Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Executive producer là gì và những kỹ năng cơ bản cần có!

Executive producer là gì và những kỹ năng cơ bản cần có!

1. Khái niệm Executive producer nghĩa là gì? “Executive producer” là thuật ngữ chỉ giám đốc sản xuất – những người chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp và đảm bảo các vấn đề về tài chính cho sản xuất các bộ phim, các sản phẩm âm nhạc, chương trình sự kiện,... thông qua việc tìm kiếm nguồn vốn từ một số các công ty tài chính độc lập hay một hãng phim hoặc là một cách tài trợ từ các nhà sản xuất cho các sản phẩm, dự án đó. Điều quan trọng nhất của một Executive producer chính là phải đảm bảo đủ số tiền để có thể hoàn thành tất cả các khâu cho dự án từ chuẩn bị cho đến sau khi kết thúc. Executive producer là gì?  Các Executive producer có vai trò rất quan trọng trong việc liên lạc với các nhà đầu tư, tài trợ cho các bộ phim, sản phẩm âm nhạc, chương trình, sự kiện,... và các nhà sản xuất dự án, các bộ phận giám sát hậu kỳ. Nếu có một hãng phim hay một công ty nào đó đồng ý tài trợ cho các sản phẩm phim ảnh, ca nhạc thì Executive producer sẽ chính là một nhân viên cấp cao hoặc là giám đốc điều hành. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa Executive producer và Producer và nghĩ rằng hai chức vụ này có vai trò như nhau. Tuy nhiên, công việc của hai đối tượng này lại hoàn toàn khác nhau trong quá trình sản xuất các dự án. Một Producer mặc dù cũng là một nhà sản xuất cấp cao và giám sát mọi việc ngay từ những bước đầu tiên nhưng lại không có trách nhiệm phải đảm bảo về nguồn tài trợ, kinh phí, kêu gọi các nhà đầu tư cho các dự án mà chỉ tập trung vào việc sáng tạo cho dự án đó. Một Producer không chỉ tạo ra các chương trình mà còn góp phần vào việc viết kịch bản cũng như điều hành mọi hoạt động sản xuất mỗi ngày. 2. Trách nhiệm của một Executive producer 2.1. Giai đoạn tiền sản xuất Đây là giai đoạn đầu tiên và cần thiết đối với bất kỳ quá trình sản xuất các sản phẩm điện ảnh, âm nhạc,... và trong suốt thời gian đó Executive producer phải điều hành mọi hoạt động, tìm hiểu về nguồn tài chính và đảm bảo được tài năng cũng như các công tác thuê nhà sản xuất, lập ra ngân sách để thực hiện. Trong giai đoạn này, công việc cụ thể của một Executive producer là: - Executive producer là người sẽ trực tiếp liên hệ và kêu gọi các nhà đầu tư, nguồn tài trợ, đảm bảo được nguồn kinh phí thực hiện cho một dự án. Executive producer phải tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân tài chính khác hay các công ty sản xuất và đầu tư về phim ảnh, âm nhạc,... Trách nhiệm của Executive producer  - Sau khi đã kêu gọi được các nguồn đầu tư, Executive producer phải thực hiện lập báo cáo tài chính và trình bày với hãng phim cùng với dự kiến về các khoản cần chi, phần dư thừa tiềm năng, lợi nhuận dự kiến và chỉ khi được phê duyệt mới có thể tiến hành thực hiện sản xuất. - Executive producer là người tìm kiếm và thuê nhà sản xuất để thực hiện dự án sau khi đã đảm bảo được nguồn kinh phí. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi nhà sản xuất thực sự xuất hiện thì trước hết cần làm việc để thuê nhà sản xuất điều hành hoạt động của dự án. - Các nhà sản xuất sẽ chia nhỏ các đầu công việc để tạo lập dự kiến ngân sách, sau đó sẽ trình bày với Executive producer để họ xem xét và phê duyệt. Tùy vào những ý kiến, đề xuất phương án của nhà sản xuất mà Executive producer có thể sẽ phải huy động và kêu gọi đầu tư, tài trợ thêm vốn để có thể thực hiện và hoàn thành tốt dự án. 2.2. Giai đoạn sản xuất Công việc của Executive producer trong giai đoạn sản xuất sẽ có phần giảm nhẹ hơn so với giai đoạn tiền sản xuất. Công việc của họ ở giai đoạn này chủ yếu là: - Luôn đảm bảo được thương hiệu – nghĩa là khi Executive producer là một nhân viên của một hãng phim nào đó thì phải đảm bảo rằng dự án này phải tuân thủ toàn bộ các giá trị về hình ảnh và thương hiệu, không làm ảnh hưởng và mất uy tín của thương hiệu đó. - Executive producer là người phải luôn giám sát thật sát sao các công việc, hoạt động trong suốt quá trình sản xuất để đảm bảo được qua trình đó được diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Executive producer cũng là người sẽ chỉ đạo và xử lý các vấn đề, tình huống phát sinh một cách ổn thỏa nhất nếu có xảy ra để tiến trình không bị gián đoạn và hoàn thành theo đúng dự kiến đã đưa ra. 2.3. Giai đoạn hậu sản xuất Kiểm tra chất lượng dự án sau khi hoàn thành Sau khi đã hoàn thành một dự án, Executive producer sẽ là người trực tiếp kiểm tra và đánh giá về chất lượng của sản phẩm và đưa ra những ý kiến, phản hồi để điều chỉnh nếu có vấn đề, giúp hoàn thiện hơn dự án đó và mang đến hiệu quả cao khi ra mắt với công chúng. 3. Những kỹ năng cần có của một Executive producer chuyên nghiệp Để trở thành một Executive producer giỏi và chuyên nghiệp, bên cạnh việc có nguồn vốn đầu tư lớn thì cũng cần phải đảm bảo được những yêu cầu về chuyên môn cũng như một số yếu tố cần thiết sau đây: 3.1. Có sự hiểu biết sâu rộng về thị trường lĩnh vực sản xuất Executive producer cần có sự am hiểu về thị trường liên quan đến lĩnh vực hoạt động Để hoàn thành tốt bất cứ công việc nào thì kỹ năng chuyên môn là yếu tố vô cùng quan trọng và đối với Executive producer cũng vậy. Để có thể tạo ra những sản phẩm, hoàn thành các dự án thành công thì Executive producer cần phải có những hiểu biết chuyên môn, nhạy bén trong kinh doanh, am hiểu sâu sắc về thị trường có liên quan đến lĩnh vực mình đang theo đuổi,... để biết cách tạo ra những sản phẩm độc đáo, đặc sắc, mang đến làn gió mới và có sức ảnh hưởng đến công chúng. Đây cũng là tố chất quan trọng giúp các Executive producer có thể tìm kiếm các nhà đầu tư phù hợp cho các dự án của mình. 3.2. Có mối quan hệ rộng Có mối quan hệ rộng rãi là yếu tố giúp cho các Executive producer có thể dễ dàng hơn trong việc kêu gọi sự đầu tư cho việc sản xuất. Hơn nữa, có mối quan hệ tốt với các nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ tên tuổi là điều hết sức thuận lợi giúp các bộ phim, sản phẩm âm nhạc, chương trình, sự kiện,... có thể tạo được tiếng vang lớn và góp phần tăng hiệu quả, lợi nhuận cho các dự án đó sau khi ra mắt. Do đó, hãy luôn tạo dựng các mối quan hệ thật tốt với mọi người để có thể mang đến thành công cho chính mình trong cuộc sống, không chỉ với nghề Executive producer mà còn với tất cả các ngành nghề khác. 3.3. Có kỹ năng quản lý, lãnh đạo tốt Kỹ năng lãnh đạo - yếu tố quan trọng đối với Executive producer Kỹ năng quản lý, lãnh đạo là yếu tố rất quan trọng không thể thiếu đối với Executive producer. Giám đốc sản xuất phải là người có khả năng đưa ra được các quyết định về vấn đề quản lý nguồn ngân sách của dự án một cách kỹ lưỡng, chính xác nhất để có thể duy trì hoạt động sản xuất hiệu quả. Bên cạnh đó, là người đứng đầu, Executive producer phải có khả năng lãnh đạo, sắp xếp công việc hợp lý cho từng bộ phận, dung hòa các mối quan hệ giữa nhân viên cũng như giữa các diễn viên, ca sĩ,... để thực hiện tốt dự án và mang lại doanh thu, lợi nhuận cao. 3.4. Kỹ năng giao tiếp tốt Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong việc kêu gọi các nhà đầu tư, nguồn kinh phí cho các dự án sản xuất, điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ phải thường xuyên gặp gỡ các đối tác, nhà đầu tư để trao đổi, đàm phán và thuyết phục. Kỹ năng giao tiếp chính là vũ khí đắc lực giúp các Executive producer có thể trình bày rõ ràng, chính xác nhất dự án cũng như thuyết phục được các nhà tài trợ đồng ý hỗ trợ cho dự án đó. Ngoài ra, việc giao tiếp tốt cũng là yếu tố giúp cho khả năng lãnh đạo của họ được nâng cao hơn trong mắt những nhân viên cấp dưới, khả năng lý luận thuyết phục sẽ tạo được niềm tin và sự tôn trọng đối với mọi người, từ đó hoàn thành công việc, vị trí chức vụ một cách tốt hơn. 3.5. Trình độ ngoại ngữ tốt Khả năng ngoại ngữ là điều cần thiết và quan trọng đối với bất cứ công việc nào trong đời sống xã hội. Đặc biệt là những công việc cần phải thường xuyên gặp gỡ các đối tác, nhà đầu tư, khách hàng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả các quốc gia khác như Executive producer thì đây là yếu tố không thể thiếu. Chắc chắn một điều rằng bạn không thể chỉ biết kêu gọi hay hợp tác với các nhà sản xuất trong nước mà còn phải tạo mối quan hệ, giao lưu và học hỏi cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, nhà sản xuất lớn trên thế giới. Điều đó không chỉ giúp dự án đó có được những khoản đầu tư lớn mà còn tạo điều kiện để các bộ phim, sản phẩm âm nhạc, các chương trình,... được biết đến và mang sức ảnh hưởng ra ngoài thế giới, tạo được tiếng vang và đạt được hiệu quả hơn cả mong đợi. Do đó, việc thành thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh là điều hết sức quan trọng đối với các Executive producer. 3.6. Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch Một giám đốc sản xuất cần phải có kỹ năng tổ chức cũng như lập các kế hoạch chi tiết, cụ thể và phân chia công việc đến từng bộ phận thực hiện. Từ khi xác định làm một dự án nào đó, Executive producer cần phải lên chiến lược và vạch ra chi tiết các đầu công việc cần thực hiện như thế nào, tổ chức nó ra sao và ai sẽ trực tiếp tiếp nhận chúng. Tất cả đều phải được chuẩn bị thật kỹ lưỡng và dự đoán được những khoản kinh phí để có thể kêu gọi đầu tư và bắt tay vào dự án. Thiếu kỹ năng tổ chức và quản lý, hoạt động sản xuất sẽ không thể diễn ra một cách suôn sẻ và hoàn thành như đúng dự kiến đã đưa ra. 3.7. Kỹ năng giải quyết vấn đề Trong bất cứ công việc nào đều sẽ không tránh khỏi những vấn đề, sự cố, tình huống phát sinh cần giải quyết. Do đó, là một giám đốc sản xuất, bạn cần phải luôn bình tĩnh, nhìn nhận và tìm ra nguyên nhân của vấn đề, từ đó đưa ra phương án giải quyết một cách nhanh chóng, ổn thỏa nhất để không làm ảnh hưởng đến mọi người và quá trình sản xuất. Một Executive producer phải luôn nhạy bén, linh hoạt trong mọi trường hợp thì mới có thể vượt qua được những khó khăn, thử thách trong nghề này và đạt đến sự thành công. Executive producer là một công việc thú vị và cũng chính là mục tiêu của rất nhiều người. Đặc biệt với sự phát triển của kinh tế - xã hội và công nghiệp giải trí hiện nay thì cơ hội của nghề Executive producer là vô cùng rộng mở, nhất là với những bạn có đam mê nghệ thuật. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích và đạt được mục tiêu của mình trong nghề này nhé!

Coi bài nguyên văn tại: Executive producer là gì và những kỹ năng cơ bản cần có!

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét