Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

DJ là nghề gì? “Hư hỏng – gái làng chơi” những cái tên đau lòng

DJ là nghề gì? “Hư hỏng – gái làng chơi” những cái tên đau lòng

1. DJ là nghề gì? DJ là nghề gì? Người ta gọi cái tên DJ chính là cái tên viết tắt của từ “Disc Jockey”, những người làm DJ được hiểu chính là những người chuyên chọn nhạc và phát lại bản nhạc đó sau khi đã được ghi âm lại cho mọi người nghe. Không những phải chọn nhạc mà người DJ còn phải làm thế nào để biến tấu và điều chỉnh bản nhạc đó sao cho sôi động, khuấy động được người nghe, và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Nghề DJ không phải xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam, mà chúng ta du nhập của nước ngoài khi nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. Nghề DJ xuất hiện từ người Jamaica vào những năm của thập niên 50, tuy nhiên đến thập niên 60 DJ lại du nhập vào đất nước xinh đẹp của nước Mỹ, và bắt đầu từ đây thì DJ mới thực sự phát triển đỉnh cao và nở rộ. Nghề DJ là một nghề rất mới mẻ, nó như một luồng gió lạ, chính vì thế đã thu hút được vô số nhà nghiên cứu quan tâm và gây tranh cãi với nghề mới mẻ này. Có người cho rằng, DJ là người chơi nhạc, chọn nhạc và phát trong các quán bar, sàn nhảy, và họ được chủ doanh nghiệp đó tuyển về để phục vụ nhạc cho khách hàng. Thế nhưng có người lại cho rằng DJ chính là những người trước đây làm trong các đài truyền hình, đài phát thanh. Thu hút được sự chú ý của vô số giới trẻ, đến các nhà nghiên cứu cũng phải quan tâm, thì DJ thật sự có sức ảnh hưởng khá lớn. 2. DJ hàng ngày làm công việc gì? Môi trường làm việc trong quán bar, sàn nhảy đầy những sắc màu, dưới ánh đèn đó thì người DJ sẽ phải làm gì? Nhiệm vụ chính của một DJ chính là dùng âm nhạc để khuấy động mọi người trong sàn nhảy. Nếu như người ta dùng âm nhạc để xoa dịu nỗi đau thì đối với DJ lại dùng âm nhạc để làm nóng bầu không khí. Chính vì thế mà nghề DJ được rất nhiều giới trẻ hâm mộ và yêu thích. Nếu ai chưa học, chưa hiểu rõ về công việc này thì sẽ nghĩ rằng “ôi dào, có gì khó đâu, chỉ cần đứng đó điều chỉnh vài cái nút, xoay đĩa nhạc là được mà”. Thật ra nó có “dễ ăn” như vậy hay không? Đương nhiên là không rồi, vì không những phải thành thạo nhạc cụ mà DJ còn phải biết cảm thụ âm nhạc. Chính vì thế mà họ phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện khổ cực thì mới trở thành DJ. DJ hàng ngày làm công việc gì? Công việc chính của người DJ gồm ba việc chính là: Deejaying, playing, spinning, những công việc đó chính là chọn nhạc hướng đến những khách hàng, chơi nhạc, và xoay đĩa nhạc tạo hứng thú cho khách hàng. Âm nhạc mà người DJ sử dụng rất đa dạng và phong phú, họ có thể sử dụng đĩa nhạc, file nhạc trong máy tính, điện thoại, hay bất kì công cụ nào có thể ghi âm nhạc được. Tuy nhiên không phải cứ phát đoạn nhạc đó là được, mà họ phải sử dụng những công cụ và phương tiện hỗ trợ để tạo ra những đoạn nhạc hấp dẫn mới mẻ cho người nghe. Tất cả những kỹ thuật mà người DJ sử dụng này được gọi là Harmonic mixing. Nhiều người nói rằng, bạn của DJ chính là những người trong quán bar, sàn nhảy, là những người trong làng “ăn chơi”. Thế nhưng mấy ai biết được rằng người bạn thân thiết và đồng hành cùng họ chính là những dụng cụ, công cụ hỗ trợ trong quá trình làm việc. Người bạn thân thiết ấy chính là: Bản ghi âm nhạc, đầu đĩa CD xoay được 2 chiều, bộ bàn mixer, hộp nhạc, máy tính (laptop), hệ thống loa kích âm thanh, tai nghe headphone,...những thứ đó mới chính là người bạn đồng hành, người đi cùng với DJ trong suốt quá trình làm việc. 3. Làm gì để trở thành một Dj chuyên nghiệp Đây là một ngành nghề mới xuất hiện và du nhập vào Việt Nam những năm gần đây chính vì thế đã thu hút được rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ. Giới trẻ hiện nay đang hâm mộ và chạy theo nghề DJ rất nhiều, thế nhưng để trở thành một DJ và thành công trên con đường này có đơn giản hay không? Làm gì để trở thành một Dj chuyên nghiệp Trước tiên để trở thành DJ thì bạn phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài để tạo nền tảng kiến thức cho công việc, tuy nhiên chỉ nguyên kiến thức thôi chưa đủ mà bạn còn phải trau dồi thêm cho bản thân nhiều kỹ năng và yêu cầu: - Đam mê với công việc, như bạn đã biết đó, có rất nhiều người vẫn còn quan niệm và định kiến với nghề DJ, coi họ là “ăn chơi hư hỏng” thậm chí còn gọi họ một cái tên là “gái làng chơi”. Với áp lực lớn từ xã hội như vậy thì họ thật sự phải có niềm đam mê với công việc thì mới có thể trải qua được những định kiến và những lời nói “cay nghiệt” đó để tiến lên đài vinh quang. - Cảm thụ âm nhạc tốt, đây là một công việc đặc thù làm việc với âm nhạc, đặc thù phân biệt với những công việc khác. Chính vì thế mà họ phải cảm thụ âm nhạc tốt, mặc dù đây lại là khả năng không phải ai cũng có. Chính vì thế mà để thành công thì bạn cần phải biết cảm thụ âm nhạc. - Sáng tạo âm nhạc, không phải chỉ tìm kiếm một bản nhạc khá lạ thì bạn đã có thể phát lên cho mọi người nghe. Cũng không phải trong suốt thời gian làm bạn chỉ phát đi phát lại một bản nhạc duy nhất. Như vậy sẽ tạo sự nhàm chán cho những người trong bar, sàn nhảy vì họ đến đây để tìm cảm giác mới mẻ. Vì thế đối với mỗi một DJ phải có sự sáng tạo và tìm tòi cách chế nhạc và phát nhạc khác nhau. Để mỗi bản nhạc lại mang dấu ấn riêng của họ. - Biết khuấy động mọi người, người ta bị thu hút bởi trong quán bar, sản nhảy là sự sôi động, với bản mix nhạc độc đáo, dưới ánh đèn mờ nhiều màu con người thấy thật sự thoải mái khi đến đây. Chính vì thế mà người DJ phải biết khuấy động mọi người không chỉ bằng âm nhạc mà còn cả bằng tinh thần và cách họ làm việc. Nói chung, để trở thành một DJ chuyên nghiệp thì người làm nghề phải là người có tinh thần kiên định, chịu khó với công việc và đặc biệt là không ngại khó. 4. Cơ hội việc làm với nghề DJ Tuy là công việc mới, nghề mới, có thâm niên không lâu bằng những công việc truyền thống khác. Cũng có thể nói DJ mới “chân ướt chân ráo” bước vào thị trường việc làm, giải trí Việt Nam. Thế nhưng nó lại thu hút được rất nhiều người và dần khẳng định vị trí của mình trong lòng mọi người đặc biệt là giới trẻ. Cơ hội việc làm với nghề DJ Hiện nay, khi nền kinh tế xã hội phát triển, ngoài việc nhà hàng khách sạn được thành lập nhiều thì những nơi vui chơi giải trí cũng được mọc lên với con số chóng mặt, đặc biệt là tại hai khu vực trung tâm chính là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai khu vực có thể nói là tập trung vô số những “dân chơi”, nhu cầu vào bar và sàn nhảy của con người tăng lên đột biến, đặc biệt là giới trẻ. Đây cũng chính là cơ hội nghề nghiệp, cơ hội việc làm với những người DJ. Quả thật mà nói thì trong mỗi quán bar không thể thiếu được “dân chơi” đúng chuẩn DJ để khuấy động mọi người. Chính vì thế mà bạn sẽ dễ dàng hơn khi tìm việc làm. Không những cơ hội việc làm mở rộng, mà thêm vào đó chính là mức lương vô cùng vô cùng hấp dẫn cho người làm nghề. Họ được trả với mức lương lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng, cuộc sống dư giả, và ổn định hơn rất nhiều với những nghề khác. Với sức hấp dẫn lớn như vậy thì nó đã thu hút được nhiều người theo nghề. 5. Góc khuất của những cô nàng DJ Góc khuất của những cô nàng DJ Đằng sau ánh hào quang, đằng sau những ánh đèn mờ ảo, đằng sau những lớp phấn dày cộp, đằng sau những bộ đồ sexy ít ai dám mặc ra đường ấy,...mới chính là cuộc sống của những cô nàng DJ. Đâu đó của một góc Hà Nội về đêm, khi mà mọi người đang yên giấc ngủ thì ở một góc nào đó là nơi mà “dân chơi” Hà Nội ghé thăm hàng tối, đó chính là những quán bar, sản nhảy, là vũ trường. Ở đó xuất hiện những cô nàng DJ xinh đẹp với lối ăn mặc có phần gợi cảm. 5.1. Mình có “sạch” thì người ta cũng nghĩ mình “dơ” Đó là cách mà một số người nhìn nhận đối với những cô nàng DJ. Khi mà người ta nghỉ ngơi thì mới là lúc các nàng DJ trang điểm và đến vũ trường làm việc. Chính vì thế mà người ta đặt luôn cho họ cái tên “hư hỏng – gái làng chơi”. Như vậy có quá bất công với những con người này không? Cũng không thể trách được vì người ta chỉ biết khi nhắc đến quán bar, sàn nhảy là dân chơi, là thú vui không lành mạnh của con nhà giàu và là bia rượu, thuốc lá, bóng cười, thuốc lắc,...tất cả những cái “tệ nạn” lại được quy tụ lại một chỗ. Phải chịu những lời đàm tiếu của thiên hạ, những lời có phần “đay nghiến” với những DJ chính vì thế mà họ chịu áp lực rất lớn từ phía định kiến xã hội. Xã hội phát triển hơn, suy nghĩ con người có phần thoáng hơn thế nhưng vẫn còn một số người vẫn coi họ là người “hư hỏng”. 5.2. Con cú đêm “Con cú đêm” là tên gọi khác của những cô nàng DJ. Khi mà người ta vào giấc nồng, bắt đầu mơ những giấc mơ về tương lai thì mới là lúc làm việc của DJ. Và đến khi tờ mờ sáng thì họ trở về nhà với cặp mắt của những “con cú”. Đâu có ai muốn mình phải như vậy, cũng đâu có ai muốn mình đi làm vào cái khung giờ “nhạy cảm” như vậy, vì tính chất công việc mà họ mới trở thành những con cú đêm. 5.3. Đánh cược với sức khỏe và lòng tự trọng Đâu phải công việc của người DJ chỉ là chơi nhạc, khuấy động không khí cho người trong quán mà đôi khi họ lại trở thành PR cho quán bar, vũ trường ấy. Đêm không ngủ đó chính là đang đánh cược với sức khỏe của chính mình, với nhiều nữ DJ còn bị khách ép uống rượu. Bên cạnh đó làm ở môi trường tưởng chừng lành mạnh đó lại là những độc hại không tưởng, là rượu bia và thuốc là, là âm thanh lớn và ánh đèn nhấp nháy. Tất cả đằng sau những ánh hào quang về công việc là sức khỏe của nhiều DJ đang bị đe dọa. Không những bị ảnh hưởng bởi sức khỏe mà chính họ còn đang đánh cược lòng tự trọng của mình với công việc, vì những lời nói không mấy tốt đẹp về họ. Thế đấy, nghề nào mà chẳng có một góc khuất riêng, nghề nào mà chẳng có nỗi khổ riêng. Để trở thành được một DJ chuyên nghiệp và thành công thì bạn phải vượt qua được những lời đau lòng, những khó khăn của công việc. Hy vọng, với những thông tin mà timviec365.vn đem lại cho bạn trên đây thì bạn biết DJ là nghề gì và những góc khuất của nghề DJ.

Đọc nguyên bài viết tại: DJ là nghề gì? “Hư hỏng – gái làng chơi” những cái tên đau lòng

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét