1. Những kiến thức cần biết về FIFO 1.1. Khái niệm FIFO là gì? Phương pháp FIFO FIFO – từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “First In - First Out” có nghĩa là “Nhập trước – Xuất trước” một phương pháp được áp dụng trong lĩnh vực quản lý hàng hóa. Theo đó những hàng hóa nào được nhập về trước sẽ ưu tiên xuất kho đầu tiên. Do đó có thể thấy phương pháp này với một số hàng hóa rất không phù hợp để áp dụng với một số nhược điểm còn tồn tại như: - Doanh thu không phù hợp với chi phí: Theo thời gian giá trị hàng hóa giảm đi đồng thời khi bị tác động của lạm phát làm cho đồng tiền mất giá thì lợi nhuận thu về sẽ không đủ để đáp ứng chi phí hiện tại kể cả khi chi phí hàng hóa trước đó đã được chi trả - Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm với nhiều mặt hàng, khi áp dụng phương pháp này sẽ khiến cho chi phí hạch toán và khối lượng công việc tăng lên rất nhiều. - Tồn dư hàng hòa cũ chưa bán hết nhưng vẫn phải đưa hàng mới nhập ra bán từ đó làm cho hàng cũ còn lại đẩy bán khá chậm Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, có thể với một số mặt hàng phương pháp FIFO không phù hợp nhưng với nhiều mặt hàng khác ưu điểm của nó lại được đề cao khi: - Áp dụng được cho tất cả các doanh nghiệp có thể quản lý được thời gian nhập của từng lô hàng - Tính ngay được giá vốn của từng lô hàng khi xuất, đảm bảo cung cấp kịp thời số liệu cho kế toán ghi chép và công tác quản lý trước khi bị xuất đi - Giá trị vốn hàng hóa còn trong kho sát với giá thị trường, chỉ tiêu hàng tồn kho trên bàn cân đối kế toán có ý nghĩa kinh tế hơn 1.2. Phương pháp FIFO được sử dụng khi nào? Như đã đề cập tới trên đây, phương pháp FIFO không được áp dụng cho tất cả các mặt hàng hóa bởi còn tồn tại những nhược điểm đáng quan tâm. Nhưng với các loại hàng hóa dễ hư hỏng hoặc có hạn sử dụng ngắn phương pháp này là một trong những lựa chọn hàng đầu. Cụ thể với các mặt hàng có đặc tính như: - Hạn sử dụng ngắn chỉ tính theo ngày, theo tháng - Sản phẩm là bánh kẹo, sữa, thực phẩm - Sản phẩm thời trang đang được mua cần đẩy đi nhanh tránh lỗi thời - Các mặt hàng công nghệ hiện đại mới ra mắt và đang được ưa chuộng 2. Yêu cầu của dịch vụ lưu trữ theo nguyên tắc FIFO là gì? Yêu cầu thiết kế kho hàng khi áp dụng phương pháp FIFO Kho lưu trữ hàng hóa áp dụng theo phương pháp FIFO cần được thiết kế theo yêu cầu có thể bốc dỡ hàng hóa thường xuyên, bố trí ô kệ khoa học gọn gàng. Giữa các dãy kệ có thể tổ chức các lỗi đi để người và phương tiện vận chuyển như xe nâng có thể tiếp cận hàng hóa dễ dàng. 3. Ý nghĩa của quản lý FIFO hàng hóa là gì? Phương pháp FIFO có ý nghĩa quan trọng trong nghiệp vụ Logistics Phương pháp FIFO trong quản lý hàng hóa với nhiều ưu điểm có ý nghĩa quan trọng trong nghiệp vụ quản lý kho hàng. Đặc biệt đối với lĩnh vực Logistics, thông qua quản lý kho theo phương pháp FIFO nhằm: - Giải quyết được mối lo về thời gian điều tra các linh kiện hay vật liệu đóng gói bị lỗi - Khi đã khoanh vùng được chính xác lô hàng lỗi giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tiền phế phẩm phát sinh - Uy tín của công ty được bảo toàn cũng như đảm bảo được lợi nhuận của công ty khi ngăn chặn lưu thông những sản phẩm không phù hợp. Thương hiệu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ tác động trực tiếp tới lượng hàng hóa bán ra sau này khi để mất niềm tin trong tâm trí khách hàng. Uy tín thương hiệu giá trị gây dựng thì lâu chứ để gây tiếng xấu chỉ trong chốc lát. - Đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay người tiêu dùng tránh trường hợp phát sinh chi phí tiêu hủy, doanh thu hàng hóa cũng giảm do phản giảm chi phí để đẩy nhanh sản phẩm trước khi hết hạn 4. Điểm khác nhau giữa LIFO và FIFO là gì? Điểm khác nhau giữa hai phương pháp LIFO và FIFO LIFO lại là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Last In - First Out” với nghĩa là “Nhập sau – Xuất trước”, khác hẳn với FIFO. Theo đó khi áp dụng phương pháp này các mặt hàng mới nhập về sẽ được là những hàng hóa nằm trong danh sách xuất bán đầu tiên. Vì vậy có thể thấy FIFO và LÌO là hai phương pháp hoàn toàn đối lập nhau mà hoàn toàn có thể thấy rõ qua các tiêu chí so sánh sau: - Về lợi ích: + FIFO – Nhập trước, xuất trước là phương pháp hữu ích với hàng hóa dễ hư hỏng như thực phẩm, các sản phẩm có vòng đời thấp như thời trang, hoặc các sản phẩm nhanh trở nên lạc hậu như các sản phẩm về công nghệ sau này nếu không được nâng cấp sẽ trở nên lỗi thời. Với những loại hàng hóa này, doanh nghiệp chắc chắn rất muốn đẩy đi nhanh và nếu không bán ngay trước khi bán những sản phẩm với doanh thu có thể bị lỗ vì không còn bán được do hết thời, hết hạn + LIFO - Nhập sau, Xuất trước cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá thành sản phẩm phù hợp với thời gian bán gần nhất. Với lợi ích này khi chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp ở thời điểm bán ra tăng lên, lợi nhuận thu về cũng sẽ tỷ lệ thuận với nó khi doanh thu thu về cao mà chi phí sản xuất trước đó trừ đi lại thấp, trong trường hợp này đây là một phương pháp tuyệt vời. - Về ảnh hưởng của lạm phát + Phương pháp FIFO: Trong điều kiện lạm phát, thuế thu nhập cho thấy một số tiền cao hơn + Phương pháp LIFO: Thuế thu nhập cho thấy số tiền tối thiểu, khi có lạm phát trong nền kinh tế. Khi đem ra so sánh mọi người chắc hẳn đang muốn đặt lên bàn cân xem đâu là phương pháp hữu ích nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên phương pháp nào cũng có ưu có nhược bởi vậy để lựa chọn phương pháp áp dụng trong quản lý kho hàng, doanh nghiệp cần quan tâm tới đặc tính của sản phẩm để lựa chọn phương pháp hữu ích nhất. Với những sản phẩm dễ vỡ, dễ hư hỏng, hạn sử dụng ngắn, công dụng được ưa chuộng trong hữu hạn tức là sản phẩm có vòng tuổi thọ ngắn, phương pháp FIFO luôn được ưu tiên hoặc bạn áp dụng phương pháp khác và chịu thiệt hại. Còn với phương pháp LIFO sản phẩm điển hình được áp dụng như than đá, cát, gạch,… bao gồm các loại vật liệu xây dựng, hoặc các loại sản phẩm thời trang đang thịnh hành và được ưa chuộng ở thời điểm hiện tại, nhập về cần xuất bán ngay. Bên cạnh đó khi lựa chọn phương pháp để áp dụng cần xét đến cả tình trạng lạm phát. Theo tinh hình hiện nay khi tình trạng lạm phát tăng cao, để hạn chế rủi ro về giá doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp FIFO Với thị trường kinh tế phát triển thương mại – dịch vụ như hiện tại, việc lựa chọn phương pháp trong quản lý kho giúp doanh nghiệp hạn chế được tối đa rủi ro trong việc phân phối hàng hóa. Với thông tin tìm hiểu về về FIFO là gì trên đây, hy vọng không những giúp được bạn củng cố thêm kiến thức về phương pháp FIFO mà còn là cơ sở cho nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với đặc tính sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Xem nguyên bài viết tại: FIFO là gì? Tìm hiểu khái niệm cùng một số kiến thức về FIFO
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét