Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Cấu trúc vốn là gì? Doanh nghiệp cần chú ý gì về cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn là gì? Doanh nghiệp cần chú ý gì về cấu trúc vốn

1. Cấu trúc vốn là gì? Cấu trúc vốn hay còn được gọi với cái tên tiếng anh là “Capital Structure”. Cấu trúc vốn là một thuật ngữ chuyên ngành của tài chính nhằm thể hiện và mô tả nên nguồn gốc hình thành vốn của doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Không phải một doanh nghiệp nào cũng có thể độc lập và tự chủ về tài chính, điều đó là khá khó với các doanh nghiệp “non trẻ” hiện nay. Chính vì thế để có thể hình thành và phát triển mạnh thì bắt buộc phải có cấu trúc vốn. Đây cũng chính là cách mà doanh nghiệp thực hiện tìm kiếm nguồn vốn kết hợp thông qua các phương án tối ưu nhất là bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và vay ngân hàng. Khi doanh nghiệp thực hiện phương thức vốn tối ưu nhất chính là khi doanh nghiệp đó có số vốn rất nhỏ nhưng giá trị cổ phiếu lại rất cao. Trong môi trường cạnh tranh mạnh và không khoan nhượng như hiện nay thì một cấu trúc vốn hoàn hảo và phù hợp lại quyết định một phần không nhỏ đối với việc doanh nghiệp cần tối đa lợi ích từ các cá nhân và doanh nghiệp liên quan. 1.1. Các nhân tố tạo thành cấu trúc vốn Cấu trúc vốn là một phương thức của doanh nghiệp cần phải thực hiện, cấu trúc vốn không phải chỉ hình thành dựa vào tiền, mà nó được hình thành dựa trên 3 tiêu chí sau: Nguồn vốn vay, vốn sở hữu, tỷ số đo lường cấu trúc vốn. - Nhân tố đầu tiên là nguồn vốn vay: Đối với thị trường năng động như hiện nay, việc thành lập bất kể một công ty hay doanh nghiệp nào đó chưa thật sự quan trọng bằng việc hoạt động doanh nghiệp như thế nào. Thành lập thì dễ nhưng để nó hoạt động được thì cần phải tốn nhiều kinh phí. Rất ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có thể dựa trên nguồn vốn của chính mà hầu như đều phải đi vay từ những nguồn khác. Nguồn vốn vay chính là các nguồn viện trợ cho doanh nghiệp từ bên ngoài và doanh nghiệp phải thực hiện trả nợ và lãi suất theo thời gian đã thỏa thuận. Đối với cấu trúc vốn, chỉ xét đến vay trung hạn và vay dài hạn, còn vay ngắn hạn không được nhắc đến trong cấu trúc vốn. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và cách thức doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà có thể vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc cũng có thể phát hành trái phiếu. - Nhân tố thứ hai, nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu chính là nguồn vốn của doanh nghiệp đó, và đó chính doanh nghiệp đó sở hữu. Khi thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc cần phải có vốn điều lệ doanh nghiệp là điều kiện để thành lập. Vốn chủ sở hữu này có thể là vốn góp của nhiều cổ đông nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần, cũng có thể là vốn của Nhà nước nếu công ty là doanh nghiệp Nhà nước. Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh tình trạng nợ của doanh nghiệp. Có nghĩa là nếu vốn sở hữu cao trong tổng tài sản nợ thì doanh nghiệp nợ ít, còn nếu vốn sở hữu chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản nợ thì chứng tỏ doanh nghiệp đang nợ khá nhiều. - Nhân tố thứ ba, tỷ số đo lường cấu trúc vốn: Tỷ số nợ trong thời gian dài trên tổng số vốn sở hữu = Nợ dài hạn / tổng vốn sở hữu của doanh nghiệp. Số vốn cổ phần = Mệnh giá cổ phiếu lúc bây giờ * tổng số cổ phiếu đang lưu hành Ngoài ra, khi phân tích cấu trúc vốn doanh nghiệp còn phải sử dụng đến tỷ số tài chính liên quan. Tỷ số đang nợ = Nợ trong thời gian dài hạn / tổng tài sản hiện có Qua tất cả các tỷ số này, ta có thể thấy được khả năng tự tài chính của doanh nghiệp mình với những tài sản khác như thế nào. Cấu trúc vốn là gì? 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng và tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp - Thứ nhất chính là sự rủi ro trong kinh doanh, mặc dù là vấn đề không muốn gặp phải trong bất kì hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp, thế nhưng những rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào nếu phương thức kinh doanh của doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả. Nếu là một doanh nghiệp “non trẻ” hay đã có thâm niên trên thị trường kinh doanh thương mại vẫn sẽ có lúc gặp phải khó khăn trong cạnh tranh về giá cả, về sản phẩm trên thị trường, chính vì vậy thường sẽ thua lỗ trong khoảng thời gian này. Đây cũng chính là khoảng thời gian nhạy cảm khiến cho các doanh nghiệp không dám  mạo hiểm vay vốn để thay đổi cấu trúc vốn. - Thứ hai chính là cách chính sách của Nhà nước về thuế, đây chính là nhân tố ảnh hưởng khá mạnh đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Vì khi một doanh nghiệp nào đó sử dụng nợ thì đều phải trả khoản phí là vốn vay, khoản phí này được tính sau thuế. Nếu mà chính sách thuế của Nhà nước tốt thì trên thực tế doanh nghiệp sử dụng nợ và trả khoản phí sau thuế là vô cùng thấp. - Thứ ba, chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp đó sẽ tác động trực tiếp đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ quyết định phần lớn đến việc có vay không vay. Nếu tài chính doanh nghiệp yếu mà lúc đó đang cần vốn để thực hiện các hoạt động thì sẽ phải vay nợ. Còn nếu khả năng tài chính khá mạnh, chủ yếu hoạt động dựa trên vốn sở hữu thì sẽ không phải vay nợ từ ngân hàng, tổ chức tín dụng,... - Thứ tư, chính là quan điểm của nhà lãnh đạo, quan điểm của nhà lãnh đạo quyết định khá lớn đến chính cấu trúc vốn. Nếu quan điểm rõ ràng và dứt khoát thì có thể vay vốn, áp dụng vào trong quá trình đầu tư sản xuất, tăng năng suất lao động và tăng doanh thu lợi nhuận. Thế nhưng cũng sẽ có những người lãnh đạo còn khá dụt dè trong việc này vì sợ nếu thua lỗ sẽ mang gánh nặng lớn hơn. Do đó mà quan điểm của người lãnh đạo khá quan trọng trong việc quyết định cấu trúc vốn. Như vậy, để hình thành nên cấu trúc vốn không thật sự khó nhưng cũng không thật sự dễ với các doanh nghiệp vì nó được hình thành nên từ nhiều yếu tố khác nhau, và có những nhân tố ảnh hưởng khá lớn trong quá trình này. Sự tác động từ chủ quan đến khách quan làm phi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khá nhiều. 2. Doanh nghiệp trẻ mới khởi nghiệp cần chú ý điều gì với cấu trúc vốn Cấu trúc vốn khá quan trọng đến những hoạt động của doanh nghiệp, có thể thành công nhưng cũng có thể thất bại từ chính cấu trúc vốn này. Chính vì thế mà đối với một doanh nghiệp lớn còn cần phải chú ý chứ chưa nói đến những doanh nghiệp mới. Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn còn đang non trẻ và mới chập chững bước chân vào nghề thì hãy lưu tâm những điều sau đây. 2.1. Xác định kỹ, cấu trúc vốn thực sự cần vào lúc nào Không phải trong trường hợp nào bạn cũng có thể hình thành cấu trúc vốn. Vì nó chính là con dao hai lưỡi khiến cho bạn có thể bị “đứt tay” bất cứ lúc nào. Nếu xác định không cẩn thận dẫn đến vay nợ nhiều trong khi đó doanh nghiệp chưa tạo ra lợi nhuận thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng phá sản. Hãy sử dụng cấu trúc vốn trong những trường hợp cần thiết để thực hiện phát triển doanh nghiệp đi đúng hướng. 2.2. Nên có chuyên viên tư vấn tài chính Đối với nhiều doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trên “chiến trường” thì cách tốt nhất để có thể đưa doanh nghiệp đi đúng hướng thì nên cần có một chuyên viên tư vấn tài chính. Họ sẽ là người đánh giá nhìn nhận thị trường và tình hình của doanh nghiệp bạn và sẽ đưa ra những lời khuyên dành cho bạn. Những chuyên viên tư vấn tài chính này đã được trau dồi kiến thức về chuyên môn cũng như kinh nghiệm. Bên cạnh đó họ là người ngoài cuộc nên có những đánh giá khách quan và biết làm thế nào để tốt nhất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp trẻ mới khởi nghiệp cần chú ý điều gì với cấu trúc vốn 2.3. Người lãnh đạo Mặc dù đã có người tư vấn về chuyên môn tuy nhiên người lãnh đạo doanh nghiệp lại chính là yếu tố quan trọng và quyết định đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp mình đi lên phát triển thì người lãnh đạo cần phải có những kỹ năng gì? 2.3.1. Khả năng chuyên môn Kỹ năng chuyên môn đang dần khẳng định vai trò của mình trong việc điều chỉnh và quản lý doanh nghiệp. Là một người lãnh đạo có vai trò là dẫn dắt doanh nghiệp của mình đi lên chính vì thế mà cần thiết phải đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn. Đây là công việc mang tính đặc thù về kinh doanh thương mại, vì thế người lãnh đạo cần phải chứng minh cho toàn thể nhân viên thấy và tin tưởng vào khả năng của mình. 2.3.2. Nhạy bén nhìn thận thế cục Đây chính là một trong những kỹ năng cần phải có ở một người lãnh đạo. Đặc biệt doanh nghiệp của bạn lại đang trong đà phát triển và cạnh tranh gay gắt với những doanh nghiệp lớn khác. Khi đương đầu với “người khổng lồ” thì người lãnh đạo cần phải biết lúc nào nên tiến và lúc nào cần phải lùi. Thị trường hoạt động thương mại có rất nhiều biến đông, thậm chí tần suất của biến động xảy ra nhiều lần trên ngày, chính vì thế mà người lãnh đạo cần phải cực kỳ nhạy bén trong việc nhìn nhận và đánh giá “cục diện”. 2.3.3. Quyết đoán Người quyết đoán mới là người làm nên thành công lớn, trong nhiều trường hợp quyết đoán nhanh, dứt khoát sẽ đem lại hiệu quả cao. Có thể bạn chưa biết nếu không quyết đoán, chỉ cần một giây sau bạn đã mất đi cơ hội quý giá nào đó. Trong việc cấu trúc vốn cũng vậy, có thể bạn sẽ phải liều lĩnh về việc thực hiện vay vốn để gia tăng năng suất và lợi nhuận, nhưng cũng có thể thất bại. Hãy quyết đoán và thực hiện thật tốt vai trò của người lãnh đạo. 2.4. Tại sao doanh nghiệp cần phải quan tâm đến cấu trúc vốn Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hình thành và hoạt động đều phải dựa trên cấu trúc vốn. Không chỉ có vốn điều lệ mà còn có vốn vay. Có thể là doanh nghiệp có 100% vốn cổ phần, nhưng cũng có thể có 40% vốn vay nợ và 60% vốn cổ phần. Mới nhìn qua đã thấy chúng có sự khác nhau về cấu trúc vốn, tuy nhiên sẽ là có  vấn đề khi nợ vay rẻ hơn vốn cổ phần. Chính vì thế mà một doanh nghiệp sử dụng nợ theo nguyên lý “đòn bẩy” sẽ tạo được kết quả tốt hơn doanh nghiệp có 100% vốn cổ phần vì: + Mang về lợi ích từ thuế, khi doanh nghiệp thực hiện vay và phải trả chi phí lãi vay, mà chi phí này được khấu trừ trước thuế thì sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích từ thuế. + Trái quyền, tức là quyền của các trái chủ sẽ được ưu tiên so với quyền của cổ đông. Nếu doanh nghiệp không may bị phá sản thì trái chủ sẽ gặp rủi ro khá thấp, đồng nghĩa với rủi ro này họ sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi thấp hơn tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần. Cấu trúc vốn là một hoạt động, là phương thức không thể thiếu trong bất kỳ daonh nghiệp nào, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động và phát triển doanh nghiệp. Chính vì thế mà các doanh nghiệp cần phải sử dụng cấu trúc vốn linh động và phù hợp với tính hình công ty. Với những thông tin mà timviec365.vn chia sẻ cho bạn trên đây thì hy vọng bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về cấu trúc vốn và đã hiểu cấu trúc vốn là gì?

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Cấu trúc vốn là gì? Doanh nghiệp cần chú ý gì về cấu trúc vốn

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét