị mà nó mang đến thì lại vô cùng to lớn. Qua câu chuyện về Bùi Vương Long và sự thành công khi khai thác các giá trị vàng còn ẩn giấu của « đứa con đẻ » trong làng Công nghệ ấy mà nhiều bạn trẻ Việt đã bắt đầu có hứng thú tìm hiểu để theo đuổi lĩnh vực này. Vậy Infastructure là gì trong Công nghệ sẽ là câu hỏi lớn để cho các bạn trẻ yêu Công nghệ thông tin thỏa sức khám phá và tìm kiếm câu trả lời. 2.1. Hiểu Infrastructure là gì trong làng Công nghệ? Dưới bầu không khí sôi động của nền công nghệ số thời đại 4.0, hầu hết các doanh nghiệp cho tới các tập đoàn lớn đều đã, đang và rất cần đến một nền tảng IT ổn định. Nói như vậy có lẽ người thông minh cũng đã phần nào hiểu được những điều tôi muốn nói ở vế sau. Đúng như những gì bạn nghĩ, IT Infrastructure chính là những người sẽ đảm nhận vai trò giúp nền tảng IT duy trì mọi sự ổn định. Điều này có vẻ khá ăn nhập với ý nghĩa ban đầu mà Infastructure đã thể hiện, có nghĩa là công việc IT Infastructure trực tiếp duy trì mọi giá trị ổn định của hệ thống hạ tầng thông tin với mục đích chính hướng tới là nhằm đảm bảo cho hệ thống dịch vụ luôn luôn được hoạt động trơn tru và có thể phục vụ tốt nhất cho người dùng mọi lúc. Chẳng những thế, Infastructure còn thực hiện nhiều chức năng hơn những gì bạn vừa được biết. Nó tham gia vào quá trình bảo trì và cải tiến hệ thống hạ tầng để có thể đáp ứng kịp thời tất cả mọi sự thay đổi của dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và quan trọng hơn là đáp ứng hiệu quả một số lượng lớn người sử dụng. Đi song song với nhiệm vụ xây dựng và bảo trì, Infastructure còn thể hiện rất rõ vai trò quan trọng khi tham gia vào công đoạn xử lý mọi sự cố phát sinh với tốc độ nhanh chóng, khắc phục được yếu điểm trong những phương án công nghệ cũ. Đội ngũ nhân viên IT Infastructure luôn chú trọng thực hiện tốt nhất các vai trò của mình trong việc xây dựng mối quan hệ đối với khách hàng. Họ ra sức xây dựng các quy trình công việc từ khâu bảo trì bảo dưỡng, phát triển hệ thống cho đến sự linh hoạt trong công tác khắc phục sự cố một cách tốt nhất cốt chỉ vì hướng đến một mục tiêu lớn nhất đó là cung cấp cho khách hàng một nền tảng IT thật sự ổn định. Có lẽ ước mơ lớn hơn của mỗi cá nhân IT Infastructure nói riêng và của giới công nghệ nói chung đó là có thể giúp cho khách hàng hoàn toàn đặt niềm tin vào những giá trị công nghệ mà họ cung cấp. Chỉ cần như thế, khi một niềm tin lớn được tạo dựng, vấn đề không chỉ nằm riêng ở khách hàng có thể yên tâm tuyệt đối với công nghệ, chỉ tập trung lo thấu đáo hoạt động kinh doanh mà còn là câu chuyện thành công đối với Công nghệ, đối với những IT Infastructure. Nếu đã đọc đến đây, Bích Phượng tin bạn đã hiểu rõ Infastructure là gì nhưng điều đó chưa thể cho bạn một quyết định cuối cùng – có theo đuổi một nghề đầy triển vọng này hay không bởi lẽ bạn còn thiếu sự hiểu biết với nghề ở những giá trị khác nữa. Vậy đâu sẽ là những yếu tố tiếp theo mà các IT Infastructure tương lai cần tìm hiểu để biết bản thân có thực sự phù hợp với vị trí này hay không? 2.2. Tim hiểu những thuận lợi và khó khăn khi theo đuổi việc làm IT Infastructure Cũng giống như tất cả mọi lĩnh vực khác trong ngành Công nghệ, IT Infastructure có rất nhiều mức độ với sự đòi hỏi khác nhau về độ khó trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn như nhiệm vụ thiết kế kiến trúc hệ thống công nghệ sẽ được đòi hỏi người thực hiện phải ở trình độ level đạt mức cao nhất trong khi đó các công việc liên quan đến việc bảo trì định kỳ sẽ được thực hiện với trình độ nhẹ nhàng hơn, đương nhiên mức level cũng sẽ thấp hơn. Dù được xếp vào hạng mục thấp hơn như vậy nhưng điều đó lại không thể nói lên rằng mức độ quan trọng của nhóm công việc bảo trì kém quan trọng hơn. Vì sao ư? Công việc này khá nhạy cảm, trong quá trình thực hiện, bạn chỉ cần tạo ra một sơ suất nhỏ thôi cũng đủ gây ra những hậu quả vô cùng khôn lường không chỉ về mặt tài chính mà thậm chí, tính mạng của con người cũng sẽ bị đe dọa. Bởi vậy mà việc xếp hạng mức Level cũng chỉ mang tính tương đối trong lĩnh vực công việc IT Infastructure mà thôi, các vị trí dù cao hay thấp nhưng luôn có một độ khó nhất định mà đòi hỏi người thực hiện nhất định phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy trình và thao tác xử lý. Không chỉ vậy, IT Infastructure còn được xếp vào nhóm việc làm « không có thời gian hành chính ». Có nghĩa là, bạn thường xuyên sẽ phải làm việc ngoài giờ, thậm chí là làm ca đêm do là người « cầm cân nảy mực » của tất cả các hệ thống IT, lại gắn liền với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cho nên bất kể khi nào có sự cố xảy ra thì nhất định khi đó, bạn cần có mặt để kịp thời khắc phục và bảo trì các vấn đề về dịch vụ. Như thế, IT Infastructure chẳng phải khó cả đôi đường hay sao! Chẳng những phải hết sức cẩn thận trong quá trình làm việc mà còn luôn phải “lên dây cót” cho tinh thần để có thể phục vụ công việc bất cứ khi nào. Đứng trước những khó khăn đó, không phải ai cũng có thể vượt qua để gắn bó với nghề. Tuy nhiên, Bejamin Franklin đã từng nói:Nghị lực và sự kiên trì đánh bại mọi thứ, đầu hàng cái khó ai cũng làm được, nhưng để vượt lên nó, chỉ có những “kẻ mạnh”. Đôi khi kẻ mạnh không phải là kẻ có thể đứng trên vai người khác mà chính là người có thể vượt qua chính bản thân mình. Cái khó của một con ốc sến có lẽ là tốc độ nhưng chúng chưa một lần ngừng nghỉ trên con đường của mình, còn cái khó của một IT Infastructure là vượt qua sự khắc nghiệt mà công việc đem lại. Vậy liệu bạn có tự hỏi bản thân sẽ vượt qua chúng như thế nào? Khi một IT Infastructure kiên trì đi qua mọi khó khăn, đó cũng chính là lúc các bạn có thể chạm đến cánh cửa thành công với nghề. Và hơn hết, Infastructure còn là một nghề đầy triển vọng, cánh cửa thành công mà bạn chạm tới đó sẽ lập tức mang tới cho bạn một bệ phóng lớn, đủ để bạn tận dụng được sức bật của mình mà vươn xa hơn nữa trên con đường sự nghiệp. Và biết đâu đó, giới IT trong tương lai sẽ có một đỉnh cao công nghệ Infastructure mang tên bạn. Như thế, bước chân vào nghề IT Infastructure, ngoài những đòi hỏi khắt khe về chuyên môn ra thì chắc chắn sự kiên trì sẽ là một thứ gia vị không thể thiếu giúp cho bạn có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình. Dẫu biết rằng ở phía cuối con đường kia, nơi có ánh hào quang chói rọi của nghề Infastructure nhưng hơn bất cứ khi nào, bạn cần phải hiểu rõ một chân lýKhông có con đường nào trải đầy hoa hồng mà không có thử thách và chông gai. Muốn thành công trong nghề IT Infastructure thì ngoài việc hiểu Infastructure là gì thì chúng ta hãy hiểu sâu hơn nữa về những giọt mồ hôi, công sức mà bạn bỏ ra cho nghề có giá trị như thế nào. Bích Phượng luôn chúc bạn thành công và tìm thấy đỉnh vinh quang trong sự nghiệp của mình.
Xem bài nguyên mẫu tại: Infrastructure là gì? Nghề đỉnh cao của làng công nghệ số
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét