1. Tìm hiểu chung về Java 1.1. Java là gì? “Java” được hiểu đơn giản là một loại ngôn ngữ trong lập trình bậc cao và được phát triển bởi tập đoàn Sun Microsystems, do James Gosling đứng đầu và cũng là người đi đầu trong việc khởi xướng phát hành vào năm 1995. Đây được xem như một phần cốt lõi vô cùng quan trọng của nền tảng Java và chạy được trên rất nhiều những nền tảng khác nhau, ví dụ như hệ điều hành Windows, Mac hay rất nhiều phiên bản khác nhau của UNIX. Hiện nay, phiên bản hot nhất trên thị trường của Java Standard Edition chính là Java SE 8. Bên cạnh đó, cùng với sự tiến bộ, phát triển của Java và sự phổ biến rộng rãi của nó đã tạo ra rất nhiều cấu hình phù hợp để chạy cho nhiều nền tảng khác nhau. Tiếp đó, các phiên bản J2 cũng lần lượt được cải tiến và đổi tên thành Java SE, Java EE và Java ME. Java được đảm bảo rằng có thể viết 1 lần và chạy ở khắp mọi nơi. Java là gì? 1.2. Những đặc điểm của Java - Java có đặc điểm nổi trội là hướng đối tượng – tức là trong hệ thống Java, tất cả mọi thứ đều là Object và Java mang đến tính năng đặc biệt là có thể mở rộng được nó dựa trên mô hình Object. - Nền tảng của Java không giống với các lập trình ngôn ngữ khác mà mang tính độc lập, riêng biệt. Java sẽ không biên dịch sang một máy tính cụ thể trên bất kỳ nền tảng nào mà thay vào đó sẽ là những bytecode độc lập với nền tảng của nó. Những bytecode này sẽ được phân phối trên web và được dịch bằng Virtual Machine ở trên bất cứ nền tảng nào nó đang chạy. - Java có đặc điểm là khá đơn giản, được thiết kế giúp mọi người dễ học. Chỉ cần bạn có kiến thức cơ bản về các khái niệm lập trình của Java là có thể nắm bắt các ngôn ngữ đó rất nhanh chóng và áp dụng hiệu quả. - Hệ thống lập trình của Java luôn được bảo mật tuyệt đối, đảm bảo sự an toàn và cho phép phát triển những hệ thống liên quan mà không có virus hay giả mạo nào xâm nhập. Tất cả các kỹ thuật trong hệ thống đều được xác thực dựa trên việc mã hóa công khai. Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình Java - Java mang kiến trúc trung lập – tức là trình biên dịch của Java tạo ra một định dạng file object với kiến trúc trung lập và làm cho code sau khi biên dịch có thể chạy bình thường trên nhiều bộ vi xử lý cùng với sự hiện diện của Java runtime system. - Xét về khía cạnh Portable, hệ thống Java mang kiến trúc trung lập và không phải phụ thuộc vào các công đoạn của việc thực hiện chúng. Chương trình biên dịch Java được viết bằng ANSI C cùng với ranh giới Portable được thiết kế rất gọn gàng, đó là một giao diện của hệ điều hành khá linh động, sáng tạo và bạn có thể mang byte code của Java lên bất kỳ nền tảng nào khác mà mình muốn. - Một đặc điểm nữa của Java là rất mạnh mẽ. Java luôn nỗ lực hết sức để có thể loại trừ bỏ những tình huống dễ xảy ra lỗi bằng việc tập trung chủ yếu cũng như kiểm tra toàn bộ các lỗi thời gian biên dịch và kiểm tra runtime kỹ lưỡng nhất. - Java có tính năng đa luồng và bạn có thể dễ dàng viết các chương trình cũng như thực hiện rất nhiều những thao tác khác nhau cùng một lúc. Với tính năng vượt trội này, Java cho phép việc xây dựng nên các ứng dụng tương tác và chạy hệ thống ứng dụng một cách ổn định hơn. - Tất cả những byte code của Java sẽ đều được dịch trực tiếp và đưa tới tất cả các nền tảng gốc, đặc biệt sẽ không được lưu trữ ở bất cứ nơi đâu. - Lập trình Java có hiệu suất rất cao, cho phép việc thực thi với việc sử dụng trình biên dịch Just – In – Time một cách nhanh chóng, phát hiện ra và gỡ lỗi kịp thời. - Lập trình Java được đánh giá là năng động, sáng tạo và đột phá hơn so với C hay C++ bởi những thiết kế mới lạ, có thể thích nghi với môi trường đa dạng, phát triển mạnh mẽ. Các chương trình Java có thể mang một lượng lớn những thông tin runtime và được sử dụng để chứng thực cũng như giải quyết toàn bộ những vấn đề về truy cập cho đến các đối tượng trong thời gian nó đang chạy. 2. Học Java để làm gì? 2.1. Xây dựng nên các ứng dụng website Việc xây dựng nên các ứng dụng website từ ngôn ngữ lập trình Java là một trong những ứng dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Cùng với các công cụ như Play Framework thì việc phát triển Java có thể được thực hiện một cách rất nhanh chóng, hiệu quả. Điều này đã được so sánh và đối chiếu với một số ứng dụng khác. Bên cạnh đó, Java cũng là một sự lựa chọn cho các ứng dụng website có yêu cầu cao về hiệu năng. Học lập trình Java, bạn có thể sử dụng cho các trang web thương mại điện tử hay các ứng dụng web thông thường. Hiện nay có rất nhiều các tổ chức chính phủ, y tế, giáo dục, quốc phòng,... đều sử dụng các ứng dụng website được xây dựng bằng ngôn ngữ Java. Có thể thấy, Java đã và đang được ứng dụng cao trong các ngành xây dựng – một ngành đang phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây và hứa hẹn sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho những lập trình viên Java trong tương lai. Xây dựng ứng dụng website 2.2. Phát triển các trò chơi với Java Phát triển các trò chơi là một trong những cách hiệu quả nhất để có thể tận dụng được những tài năng website của các lập trình viên Java. Thực tế hiện nay, Java đang được ứng dụng trong rất nhiều các trò chơi và được chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Học lập trình Java, bạn có thể sử dụng toàn bộ những kiến thức để ứng tuyển vào các vị trí tại các công ty về phát triển game hay cũng có thể tự phát triển một trò chơi của riêng mình. Java ngày càng được sử dụng phổ biến với các nhà phát triển game, lấy Java làm ngôn ngữ cốt lõi để phát triển các trò chơi. Sau nhiều lần nâng cấp và hoàn thiện, Java đã khẳng định được sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình, phục vụ và đáp ứng tối đa nhu cầu, sở thích của các nhà phát triển trò chơi Java. 2.3. Tạo ra các ứng dụng yêu cầu độ bảo mật cao Hiện nay, rất nhiều các lĩnh vực phát triển, nhất là ngành ngân hàng đòi hỏi phải có những ứng dụng nhất định để bảo mật các thông tin trong các giao dịch. Và Java là ngôn ngữ lập trình được đánh giá là có tính bảo mật cao được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Trên thế giới cũng đã có một số ngân hàng sử dụng lập trình Java để tạo ra hệ thống giao dịch điện tử để đảm bảo an toàn tối đa với các thông tin của khách hàng. Ví dụ điển hình như ngân hàng Goldman Sachs, Citigroup, Standard Chartered,... đều đang sử dụng các ứng dụng Java không chỉ trong giao dịch mà còn trong một số công việc quan trọng khác như hệ thống xác nhận và kiểm toán, xử lý các dữ liệu cho dự án,... 2.4. Tạo các ứng dụng cho hệ điều hành Android Tạo các ứng dụng cho hệ điều hành Android Ngôn ngữ lập trình Java hỗ trợ tối đa cho hệ điều hành Android và được áp dụng rất nhiều trong các ứng dụng của Android hiện nay. Đây là một trong những đóng góp to lớn cũng như phát triển của lập trình Java bởi số người sử dụng các thiết bị với hệ điều hành Android chiếm tới hơn 50%. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng ứng dụng này là vô cùng lớn. Thực tế nếu bạn đang sử dụng một chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android thì đừng bất ngờ bởi tất cả các ứng dụng trên đó đều được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của Java. Do đó, các lập trình viên Java nếu nắm vững được những kiến thức, kỹ năng và khả năng sáng tạo, tư duy thì chắc chắn sẽ không phải lo sợ về vấn đề việc làm trong tương lai. 2.5. Phục vụ trong lĩnh vực khoa học – công nghệ Một trong những lợi thế lớn nhất của Java chính là sử dụng phù hợp với các hệ thống có hiệu suất cao, mặc dù chưa thể vượt lên so với ngôn ngữ native về hiệu suất nhưng lại mang đến sự an toàn và linh động trong các hệ thống, bảo trì với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, Java cũng được sử dụng trong nhiều ứng dụng khoa học, công nghệ big data hay một số công cụ phần mềm chuyên dụng khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại điện tử, giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp hiện nay. 3. Quá trình học lập trình Java có khó không? Học lập trình Java thường khá đơn giản và tốn khá ít thời gian cho việc sửa các lỗi hệ thống. Bởi những tính năng của Java được kế thừa khá nhiều từ C và C++ và thậm chí có thêm nhiều tính năng xử lý cao cấp hơn rất nhiều. Java sau nhiều lần nâng cấp và hoàn thiện cũng đã bỏ bớt được nhiều sự rườm rà cũng như những lệnh không cần thiết như ở C và C++. Từ đó người lập trình có thể chú trọng hơn vào việc viết các chương trình thay vì phải tốn nhiều thời gian, công sức để sửa các lỗi cú pháp. Không chỉ vậy, Java còn hạn chế người lập trình để họ không cần phải can thiệp quá sâu vào bên trong hệ thống. Quá trình học lập trình Java có khó không? Tuy nhiên, đối với một số trường hợp các bạn cảm thấy học Java rất khó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều đó có thể nằm ở một số vấn đề sau: - Người học chưa tìm hiểu kỹ về lập trình Java – có nghĩa là bạn chưa từng học một loại ngôn ngữ nào trước đó nên khi bắt đầu sẽ cảm thấy học Java khó. Cũng có thể do bạn tiếp cận với Java qua cách tự học trên mạng hay học theo kiểu đốt cháy giai đoạn, do đó dẫn đến việc không hiểu hết được các bản chất của vấn đề. Java là một loại ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, do đó cần phải học theo một trình tự nhất định mới có thể hiểu và thực hiện được. - Nguyên nhân dẫn đến việc học Java trở nên khó khăn hơn cũng có thể do bạn đã học một loại ngôn ngữ lập trình khác mà không phải là C hay C++. Điều này mặc dù giúp bạn có được những hiểu biết và khả năng vận dụng, tư duy logic để chuyển sang học Java nhưng lại những cú pháp, hệ thống bên đó lại không giống với lập trình Java nên rất dễ bị nhầm lẫn và cảm thấy khó khăn khi bắt đầu với Java. - Một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến việc học Java trở nên khó hơn là lựa chọn sai nguồn học. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet thì việc học tại nhà được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn những nguồn học thật uy tín, chất lượng, tuyệt đối không chọn lung tung và không theo bài bản cụ thể. Điều này sẽ khiến bạn trở nên rối loạn và mất phương hướng, tạo cảm giác khó khăn, chán nản và không còn hứng thú với việc học Java nữa. Với những chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng các bạn sẽ hiểu và nắm rõ về việc học Java để làm gì cũng như có cái nhìn tổng quan nhất về ngôn ngữ lập trình Java. Từ đó, có thêm những thông tin hữu ích và cần thiết cho định hướng về ngành nghề trong tương lai của mình.
Xem bài nguyên mẫu tại: Học Java để làm gì? Bật mí những thông tin về Java bạn cần biết!
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét