Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Service learning là gì? Chạm đến thành công từ service learning!

Service learning là gì? Chạm đến thành công từ service learning!

1. Khái niệm service learning là gì? “Service learning” hay còn gọi là học tập phục vụ cộng đồng, được hiểu là sự trải nghiệm học tập gắn liền với công tác phục vụ cộng đồng theo kế hoạch và mục tiêu, định hướng nhất định. Phương pháp service learning được xem là sự phối hợp làm việc và hợp tác dựa trên cơ sở của các mối quan hệ giữa 4 thành phần là: nhà quản trường học, các giảng viên, cộng đồng và các đối tượng sinh viên. Ưu điểm lớn nhất của service learning là giúp cho người học có thể làm phong phú hơn những kiến thức của mình từ những lý thuyết đưa vào thực tế hay ngược lại, từ những hoạt động thực tế làm rõ hơn những nội dung lý thuyết có liên quan. Service learning là gì? Đây là hình thức mới mẻ giúp cho sinh viên có cơ hội được phản hồi, suy ngẫm từ chính những trải nghiệm học tập, phát triển các kỹ năng của bản thân thông qua các hoạt động có tổ chức nhằm phục vụ cho cộng đồng, đáp ứng những nhu cầu đã xác định của cộng đồng đó. Qua đây, các bạn sinh viên cũng có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức cho các môn học của mình, có cách nhìn nhận và đánh giá bao quát hơn về chuyên ngành cũng như gia tăng được ý thức trách nhiệm của bản thân đối với xã hội. Bên cạnh đó, cũng có thể hiểu service learning là phương pháp học tập để làm chủ và áp dụng được những kiến thức, kỹ năng trong các tình huống nhất định của cuộc sống và đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của cộng đồng. Mô hình service learning trong môi trường giáo dục đại học đã có lịch sử hình thành từ hàng chục năm và phát triển mạnh mẽ tại các nước Âu, Mỹ. Tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam thì service learning mới chỉ được triển khai và thực hiện trong một vài năm trở lại đây, tuy nhiên cũng đã nhận được sự quan tâm từ rất nhiều các trường đại học và sinh viên. 2. Vai trò của mô hình service learning 2.1. Vai trò của service learning đối với sinh viên Các hoạt động của mô hình service learning có vai trò rất quan trọng đối với các bạn sinh viên cũng như mang lại nhiều trải nghiệm thực tế, sự thấu hiểu sâu sắc nhất về bối cảnh của nền kinh tế - xã hội, các yếu tố văn hóa, chính trị có liên quan đến nội dung học tập. Đặc biệt, service learning mang lại cho sinh viên những kỹ năng quan trọng giúp phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. - Service learning tạo cho sinh viên khả năng suy luận và phản biện: Service learning giúp cho các bạn sinh viên có thể biết cách xác định các vấn đề của cộng đồng, từ đó tìm ra được nguyên nhân sâu xa của từng vấn đề và tạo cơ sở để phát triển hơn nữa những hiểu biết của bản thân cũng như trách nhiệm đối với cộng đồng. Đó là việc để xuất những phương án để giải quyết hay thay thế một vấn đề, học cách suy luận và phản biện lại những điều chưa hợp lý, đánh giá cụ thể các thông tin và tìm ra vấn đề khúc mắc. Bên cạnh đó, service learning cũng giúp các bạn có thể liên kết cũng như tương tác giữa những nguyên tắc chuyên môn của ngành học với những vấn đề của cộng đồng, xã hội. Vai trò của service learning với đối với sinh viên - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Thông qua các hoạt động cộng đồng, xã hội, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được tiếp xúc và tăng khả năng giao tiếp trước đám đông qua các cuộc họp, các buổi thương lượng,... biết cách lắng nghe và tiếp thu những phương pháp hiệu quả trong giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau. Sinh viên tham gia các hoạt động học tập phục vụ cộng đồng cũng sẽ được trau dồi khả năng giao tiếp ngôn ngữ hiệu quả thông qua email, báo cáo, các bài phản hồi, thỏa thuận,... - Trau dồi kỹ năng nghề nghiệp và làm việc nhóm: Service learning giúp cho các bạn sinh viên có thể phát triển kỹ năng lãnh đạo và biết cách làm việc nhóm hiệu quả. Bên cạnh đó cũng giúp các bạn hiểu rõ hơn về thực tế những trách nhiệm hàng ngày trong công việc, biết lập các kế hoạch cụ thể cho bản thân, đặt ra các mục tiêu nghề nghiệp và quyết tâm đạt được những điều đó. - Tăng sự hiểu biết về trách nhiệm của bản thân: Hình thức service learning ra đời giúp hình thành cho sinh viên những suy nghĩ về trách nhiệm dân sự và dành nhiều thời gian cho việc đóng góp cộng đồng, quan tâm hơn đến các vấn đề của địa phương, hình thành những thói quen để cải thiện cộng đồng địa phương. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được tiếp xúc với nhiều người, nhiều nền văn hóa khác nhau, các dân tộc khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam cũng như các quốc gia khác và có nhận thức về chính những người đã từng tiếp xúc với mình, những việc mình làm có thể ảnh hưởng và tác động đến các cộng đồng lân cận như thế nào? - Phát triển học thuật, mang lại cơ hội thành công trong học tập: Việc tham gia vào các hoạt động phục vụ cộng đồng mang lại cho sinh viên những nội dung học tập quan trọng, bổ ích từ chính cuộc sống hàng ngày. Từ đó, biết vận dụng vào trong học tập và tạo ra kết quả tốt hơn cho tấm bằng đại học của mình. 2.2. Vai trò của service learning đối với xã hội Đối với sự phát triển của xã hội, service learning góp phần tạo nên một thế hệ nguồn nhân lực tiên tiến, văn minh và nhân bản hơn. Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, con người ngày càng biết nhận thức rõ được các vấn đề quan trọng và cần thiết của xã hội, từ đó mong muốn tìm ra các giải pháp để phát triển và có trách nhiệm hơn với sự phát triển đó, thấu hiểu được các vấn đề mang tính toàn cầu cần được quan tâm, chú trọng. Service learning giúp tạo nên một xã hội văn minh, tốt đẹp, phát triển vững mạnh. Vai trò của service learning với đối với xã hội 3. Phân biệt giữa service learning với thực tập và tình nguyện Service learning là mô hình hoạt động có sự đóng góp của thời gian, công sức cũng như các kỹ năng giải quyết các vấn đề của một hay nhiều cộng đồng. Mọi hoạt động của service learning thường sẽ thông qua các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận và không nhận bất kỳ khoản thù lao nào từ các hoạt động đó. Và khác hoàn toàn với service learning, thực tập được thực hiện ở các công ty, doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận. Các hoạt động thực tập đôi khi cũng sẽ nhận được thù lao và đối với việc thực tập, các cá nhân sẽ được hưởng lợi liên quan đến nghề nghiệp hơn là các cơ quan, tổ chức tiếp nhận thực tập. Còn đối với hoạt động tình nguyện thì khó phân biệt với service learning bởi bản chất tương đương với nhau trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác nhau giữa hai hình thức trên qua một số yếu tố sau: - Mục tiêu của service learning là học tập và có các hoạt động gắn liền với chương trình đào tạo của chuyên ngành. Còn đối với hoạt động tình nguyện thì chỉ thực hiện theo ngẫu hứng và không có mục tiêu, định hướng cho việc học tập. - Các giảng viên và cộng đồng thực hiện hoạt động service learning đều là những nhà giáo dục cao cấp, những hoạt động đều được hai bên lên kế hoạch định hướng từ trước. Còn với tình nguyên thì có thể tình cờ học được mà không cần phải có kế hoạch giáo dục. Phân biệt giữa service learning với hoạt động tình nguyện - Theo hình thức service learning thì những người tham gia một cách tình nguyện, không nhận bất cứ khoản thù lao nào mà còn phải trả phí cho những chương trình học tập. Tuy nhiên, với hoạt động tình nguyện mặc dù cũng không nhận thù lao nhưng sẽ ít khi phải trả phí cho các chương trình tham gia. - Với service learning thì cả những người tham gia học tập lẫn cộng đồng đều được hưởng những lợi ích nhất định. Còn tình nguyện thì cộng đồng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn so với những người tham gia. - Để tham gia service learning, người học phải có những kỹ năng nhất định và cần chuẩn bị trước. Tuy nhiên với hoạt động tình nguyện thì không cần thiết phải có những kỹ năng mà vẫn có thể tham gia. - Service learning thường diễn ra trong cả một kỳ hoặc thậm chí một năm học. Còn tình nguyện có thể diễn ra ở bất kỳ khoảng thời gian nào mà bạn thích. - Service learning mang lại cho sinh viên những cơ hội nghề nghiệp rất tốt cho tương lai, giúp nhanh chóng chạm tay đến mơ ước, thành công. Còn với tình nguyện cũng giúp có được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, tuy nhiên sẽ không có được nhiều kiến thức chuyên môn như hình thức service learning. - Tính chất cộng đồng của service learning là tập trung vào hoạt động chung, làm việc cùng cộng đồng, học tập từ chính cộng đồng. Còn với tình nguyện thì ít hướng đến giáo dục hơn khi thực hiện các chương trình, hoạt động. Như vậy, cần phải biết phân biệt những yếu tố, tiêu chí giữa service learning, thực tập và tình nguyện để có thể lựa chọn cho mình một hình thức học tập, rèn luyện phù hợp, hiệu quả nhất, mang lại thành công cho bản thân trong tương lai. Service learning là một mô hình học tập sáng tạo, mới lạ và vô cùng thiết thực đối với cuộc sống xã hội, nhất là trong bối cảnh xã hội đang ngày càng phát triển hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn sẽ hiểu và nắm rõ service learning là gì cũng như vai trò của service learning đối với công tác học tập của sinh viên như thế nào? Từ đó, biết phân biệt sự khác nhau giữa service learning với thực tập, tình nguyện và lựa chọn cho mình một hình thức thật phù hợp, mang lại thành công trong tương lai nhé!

Đọc nguyên bài viết tại: Service learning là gì? Chạm đến thành công từ service learning!

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét