1. Quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp 1.1. Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như thế nào? Và kể từ khi thất nghiệp (nghỉ việc) mà bạn chưa tìm được việc làm mới thì bạn sẽ mất bao lâu mới nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp? Đó là những vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Trong nội dung bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn nắm được thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp là khi nào và những điều kiện nào để có thể nhận được tiền trợ cấp của bảo hiểm thất nghiệp? Thời gian mà người lao động thất nghiệp được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính theo số tháng mà người lao động được doanh nghiệp hoặc tự cá nhân người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, quy định rất rõ là người lao động cứ đóng đủ 12 tháng cho tới 36 tháng đóng đủ thì sẽ được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp. Nếu đóng thêm 12 tháng tiền bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp thêm 1 tháng nữa. Nhưng số tháng được hưởng này là không quá 12 tháng. Khoản 2 của Điều 18 theo Nghị định số 28/2015/NĐ-CP có quy định về chi trả về trợ cấp thất nghiệp như sau: a, Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc; tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó; nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.” (Trích Khoản 2, Điều 18, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP) Dựa vào quy định trên thì các bạn có thể thấy rằng: Tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp đầu tiên sẽ có thời hạn 5 ngày kể từ ngày làm việc, ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Trong tháng hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tháng thứ 2, trong thời gian là 5 ngày làm việc kể từ ngày thứ 7 của tháng đó thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp của tháng đó. 1.2. Mức được hưởng trợ cấp của bảo hiểm thất nghiệp Ngay tại Khoản 2, Điều 50 của Luật Việc làm năm 2013 đã có quy định về mức hưởng trợ cấp của bảo hiểm thất nghiệp như sau: “Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp; sau đó; cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.” (Quy định tại Khoản 2, Điều 50, Luật việc làm 2013). Theo điều 57 của Luật Việc làm có quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau: Người lao động đóng 1% số tiền lương tháng của mình; Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 1.3. Hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế khi đóng và hưởng trợ cấp thất nghiệp Điều 51 của Luật Việc làm có quy định những người đóng và được hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Đồng thời các tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm ý tế cho những người đang hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp được trích từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài việc được nhận tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp thì các bạn còn được hưởng thêm cả chế độ bảo hiểm y tế theo đúng với quy định của pháp luật về tiền hưởng Bảo hiểm y tế trong thời gian bạn được nhận trợ cấp của bảo hiểm thất nghiệp, và bạn cũng sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế. 2. Quy trình, thủ tục, hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp 2.1. Hồ sơ để được hưởng trợ cấp của bảo hiểm thất nghiệp bao gồm những gì? Theo Luật Việc làm và Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để được hưởng trợ cấp thất nghiệp của bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau: 1 đơn đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động viết theo mẫu đơn đề nghị của Bộ Lao động thương binh và Xã hội quy định. Bản chính, hoặc bản sao hợp đồng lao động có chứng thực. Hoặc có thể là hợp đồng làm việc đã quá hạn. hoặc quyết định nghỉ việc, quyết định sa thải nhân viên hoặc là quyết định kỷ luật bắt buộc cá nhân đó thôi việc, hoặc là thông báo nghỉ việc, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng làm động hoặc hợp đồng làm việc. Sổ BHXH bản gốc. 2 ảnh thẻ (Người lao động cần chụp ảnh thẻ cỡ 3x4). CMND hoặc thẻ CCCD (Căn cước công dân). Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú phô tô kèm theo bản gốc để các cán bộ có thể đối chiếu. 2.2. Thủ tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp Nhiều người chưa biết cách lấy bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Cần thủ tục ra sao thì mới có thể được hưởng trọn bảo hiểm thất nghiệp? Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì chúng ta cần tuân thủ thực hiện 4 bước sau đây: Bước 1: Kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trong thời gian 3 tháng mà người lao động chưa tìm được việc làm thì người lao động cần đến trực tiếp Trung tâm giới thiệu việc làm để nộp bộ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại địa phương mà người lao động đang sinh sống hoặc muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bước 2: Thời hạn để giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm dịch vụ việc làm, nếu người lao động vẫn chưa tìm được việc làm thì Trung tâm giới thiệu việc làm sẽ thực hiện việc xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày người lao động nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp thì Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ ra quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có dấu xác nhận trả cho người lao động. Trong trường hợp nếu như người lao động không được hưởng chế độ của trợ cấp thất nghiệp thì Trung tâm dịch vụ việc làm cần phải gửi thông báo rõ ràng bằng văn bản kèm theo đó là lý do giải thích tại sao người lao động lại không được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thời điểm người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp vào ngày thứ 16 kể từ ngày nộp hồ sơ. Bước 3: Người lao động nhận tiền chi trả bảo hiểm thất nghiệp Trong thời hạn 5 ngày kể từ thời điểm có quyết định chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp thì các cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương sẽ thực hiện việc chi trả tiền trợ cấp hàng tháng cho người lao động kèm theo thẻ bảo hiểm y tế. Tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng thì các cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành thực hiện việc chi trả khoản trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong vòng 12 ngày kể từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp của tháng đó. Bước 4: Báo cáo tình hình tìm việc làm của người lao động Hàng tháng, người lao động cần phải tới Trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về vấn đề tìm việc làm trong thời gian đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp. 3. Các cơ sở chi trả tiền bảo hiểm thất nghiệp Nhận tiền bảo hiểm ở đâu? Những nơi nào tiếp nhận Hồ sơ Bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội? Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác? 3.1. Nơi nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội Tại Hà Nội Hầu hết các tỉnh thành lẻ trên đất nước Việt Nam thường chỉ có 1 trung tâm dịch vụ việc làm, nơi mà người lao động sẽ đăng ký hồ sơ bảo hiểm xã thất nghiệp và nhận chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù của thủ đô sầm uất, đa dạng các dịch vụ, tập trung rất nhiều người lao động. Vì thế, tại Hà Nội đã phân chia thành nhiều khu vực, nhiều cơ sở để thực hiện việc đăng ký hồ sơ cũng như thủ tục chi trả tiền bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Một số địa chỉ mà người lao động có thể nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp tại thành phố Hà Nội như: Người dân có địa chỉ tại Quận Hà Đông sẽ nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp tại: Địa chỉ số 215 Phố Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy. Người dân có địa chỉ tại Quận Hai Bà Trưng sẽ nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp tại: Địa chỉ số E6b, Ngõ 33 phố Tạ Quang Bửu, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng. Số 203,Tổ dân phố 14, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên. Địa chỉ số nhà 18 nằm trên Đường Nguyễn Cơ Trạch thuộc Quận Nam Từ Liêm. Địa chỉ số 144 nằm trên Đường Trần Phú của Quận Hà Đông. Địa chỉ số 6, Đường Cổ Bi của Huyện Gia Lâm. 3.2. Địa chỉ nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh Bạn đang không biết nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp ở đâu tphcm? Hãy khám phá ngay những địa điểm nhận tiền bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp giúp các bạn dễ dàng tìm được địa chỉ gần nơi mình nhất để làm hồ sơ cũng như nhận tiền trợ cấp thất nghiệp nhé. Trung tâm giới thiệu việc làm tại thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng trung tâm có địa chỉ tại số 106/14D trên đường Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh. Địa chỉ số 145, Đường Lê Văn Thịnh, Phường Bình Trị Đông, Quận 2. Địa chỉ số 249, Đường Tôn Đản, Phường 15, Quận 4. Địa chỉ số 743/34, Đường Hồng Bàng, Phường 6, Quận 6 Địa chỉ số 802-804, Đường Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12 Đường 458, Ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi Địa chỉ số 456, Đường Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình Địa chỉ số 23, Đường Bác Ái, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức ... Trên đây là những thông tin về thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp cũng như giúp các bạn nắm rõ được thủ tục làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động hãy tìm hiểu kỹ những thông tin về quy định đối với vấn đề hưởng bảo hiểm thất nghiệp để không phải chịu thiệt thòi khi chưa có việc làm.
Xem nguyên bài viết tại: Bạn đã biết về thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp chưa?
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét