1. Kinh tế du lịch – chìa khóa phát triển nền kinh tế rộng mở 1.1. Ngành kinh tế du lịch là gì? Kinh tế du lịch – chìa khóa phát triển nền kinh tế rộng mở Ngành kinh tế du lịch trong những năm gần đây đang ngày càng phát triển bởi những tiềm năng được khai thác triệt để và có hiệu quả. Kinh tế du lịch được rất nhiều các chuyên gia kinh tế đưa ra định nghĩa nhưng có một định nghĩa khá rõ ràng về ngành kinh tế du lịch. Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tình đặc thù riêng biệt của dịch vụ và được xem là ngành công nghiệp không khói. Đây là ngành kinh tế có vai trò khai thác các tài nguyên sẵn có của thiên nhiên nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan. Ngành kinh tế du lịch bao gồm 2 loại: Du lịch trong nước: là loại hình tổ chức và khai thác các địa điểm tham quan, du lịch dành cho khách du lịch trong nước hoặc những khách du lịch tới tham quan tại quốc gia đó. Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà khách du lịch của quốc gia nội tại có nhu cầu và thực hiện tham quan du lịch tại các quốc gia khác. 1.2. Đặc điểm của ngành kinh tế du lịch Đặc điểm của ngành kinh tế du lịch có những đặc điểm du lịch sau: Tính tổng hợp, liên ngành: ngành kinh tế du lịch hay bất kỳ một ngành nào thuộc cơ cấu nền kinh tế của một quốc gia đều có mối liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời khỏi nhau. Ngành kinh tế du lịch cần phải mang tính tổng hợp và gắn kết với các lĩnh vực khác như giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, tài nguyên và môi trường, văn hóa hay thể thao,… Tính xã hội hóa: ngành kinh tế du lịch có đặc điểm xã hội hóa, có nghĩa là có sức thu hút mọi thành phần chủ thể kinh tế xã hội tham gia (bao gồm cả những chủ thể trong nước và chủ thể nước ngoài, tức là khách du lịch nước ngoài). Tính xanh và sạch: thế giới đang hướng tới sự toàn cầu hóa nhưng đồng thời vẫn phải đưa ra những biện pháp chống toàn cầu hóa, cụ thể là bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Với đặc trưng là ngành công nghiệp không khói, ngành kinh tế du lịch cần phải giữ vững được cái tên như vậy sao cho đúng với thực tế nhất có thể. Tính lợi ích và hiệu quả kinh tế cao: ở đây, chúng tôi muốn nói tới chính là ngành công nghiệp gà đẻ trứng vàng, đó chính là tính lợi ích và hiệu quả kinh tế mà ngành kinh tế du lịch đem lại cho nền kinh tế, đóng góp vào ngân sách và mức độ tăng trưởng GDP của một quốc gia. 1.3. Vai trò của ngành kinh tế du lịch Ngành kinh tế du lịch được xem là chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng hóa, đa phương hóa tại quốc gia Việt Nam. Cụ thể, ngành kinh tế du lịch có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế ở một vài khía cạnh sau: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tốc độ tăng trưởng Ngân sách nhà nước Tổng vốn đầu tư Công nghệ hiện đại Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Nền văn hóa đa dạng Dựa trên những khía cạnh này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những tác động của ngành kinh tế du lịch tới môi trường kinh doanh và phát triển của Việt Nam ở phần sau của bài viết nhé! 2. Tác động của ngành kinh tế du lịch tới nền kinh tế Việt Nam 2.1. Tác động tích cực Tác động của ngành kinh tế du lịch tới nền kinh tế Việt Nam Về tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia, ngành kinh tế du lịch đã có những đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Theo đó, ngành công nghiệp không khói du lịch đã có đóng góp chung vào tổng thu nhập trên thế giới là khoản 6%. Ở Việt Nam, tỷ trọng ngành kinh tế du lịch chiếm tới 3,5% GDP năm 1994 và cho tới năm 2010 thì tăng lên là 12,5% (đánh giá và số liệu của WTO). Như vậy, có thể thấy ngành kinh tế du lịch hiện đang ngày càng chiếm phần lớn trên miếng bánh trị trường và có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Về tổng vốn đầu tư và ngân sách nhà nước, đây chính là mặt tích cực thứ hai mà ngành kinh tế du lịch mang lại cho một quốc gia. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các hoạt động kinh doanh du lịch ở khắp tất cả các tỉnh thành, địa bàn cũng như thu hút được rất nhiều các khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam tham quan và chiêm ngưỡng. Bên cạnh đó, những dự án du lịch tầm cỡ có khả năng sẽ nhận đựơc khá nhiều vốn đầu tư đến từ nước ngoài, có thể là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hay vốn hỗ trợ phát triển ODA,… Về tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, việc kinh doanh và mở rộng thị trường du lịch sẽ giúp cho một quốc gia gia tăng được kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thông qua việc tiếp cận các đối tượng là chủ thể nền kinh tế. Tuy phần đóng góp được đánh giá là không nhiều những có ý nghĩa cho các linh vực và ngành nghề khác không liên quan mấy như kinh tế, kế toán, quản trị doanh nghiệp,… Về công nghệ hiện đại, các nước tiếp nhận đầu tư hầu hết sẽ được chuyển giao các loại máy móc, công nghệ hiện đại đến từ nước đầu tư, đồng thời có thể tiếp thu và nâng cao chất lượng nguồn lao động – mặt yếu kém của lao động nước Việt Nam. Đặc biệt hơn, lao động có cơ hội kiếm thêm thu nhập, gia tăng cơ hội làm việc và được đào tạo cơ bản, cũng như hạn chế tỷ lệ thất nghiệp của nước ta. Về nền văn hóa đa dạng, những hoạt động của ngành kinh tế du lịch hầu hết đều làm cho nền văn hóa quốc gia đó trở nên đa dạng thú vị khi du nhập cả những nền văn hóa khác vào nên văn hóa của chính quốc gia mình, học tập và cố gắng gìn giữ bản sắc dân tộc. 2.2. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực thì ngành kinh tế du lịch cũng mang những tác động tiêu cực tới nền kinh tế, tuy không nhiều nhưng có thể đó là giải pháp hay cho các bạn ứng viên khi đi xét tuyển. Thứ nhất, đó là ô nhiễm môi trưởng. Mặc dù rất nhiều các tổ chức kinh doanh đều gắn liền mục tiêu hoạt động gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, ngành công nghiệp không khó này vẫn gây ra những hiệu quả khôn lường và ảnh hưởng xấu tới môi trường như ô nhiễm âm thanh, ô nhiễm nguồn nước tiêu thụ nhiều nhựa, ô nhiễm không khí, Thứ hai, đó chính là về mặt văn hóa. Việc du nhập và tiếp xúc với những nền văn hóa mới, thu hút, mới lạ và độc đáo không có gì là xấu cả cũng như tiếp thu những gì tinh hoa nhất của họ. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay lại ưa chuộng đồ tây hơn đồ ta, có thói quen và cách cư xử như người chân Âu hơn là người cùng quê hay đồng hương. Trong tình trạng như vậy, các bạn cần phải biết cách gìn giữ bản sắc dân tộc và tiếp thu có chọn lọc nhất có thể. 3. Một số lĩnh vực kinh tế du lịch phổ biến hiện nay 3.1. Nhân viên tư vấn Một số lĩnh vực kinh tế du lịch phổ biến hiện nay Nhân viên tư vấn kinh tế du lịch cũng là một lựa chọn khá hợp lí cho các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên vừa mới ra trường vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm, có trình độ học vấn quá giỏi để có thể đạt được những cơ hội trải nghiệm và nâng cao giá trị, sức làm việc của bản thân hơn nữa. Mức lương dành cho các nhân viên tư vấn không quá lớn, dao động trung bình từ 7-10 triệu, có thể hơn con số đó, Bên cạnh đó, các bạn sẽ được đào tạo cụ thể lại cũng như trau dồi được nhiều kỹ năng mềm và kinh nghiệm hơn nữa. 3.2. Nhà quản trị Nhà quản trị là vị trí bắt buộc ở hầu hết các bộ máy tổ chức ngành kinh tế du lịch< Nhìn chung, một nhà quản trị sẽ đòi hỏi các bạn phải thành thạo hầu hết các lĩnh vực cũng như có trong mình chứng chỉ IETLS đạt từ 7.5 trở lên. Mức lương dành cho các nhà quản trị rất cao, dao động từ 15 – 30 triệu. Ở những nơi hay môi trường kinh doanh nước ngoài, thậm chí bạn còn được trả gấp đôi gấp ba lần, từ 2000 – 5000 đô la Mỹ. Tuy vậy, các bạn cũng phải chịu sức ép công việc rất lớn cũng như phải có trình độ chuyên môn rất cao, kèm theo nhiều kỹ năng mềm khác. 3.3. Hướng dẫn viên du lịch Hướng dẫn viên du lịch là ngành thuộc lĩnh vực kinh tế du lịch khá hot đối với rất nhiều các bạn trẻ đam mê được đi du lịch, được giao tiếp và có nhiều trải nghiệm. Việc hướng dẫn du lịch cũng đồi thời giúp cho bạn có cơ hội gia tăng khả năng ngoại ngữ, đồng thời có thêm nhiều trải nghiệm quý báu được đi đây đi đó. Tuy nhiên, thứ bạn đánh đổi lại chính là thời gian và sức khỏe. Những người hướng dẫn du lịch có mức lương ở dạng trung bình cao, tùy năng lực, trình độ cũng như ngoại hình của bạn ra sao. Để có thẻ trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi xuất sắc, các bạn trước hết cần phải xuất phát là những người cởi mở, ăn nói khéo và tốt, có kỹ năng dẫn tour, am hiểu về lịch sử và nền ẩm thực, văn hóa nước Việt Nam,… Đồng thời, hướng dẫn viên du lịch đặc biệt bắt buộc phải có khả năng về ngoại ngữ mà tiếng Anh là điều kiện tối thiểu mà họ cần phải biết và thành thạo trong giao tiếp. Trên đây là thông tin về Kinh tế du lịch là gì? Các lĩnh vực kinh tế du lịch hiện nay mà các bạn ứng viên trẻ đang dành sự quan tâm tới. Chúc bạn thành công!
Đọc nguyên bài viết tại: Kinh tế du lịch là gì? Các lĩnh vực kinh tế du lịch hiện nay
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét