Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019

Kỷ luật là gì? Sống kỷ luật có thực sự quyết định tới thành công

Kỷ luật là gì? Sống kỷ luật có thực sự quyết định tới thành công

1. Hiểu kỷ luật là gì – điều đầu tiên cần nhận thức Khái niệm kỷ luật là gì? Khi tìm hiểu sẽ thấy kỷ luật được hiểu với hai phạm trù khác nhau.   Kỷ luật là gì? - Nghĩa thứ nhất, kỷ luật liên quan đến trách nhiệm kỷ luật là gì? Quyết định kỷ luật là gì? Theo đó kỷ luật là những quy định xử sự chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhắm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả cao. Khái niệm này thường được nhắc tới trong một cơ quan, tổ chức nơi mà có những quy định được lãnh đạo đặt ra bắt buộc các thành viên, cá nhân trong tổ chức phải thực hiện theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt và những hình phạt đó khi được thực hiện được gọi chung là hình thức kỷ luật.  Trách nhiệm kỷ luật mang tính pháp lý áp dụng với đối tượng là người hoạt động thuộc sự quản lý của nhà nước là cán bộ, công chức, viên chức khi vi phạm kỷ luật tức là vi phạm những quy định, quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm quy định pháp luật ở mức dộ nhẹ chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự  Quyết định kỷ luật là một văn bản được ban hành từ người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi có đối tượng vi phạm kỷ luật để áp dụng các hình thức xử phạt đối với cán bộ, công chức, các cá nhân dưới sự quản lý của mình theo quy định của pháp luật. Các quyết định kỷ luật được ban hành phải theo đúng quy định áp dụng xử phạt trước đó.  - Nghĩa thứ hai, định nghĩa kỷ luật là gì được giải thích theo khái niệm tính kỷ luật là gì? Do ảnh hưởng của khái niệm kỷ luật theo nghĩa thứ nhất mà nhiều người cho rằng tính kỷ luật có sở những người cứng nhắc thiếu linh hoạt, chỉ làm theo một khuôn mẫu cố định đã được vạch ra trước đó. Đó là nhận định của những cá nhân khi chưa biết tới khái niệm về tính kỷ luật là sự rèn luyện giúp chúng ta tự sửa chữa, tạo khuôn nếp, tạo sự mạnh mẽ giúp chúng ta hoàn hảo hơn, làm việc theo mục tiêu được đề ra để đạt được thành công cuối cùng.  Ở đây, Timviec365.vn sẽ thiên về bàn luận cùng độc giả theo nghĩa hiểu thứ hai - định nghĩa có ảnh hưởng trực tiếp tới thành công trong cuộc sống.  2. Đặc tính của kỷ luật thể hiện ở người sống kỷ luật  Những đặc tính ở người sống kỷ luật  Dễ dàng nhận ra những đặc điểm ở một người sống có tính kỷ luật khi họ có những đặc tính sau: 2.1. Tự nhận thức  Nhận thức ở một người kỷ luật nghĩa là họ có thể làm mọi việc mà không bị cảm xúc chi phối, tức là dù có buồn hay chán nản nhưng chỉ cần đó là hành động tốt, công việc tốt thì họ vẫn hoàn thành. Do đó sự tự nhận thức chính là đặc tính đầu tiên được nhận ra ở một người sống kỷ luật. Họ sẽ là người tỉnh táo xác định xem hành vi nào thể hiện tốt nhất phù hợp với các mục tiêu và giá trị của mình để mà thực hiện. Đó là khi trước đó họ dành thời gian lập ra mục tiêu, mơ ước để thực hiện hoài bão bằng hành động cụ thể mà không bị trì hoãn bởi tác động khách quan bên ngoài.  2.2. Nhận thức có ý thức  Nhận thức được những hành vi, hoạt động tốt cần phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu đề ra thế nhưng nếu không có ý thức hành động thì chứng tỏ tính kỷ luật trong con người bạn chưa đủ để mục tiêu đề ra được hoàn thành. Hoặc nếu bạn nhận thức cần phải hoàn thành mục tiêu nhưng không ý thức hành vi của mình là không hay có kỷ luật thì làm sao bạn có thể biết rằng mình cần phải hành động khác đi?  Để biết mình nhận thức có ý thức hay không là khi bắt tay vào rèn luyện tính kỷ luật. Hãy tự nhận thức từ những hành động vô kỷ luật nhẹ nhất bằng việc để ý xem trong quá trình rèn luyện kỷ luật có bắt quả tang được mình đang cắn móng tay, lơ đãng thực hiện việc khác, dành quá nhiều thời gian ăn vặt trong khi đang công việc quan trọng,... Còn với người tính kỷ luật được bộc lộ cao những hành vi vô kỷ luật dù nhỏ đến mức nào cũng sẽ không tồn tại, thậm chí trong đầu họ còn không dành chỗ chứa cho định nghĩa về nó.   2.3. Quyết tâm thực hiện đúng kỷ luật  Viết ra được mục tiêu và ước mơ của mình thôi chưa đủ, quan trọng là bạn có quyết tâm thực hiện chúng hay không? Đây mới là lúc tính kỷ luật cần được phát huy. Đặc tính này hoàn toàn có thể được thử nghiệm với mục tiêu thức dậy vào 5h sáng. Ngay từ bây giờ lấy điện thoại và đặt cho mình báo thức vào 5h sáng, tính kỷ luật sẽ được kiểm chứng vào sáng hôm sau nếu bạn có thể thức dậy cảm nhận bầu không khí sớm mai hoặc là chỉnh giờ và tự nhủ “chỉ 5 phút nữa thôi”  Nếu bạn cảm thấy khó khăn với việc thực hiện quyết tâm, hãy bắt đầu bằng cách đưa ra một quyết định có ý thức rằng bạn sẽ theo đuổi thực hiện những gì mà bạn nói mình sẽ làm – cả về thời điểm và cách thực hiện việc đó.  2.4. Can đảm vượt qua khó khăn  Kỷ luật phụ thuộc nhiều vào lòng can đảm tức là bạn có can đảm vượt qua khó khăn để hoàn thành mục tiêu hay can đảm vượt lên chính mình để thực hiện hành động để đạt tới mục tiêu đó hay không? Đừng cố tỏ ra mình có kỷ luật khi nghỉ mọi việc quá dễ dàng trong khi thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Bên ngoài thể hiện mình có khả năng hoàn thành nhưng bên trong lại cảm thấy khó khăn thì mọi việc làm cũng trở nên vô nghĩa. Với những người có tính kỷ luật họ sẽ xây dựng trước đó lòng can đảm, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, vượt qua mọi rào cản để vươn tới thành công mà trong quá trình thực hiện không chùn bước.  Lòng can đảm xuất phát từ những thành công nho nhỏ, lâu dần sau nhiều lần chiến thắng như thế, niềm tin của bản thân mạnh dần lên và tính kỷ luật sẽ được phát huy với sự hỗ trợ của sự can đảm.  2.5. Tự định hướng bản thân - không chờ bị tác động Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống “dở khóc dở cười” rồi thấy mình mông lung không có định hướng như bị lạc lối giữa ngã tư đường chưa? Khi tình huống này xảy ra với một người có tính kỷ luật cao, tinh thần tiếp tục chiến đấu tìm lối đi cho riêng mình với sự quyết tâm cao. Họ biết cách tự điều hướng bản thân, nói chuyện với chính mình khi xung quanh không có ai và đây chắc chắn là phương pháp hữu ích nhất để khuyến khích, trấn an bản thân. Người ta gọi đó là độc thoại.  Độc thoại không phải là một thói quen tốt nhưng trong trường hợp trên lại vô cùng hữu hiệu và sẽ càng có ích hơn trong mọi trường hợp nếu biết cách để kiểm soát nó. Chính độc thoại theo hướng tích cực là hành vi có khả năng nhắc nhở cá nhân về sứ mệnh hoàn thành mục tiêu, củng cố lòng quyết tâm, tạo dựng lòng can đảm, duy trì nhận thức có ý thức về những gì đang làm.   3. Sống kỷ luật có thực sự vươn tới được thành công  Những người thành công là người sống kỷ luật  Bạn có thắc mắc vì sao những doanh nhân trên thế giới hay hẹp hơn là các CEO tại Việt Nam lại đạt được vị trí cao và thành công lớn như vậy không? Bạn có biết lý do nào giúp tỷ phú Phạm Nhật Vượng – chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup là doanh nhân người Việt đầu tiên được xướng tên trong danh sách top 500 người giàu nhất thế giới của Forbes không? Chính bởi họ nhận thức đúng về kỷ luật, sống đúng nghĩa kỷ luật, thói quen sống của họ chính là kỷ luật.  Sống kỷ luật không phải là người cứng nhắc luôn thiếu linh hoạt, chỉ làm theo một khuôn mẫu cố định đã được vạch ra trước đó mà không có sự sáng tạo. Kỷ luật đúng nghĩa không phải là sự bắt ép, nó chỉ là chất xúc tác có hiệu quả mạnh mẽ khích lệ tinh thần cho bạn có động lực thực hiện hành động tốt hướng tới hoàn thành mục tiêu đề ra. Khi hiểu ra được điều đó bạn sẽ không e dè khi nhắc đến nó mà ngược lại sẽ vun đắp, phát triển và thể hiện nó để hoàn thành mọi mục tiêu, vươn tới thành công.  Kỷ luật giúp bạn nỗ lực hành động hoàn thành mọi mục tiêu đề ra, là thứ duy nhất sẽ khiến cho sáng tạo được bền vững. Nếu chúng ta có mục tiêu nhưng không hành động thì thành công với bạn là một khái niệm thật xa vời. Sẽ chẳng có ai muốn chui ra khỏi chăn ấm trong mùa đông rét buốt mỗi sớm mai, chẳng ai muốn sáng chủ nhật – ngày nghỉ duy nhất trong tuần lại thức dậy cùng bình minh nhưng mục tiêu thành công đã thôi thúc được họ không những thực hiện được những điều nhỏ nhặt đó mà còn làm nhiều điều phi thường hơn thế. Tính kỷ luật cho họ thấy rằng “Cái giá của việc giữ kỷ luật luôn luôn thấp hơn nỗi đau của sự hối tiếc”. Tuổi trẻ cho bạn sức khỏe để hoàn thành mục tiêu nhưng vì ham vui, ngại thử thách khiến bạn không gánh vác được cái giá để giữ kỷ luật cho đến khi già đi bạn mới nhận ra nỗi đau của sự hối tiếc còn nặng hơn nhiều. Vì vậy sống kỷ luật nghĩa là bạn đang bước trên con đường dẫn tới thành công.  Hiểu kỷ luật là gì đúng nghĩa sẽ giúp bạn hành động và rèn luyện được tính kỷ luật đúng cách. Hy vọng với những ý kiến trên đây về tính kỷ luật đã giúp nhiều người giải thích được băn khoăn “sống kỷ luật có quyết định tới thành công”. Mong rằng bạn sẽ nhận thức được thật nhiều điều thú vị qua bài viết này.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Kỷ luật là gì? Sống kỷ luật có thực sự quyết định tới thành công

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét