1. Client là gì, bạn hiểu được bao nhiêu? Client là gì? Một sinh viên ngành Marketing với kiến thức cơ bản được đào tạo trên trường liệu có biết thuật ngữ chuyên ngành của Marketing tồn tại khái niệm về Client hay không? Marketing là một trong ngành nghề hiện nay đang được theo đuổi bởi rất nhiều mầm non trẻ tài năng. Theo khảo sát thực tế cho thấy tại các trường Đại học kinh tế điển hình như Trường Đại học Thương Mại – ngôi trường đào tạo các chuyên ngành kinh tế chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, là một trong những ngôi trường đầu tiên đào tạo Marketing hiện đang có điểm số tuyển sinh vào ngành Marketing cao nhất nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thí sinh đăng ký đông đảo. Học tập trên trường cho sinh viên nền tảng kiến thức cơ bản nhất phục vụ cho quá trình tiếp thu với kiến thức mới sau này, trong đó khái niệm về Client là gì? là một khái niệm cần tìm hiểu trước tiên để bạn định hướng trước được công việc trong ngành bởi Marketing bao gồm rất rộng công việc, cơ hội việc làm trong ngành cũng không thiếu, điều quan trọng là bạn đam mê, thích thú và có khả năng phù hợp với vị trí nào thuộc mảng nào của Marketing. Client trong tiếng Anh có nghĩa là khách hàng và cụ thể trong Marketing, Client chính là khách hàng của Agency – một thuật ngữ tiếp theo trong Marketing sẽ được tìm hiểu tại phần sau. Theo đó định nghĩa này bao gồm các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhưng lại không trực tiếp tiến hành thực hiện Marketing quảng bá sản phẩm tới khách hàng mà thuê các công ty thuộc mảng Agency thực hiện dịch vụ Marketing cho mình theo yêu cầu của mình. Các công ty lớn điển hình trong mảng này hiện đang có mặt tại Việt Nam là Unilever Việt Nam, P&G Việt nam, Coca Cola và Pepsico,… Trong công ty hoạt động theo mảng Client, nhân lực chính làm việc tại mảng này hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động Marketing cho chính công ty. Tuy nhiên do công ty chú trọng hơn về các dòng sản phẩm tốt, giá thành hợp lý và hệ thống phân phối mang sản phẩm đến với người tiêu dùng. Vậy nên khi lên chiến dịch Marketing lớn để sản phẩm tiếp cận khách hàng, để ngày càng có nhiều người biết đến, mua và sử dụng sản phẩm của họ nhằm tạo ra lợi nhuận, đội ngũ nhân sự lại không đủ để thực hiện hoặc chưa đủ khả năng đảm nhận tốt mọi quy trình bởi chuyên môn chưa sâu về mảng Agency, lúc này chính là lúc mà Client cần tới Agency với hoạt động thuê ngoài dịch vụ Marketing. 2. Làm Client tại một trong các vị trí thuộc Marketing Các vị trí làm việc trong Client Người làm Client có thể đảm nhận rất nhiều các vị trí công việc trong ngành, có khả năng làm việc độc lập và có kinh nghiệm vì thế đặc trưng nhân sự trong ngành có khả năng quản lý và tầm nhìn sâu rộng, họ biết thực hiện nhiều hoạt động với các vị trí công việc hấp dẫn nhiều bạn trẻ theo đuổi, cụ thể là: 2.1. Brand Manager – Quản trị thương hiệu Thương hiệu ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động phát triển của doanh nghiệp vì vậy người làm thương hiệu được yêu cầu là cá nhân phải có tư duy phân tích dữ liệu, nền tảng kiến thức chuyên môn sâu rộng, đặc biệt là những kinh nghiệm “chinh chiến” thực tế, hiểu về thị trường, hiểu về nhãn hàng mình đang quản lý. Họ chịu trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc thương hiệu của các nhãn hàng để định vị chúng trong tâm trí khách hàng tiềm năng. Công việc của họ không chỉ mỗi chú trọng tới thương hiệu mà họ còn phải thực hiện nhiều công việc khác hỗ trợ đưa sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp có dấu ấn với người tiêu dùng là phân tích báo cáo nghiên cứu thị trường, điều tra thu thập ý kiến của khách hàng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch chiến lược cho từng giai đoạn,… sau đó là làm việc với Agency với các phòng ban khác để thực hiện chiến dịch Marketing hiệu quả nhất. 2.2. Trade Marketing Manager Nếu như Brand Manager tập trung cho chiến lược thương hiệu thì Trade Marketing Manager lại đảm nhận vai trò đưa sản phẩm mang thương hiệu ấy đến với khách hàng. Nhiệm vụ của họ là xây dựng chiến lược thúc đẩy nhanh quá trình bán hàng, lên ý tưởng, xây dựng và triển khai chiến lược đó. Trong 4P của Marketing bao gồm Product – Price – Place – Promotion, Trade Marketing Manager tập trung vào 2P – Product và Place. Brand Manager và Trade Marketing Manager có mối liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt mục tiêu chính. Brand Manager tạo thị phần, mở rộng khách hàng hỗ trợ Trade Marketing Manager đẩy nhanh sản phẩm tăng doanh số bán hàng. Vị trí bắt đầu để trở thành một Trade Marketing Manager thực thụ là Sales, đảm nhận tốt các công việc tại vị trí này, cơ hội vươn xa chỉ trong nay mai, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào khả năng quản lý, kiến thức chuyên môn, năng lực làm việc thực tế mà nhà quản trị cân nhắc. 2.3. Market Research & Analytics Manager – Quản lý phân tích & nghiên cứu thị trường Đây là phần công việc không chỉ hữu ích với công ty theo mảng Agency mà các Client cũng cần tập trung tiến hành, đặc biệt với các công ty lớn với nhiều chủng loại sản phẩm như một số tập đoàn lớn tại Việt Nam kể trên có hẳn một phòng ban làm việc nghiên cứu riêng, để không chỉ nhận kết quả Marketing từ bên Agency mà họ còn chủ động tích lũy data nội bộ, tự tìm kiếm khách hàng cho mình. Họ là những người anh hùng thầm lặng đứng sau thành công của các chiến dịch Marketing. Brand Manager và Trade Marketing Manager muốn thực hiện “trơn chu” công việc rất cần sự hỗ trợ từ các dữ liệu đã phân tích và đề xuất ra những insight hữu ích từ Market Research & Analytics Manager tiếp theo họ lại tiến hành công việc trong thầm lặng, xây dựng và thực hiện các dự án để nghiên cứu thị trường, tổng hợp thành một “list” data và đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch. 2.4. Media Manager – Quản trị truyền thông Bộ phận này chịu trách nhiệm đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến với đông đảo khách hàng trong và ngoài phạm vi kinh doanh thông qua công tác truyền thông thương hiệu. Công việc của họ là xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả, phù hợp với thương hiệu, định vị thương hiệu trong khách hàng, làm việc với các Agency truyền thông để họ tiến hành triển khai công việc theo như kế hoạch đã xây dựng. 2.5. Các Interns – Thực tập sinh Để tạo cơ hội cho sinh viên cũng như để doanh nghiệp tìm kiếm nhân tài trẻ trong tương lai, vị trí Interns tại các tập đoàn đa quốc gia luôn dang rộng vòng tay chào đón bạn trẻ đam mê Marketing, thử sức với công việc thực tế, vận dụng luôn được kiến thức trong quá trình học tập vào công việc thực, sản phẩm thực. Tuyển dụng nhân lực vào vị trí Interns – thực tập sinh không phải để bạn làm công việc của một nhân viên tạp vụ mà bạn sẽ được trực tiếp hỗ trợ công việc cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong cùng phòng ban, được làm việc theo các dự án riêng biệt để thực thi các chiến lược cụ thể. Đây thực sự là cơ hội thuận lợi để sinh viên tiếp xúc với công việc thực tế, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng làm việc trong thực tế để có cái nhìn bao quát nhất về Marketing, định hướng công việc trong tương lai. 3. Agency là gì? Điểm khác nhau giữa Agency và Client Client là thượng đế của Agency Agency là các công ty dịch vụ truyền thông làm việc chủ yếu về quảng cáo cung cấp các dịch vụ tiếp thị quảng cáo cho các công ty, nhãn hàng, nhà sản xuất theo mô hình chuyên nghiệp giúp họ tiếp cận được tập khách hàng lớn. Trong chiến lược Marketing Mix 4P bao gồm: Product – Price – Place – Promotion, công ty Agency chịu trách nhiệm thực hiện tốt chữ P cuối cùng. Agency là mảng Marketing hiện nay đang nở rộ thu hút sự tham gia của đa số các bạn trẻ đam mê chạy quảng cáo cả trong và ngoài ngành. Để hành nghề bạn cần am hiểu đôi chút về kỹ thuật, bởi vậy mà kể cả những cá nhân học về công nghệ thông tin, thương mại điện tử cũng không nằm ngoài sức sút của mảng công việc năng động, sáng tạo này. Sự ra đời của Agency tạo thêm cơ hội mới cho doanh nghiệp hoạt động trên thị trường kinh doanh cung cấp sản phẩm đến với người tiêu dùng, giúp chiến lược kinh doanh của họ đa dạng hơn. Doanh nghiệp không cần chủ động tìm kiếm khách hàng mà thông qua các hoạt động của công ty Agency, khách hàng tiếp nhận thông tin sản phẩm, kích cầu khiến họ chủ động liên lạc với doanh nghiệp tìm mua sản phẩm. Công ty Client là môi trường mà ở đó các Marketer là người tham gia vào khâu tạo sản phẩm, phát triển sản phẩm, sáng tạo thương hiệu cho sản phẩm và làm sao để đưa chúng tới tay người tiêu dùng. Họ là người trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện quy trình Marketing một cách tốt nhất thông qua việc trực tiếp lên kế hoạch, triển khai từ quảng cáo tới truyền thông và làm việc với các đối tác liên quan để đạt được mục tiêu cuối cùng. Client là bộ phần quan trọng góp mặt trực tiếp vào chiến lược phát triển doanh nghiệp, đưa sản phẩm ra thị trường, định hướng và quyết định một phần không nhỏ tới hiệu suất kinh doanh. Nếu Client chỉ hoạt động trong phạm vi sản phẩm hướng tới đối tượng khách hàng chỉ quan tâm tới loại sản phẩm đó hoặc mở rộng tìm kiếm thêm khách hàng trong tập khách hàng tiềm năng thì Agency lại có quy mô hoạt động rộng hơn, các Marketer được tiếp xúc với khá nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mảng Agency chỉ yêu cầu bạn dành sự quan tâm vào một mảng chuyên môn cũng như dự án mà mình nhận được. Từ đó, nghiên cứu đưa ra lời tư vấn và gợi ý cho khách hàng – các công ty Client. Đây cũng chính là áp lực mà Agency gặp phải khi phải làm vừa lòng Client khó chiều. 4. Nên chọn Client hay Agency để theo đuổi? Nên chọn Client hay Agency để theo đuổi? Mỗi người một đam mê, mỗi người một sở thích và có năng lực làm khác nhau vì thế nếu chưa được làm việc thực tế thật khó để người lao động lựa chọn được công việc phù hợp. Với người đam mê Marketing, khi đứng trước ngã rẽ một bên là Agency, bên còn lại là Client khiến họ mông lung không biết đâu mới là lĩnh vực phù hợp nhất với mình. Làm việc ở Client hay Agency được – mất gì? Nếu chọn Client, bạn sẽ được tham gia vào tất cả các hoạt động từ giai đoạn lên ý tưởng sản phẩm đến đưa sản phẩm ra thị trường giúp bạn có được nhiều kiến thức, kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên công việc nào cũng có áp lực, với Client, áp lực về mục tiêu doanh doanh số, cạnh tranh với đối thủ khiến họ luôn theo sát lượng sản phẩm bán ra từng giờ, từng ngày. Vì vậy nếu làm ở vị trí này, khả năng sáng tạo của bạn bị hạn chế mà chủ yếu tập chung cho quản lý và liên kết công việc giữa nhiều phong ban, đối tác. Còn với Agency, công việc trong mảng này chỉ tập trung chủ yếu vào chuyên môn cụ thể, không đòi hỏi phải có “ba đầu sáu tay” để thực hiện nhiều việc. Các Agency-er được thỏa sức sáng tạo, thể hiện tính năng động, phát huy thế mạnh, cập nhật xu hướng mỗi ngày mà không hạn chế ý tưởng. Họ sẽ được tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp, kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau. Người làm Agency nói chung là ít áp lực hơn Client ở phần ra quyết định một chiến lược phù hợp nhưng họ lại luôn phải cố gắng chiều lòng thượng đế Client. Từ đó, lời khuyên cho lao động ngành Marketing, nếu đang ở độ tuổi thanh xuân, có nhiều năng lượng, tinh thần năng động đang ở giai đoạn chín muồi, chưa bị ràng buộc bởi các mối quan hệ xung quanh bạn cần được làm việc trong môi trường trẻ trung bạn nên chọn Agency. Trong môi trường này, bạn không bị gò bó trong giới hạn phạm vi hoạt động, được tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp Client, nhận lấy nhiều kinh nghiệm làm việc khi được thử thách bởi Client. Khi đã cảm thấy, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của mình đã cứng cáp, muốn có mức thu nhập cao hơn hãy nghĩ tới việc làm cho Client. Lúc này khi sang làm cho Client, công việc bạn vận hành sẽ thuận lợi hơn khi đã xây dựng được nhiều mối quan hệ, trong suốt thời gian hoạt động mảng Agency đã quá quen thuộc với tâm lý khách hàng, cách tiếp cận khách hàng tạo điều kiện phát triển sự nghiệp chuyên sâu. Đến đây câu hỏi Client là gì đã được giải quyết. Hy vọng rằng trong suốt quá trình tiếp nhận thông tin qua bài viết trên đây, Timviec365.vn đã cung cấp được nhiều điều bổ ích tới độc giả. Để cập nhật thêm nhiều thông tin mới hữu ích mỗi ngày, đừng quên dành chút thời gian truy cập trang web Timviec365.vn để không bỏ lỡ nhiều điều thú vị nhé!
Coi nguyên bài viết ở: Client là gì? Vai trò là Marketer bạn hiểu Client được bao nhiêu?
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét