1. C2C là gì? 1.1. Hiểu rõ về mô hình C2C Mô hình kinh doanh C2C Trước đây, khi thời đại công nghệ chưa phát triển, hệ thống Internet còn xa vời với người dân, mọi sự trao đổi mua bán giữa con người với con người bị bó hẹp trong một khoảng không gian, thời gian nhất định. Nhưng giờ đây, thương mại điện tử ra đời thách thức mọi rào cản với sự hỗ trợ của các mô hình kinh doanh tiện ích. Nếu B2B - Business To Business là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, B2C - Business To Consumer là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với khách hàng thì để kết nối những người tiêu dùng với nhau mô hình C2C – Consumer to Consumer sẽ đảm nhận vai trò này. Mô hình C2C được giải thích rằng người tiêu dùng có thể giao dịch với nhau thông qua môi trường trực tuyến được gọi là bên thế ba. Chẳng hạn là một website với vai trò là sàn giao dịch làm trung gian bán hàng hoặc trung gian đấu giá trực tuyến. Điều khác biệt của mô hình này được thể hiện ngay từ cái tên Consumer to Consumer tức là khách hàng với khách hàng, cả người mua và người bán đều là cá nhân không phải là doanh nghiệp. C2C ra đời với mục đích mang lại một thị trường đáp ứng nhu cầu mua hàng từ khách hàng với một khách hàng khác trên nền tảng bên thứ ba hỗ trợ tối đa hoạt động giao dịch. Mô hình này xuất hiện cùng với công nghệ thương mại điện tử và được đánh giá có tiềm năng phát triển rất cao trong thời công nghệ cứ đà phát triển như hiện nay. 1.2. Đặc điểm mô hình C2C Mô hình C2C cho khách hàng với khách hàng trao đổi mua bán với nhau - Bán những sản phẩm khó tìm trên thị trường khác: Mô hình C2C cho khách hàng với khách hàng trao đổi mua bán với nhau, họ không phải nhà sản xuất, không phải doanh nghiệp. Sản phẩm bán trên đây đa phần là những đồ cũ trong đó nhiều loại sản phẩm hiện nay trên thị trường khác không còn xuất hiện do ngừng sản xuất nhưng nó vẫn được ưa chuộng bởi rất nhiều đối tượng. - Chất lượng không đảm bảo: Do là đồ cũ vì thế nên về mặt chất lượng sẽ không được kiểm soát chặt chẽ tuy nhiên lại đảm bảo trong khâu thanh toán bởi người mua được trả giá theo chất lượng còn lại của sản phẩm - Tỷ suất lợi nhuận cao có lợi cho người bán: Đặc điểm chỉ có riêng tại mô hình C2C khi giao dịch được diễn ra mà không có tác động của nhà bán lẻ hay nhà bán buôn. 1.3. Các hoạt động kinh doanh theo mô hình C2C - Đấu giá: Đây là hoạt động mà người mua hàng trở thành nhà thầu, ai thầu cao nhất sẽ nắm trong tay sản phẩm thông qua sàn giao dịch trung gian như eBay, amazon.com,… - Giao dịch trao đổi: Tức là người dùng trao đổi hàng hóa/ dịch vụ với người dùng bằng vật ngang giá không phải tiền tệ + Trao đổi của người dùng: Người mua và người bán gặp nhau thương lượng giao dịch + Trao đổi thông tin: người tiêu dùng trao đổi về thông tin sản phẩm - Dạng dịch vụ hỗ trợ: Paypal là một dịch vụ thanh toán tin cậy được lựa chọn cho các giao dịch trong mô hình C2C khi người mua người bán là hai người xa lạ vì thế họ thường không dành cho nhau sự tin tưởng về chất lượng, thanh toán bởi vậy sự xuất hiện của Paypal giúp giải quyết mối lo trên. - Bán tài sản ảo: Đây là hoạt động chắc chắn không còn xa lạ với các Gamer. Khi chiến đấu nhận được phần thưởng rồi đem ra trao đổi sản phẩm 2. Điểm khác biệt giữa mô hình B2C và C2C là gì? Phân biệt B2C và C2C Mô hình B2C - Business To Consumer mô hình kinh doanh dành cho doanh nghiệp và người tiêu dùng , đây là mô hình bán hàng phổ biến nhất và được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Là quá trình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp giữa những người tiêu dùng – người cuối cùng mua sản phẩm và dịch vụ được phát hành trực tiếp từ doanh nghiệp mà không thông qua trung gian. So với mô hình C2C, mô hình B2C có một số điểm khác biệt sau: - Việc mua bán trao đổi hàng hóa có bên tham gia là doanh nghiệp, nhà sản xuất - Người bán là doanh nghiệp, người mua là cá nhân tiêu dùng - Sản phẩm được đảm bảo về chất lượng từ người bán - Hàng hóa đa dạng hơn về mẫu mã, kiểu dáng, loại sản phẩm - Áp dụng được nhiều cách thức mua hàng - Phương thức thanh toán đa dạng không bị hạn chế 3. Lợi ích kinh doanh theo mô hình C2C trong thời công nghệ 4.0 Lợi ích của mô hình C2C mang lại trong thời đại 4.0 hiện nay Thị trường thương mại điện tử được đánh giá đang có tốc độ phát triển chóng mặt tại Đông Nam Á khi sở hữu 600 triệu dân, nhu cầu sử dụng Internet chiếm phân nửa, nhu cầu mua sắm trực tuyến tại Việt Nam được dự báo chỉ sau 2 tháng nữa bước vào năm 2020 tại con số 30% dân số. Người tiêu dùng không khó để tìm kiếm những món đồ, những vật dụng, dịch vụ của không chỉ 1 mà nhiều đơn vị kinh doanh được rao bán trên Internet. Lợi ích từ sàn thương mại điện tử mang lại cho cả người mua, người bán. Người mua thì dễ dàng lựa chọn, tìm kiếm sản phẩm đáp ứng nhu cầu, người bán thì có lo tìm kiếm địa điểm bán hàng mà vẫn tiếp cận được với đông đảo khách hàng tiềm năng, đẩy nhanh hàng hóa mà không lo về vận chuyển. Đó là lợi ích mà sàn thương mại điện tử mang lại cho mua bán giao dịch hàng hóa trực tuyến nói chung trong đó từng mô hình lại có lợi ích riêng cho từng chủ thể tham gia khác nhau nhưng vẫn với mục đích chung là kết nối người bán và người mua. Cụ thể, trước đây để mua mua một món đồ cũ hay còn gọi là “second hand” người ta phải mất công đi lại, tốn nhiều thời gian nhưng khi đến xem đồ lại không ưng ý còn đối với người bán khả năng tiếp cận với đối tượng có nhu cầu mua hàng rất thấp khi không có một mặt bằng đắc đại, nhiều người qua lại khiến họ khốn đốn trong việc chạy hàng đi. Cho đến khi thị trường thương mại điện tử phát triển khó khăn trên mới chính thức được giải quyết thông qua mô hình kinh doanh C2C với những lợi ích sau: - Rao bán dễ dàng, không quy định về số lượng: Bạn có dư một món đồ không sử dụng hoặc đã từng sử dụng nhưng giờ không còn nhu cầu bạn có thể đăng bán trên sàn thương mại điện tử C2C – điều mà các trang web hoạt động theo mô hình kinh doanh khác không làm được. Đó là lợi ích thứ nhất mang lại để bạn tận dụng được giá trị của món đồ khi không còn nhu cầu sử dụng - Người mua có thể đăng tin mua hàng giúp người bán tìm được khách hàng còn người mua thì tìm thấy món hàng cần mua trong chốc lát. Có một số đơn vị trung gian đóng vai trò này là các trang web hoạt động theo mô hình C2C, hay gần gũi nhất là trang mạng xã hội Facebook - Sản phẩm, dịch vụ đăng bán không qua trung gian giảm bớt khoản chi phí cho môi giới: Tâm lý người mua hàng đặc biệt với dân Việt Nam là mua được giá rẻ nhưng chất lượng tốt và mô hình C2C có thể giải quyết được mong muốn này khi giá bán không bị tác động bởi phương thức định giá truyền thông, không bị ảnh hưởng bởi nhà sản xuất, nhà bán buôn. Vì thế mà người mua hàng được kết nối trực tiếp với người bán để thương lượng giá cả hợp lý. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hỗ trợ giao dịch trực tuyến trên sàn thương mại điện qua các mô hình kinh doanh. Hy vọng với toàn bộ thông tin về C2C là gì mà Timviec365.vn cung cấp trên đây sẽ hữu ích với độc giả.
Coi bài nguyên văn tại: C2C là gì? Đặc điểm nổi bật của mô hình C2C trong thời đại 4.0
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét