1. Khái quát về tham vấn? 1.1. Tham vấn là gì? Tham vấn chính là thuật ngữ được nhiều người tìm hiểu bởi đây là một nghề rất có ích trong xã hội hiện đại. Vậy, tham vấn là gì? Hãy tìm hiểu rõ về khái niệm tham vấn ngay sau đây: Tham vấn chính là một quá trình trợ giúp tâm lý con người, trong đó nhà tham vấn sử dụng chính những kiến thức, áp dụng các kỹ năng chuyên môn và thêm vào đó là thái độ nghề nghiệp để có thể thiết lập được các mối quan hệ bổ trợ tích cực với thân chỉ của mình. Nhằm giúp đỡ thân chủ có thể nhận thức được hoàn cảnh của vấn đề để có thể thay đổi tích cực về mặt cảm xúc, suy nghĩ và hành động, tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhất để giải quyết các vấn đề của chính mình. Mục đích của việc tham vấn Tham vấn giúp thân chủ giảm bớt được các cảm xúc tiêu cực ngay khi họ đang phải đối diện với hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống của họ. Đồng thời tham vấn sẽ giúp cho thân chủ tăng cường sự hiểu biết về bản thân và nhận thức được bản thân mình chinh là nguồn lực để giúp đỡ chính mình. Đồng thời, tham vấn giúp cho việc giải quyết vấn đề về mặt tâm lý hiệu quả, nâng cao sự tự tin cho các thân chủ bằng cách đưa ra những quyết định hết sức lành mạnh và thực hiện những quyết định đó một cách dễ dàng. Giúp thân chủ có khả năng ứng phó được với hoàn cảnh hiện tại đang có vấn đề, từ đó mang đến cho họ khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai. Các ca tham vấn tâm lý sẽ giúp cho các thân chủ nhận thấy được rõ hơn vấn đề mà mình đang gặp phải, mặc dù trước kia họ không thể nào tự mình nhận thấy được. Từ đó, thân chủ có thể nhìn thấu vấn đề của mình để có thể tự đưa ra sự lựa chọn và quyết định dưới sự hỗ trợ và định hướng của nhà tham vấn. 1.2. Nghề tham vấn là gì? Tham vấn là một ngành nghề đại diện cho sự hợp nhất và hội tụ của nhiều yếu tố ảnh hưởng như phong trào đấu tranh để có được những biện pháp điều trị nhân đạo cho bệnh nhân tâm thần từ thế kỷ XIX tại Pháp, phân tâm học-Freud; những khảo cứu khoa học và phương pháp tiếp cận hành vi; chất lượng khoa học các trắc nghiệm tâm lý; tâm lý học hiện sinh; tâm lý học nhân văn và những thành tựu rõ ràng của lĩnh vực hướng dẫn tư vấn nghề 1.3. Tâm lý học tham vấn là gì? Tâm lý học tham vấn là một chuyên ngành tâm lý học bao gồm những nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực rộng lớn khác nhau: đào tạo và đầu ra; giám sát và đào tạo; tư vấn và phát triển hướng nghiệp; can thiệp và sức khỏe. Một số chủ đề chính mà các nhà tham vấn tâm lý thường tập trung vào bao gồm vấn đề về tài chính và sức khỏe, môi trường tương giao cá nhân, giáo dục và phát triển hướng nghiệp, các tương giao ngắn hạn và tập trung vào tính toàn thể của nhân cách. Ở Hoa Kỳ, một trong các tạp chí chuyên ngành học thuật hàng đầu là Tạp chí tâm lý học tham vấn và Tạp chí các nhà tâm lý tham vấn. Bản chất của tâm lý học tham vấn: Bản chất của hoạt động tham vấn tâm lý (hay còn gọi là ca tham vấn tâm lý): là một tiến trình kéo dài có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Tiến trình ấy không chỉ đơn giản là một hay hai buổi gặp mặt, làm việc. Đó cũng không phải đơn thuần chỉ ở trong khoảng thời gian và không gian thân chủ và nhà tham vấn gặp gỡ mà nó là cả một quá trình có sự tác động từ cả hai phía nhằm tạo nên sự thay đổi và phát triển của chính bản thân người thân chủ. 2. Các loại hình tham vấn 2.1. Loại hình tham vấn gia đình Khi nào cần tới tham vấn gia đình? Khi 1 hoặc nhiều gia đình trong cùng khu đang có sự thay đổi về nếp sống hàng ngày của gia đình, những áp lực đang diễn ra gây tác động tiêu cực đến gia đình. Những tác động có thể kể tới như sự gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, vai trò của các thành viên, nguyên tắc của gia đình, cách thức giao tiếp, Những vấn đề này đang diễn ra một cách lộn xộn dẫn tới sự xáo trộn và mất cân bằng trong gia đình. Để cải thiện và tiến hành tham vấn thì chuyên viên tham vấn có thể gặp mặt toàn bộ các thành viên trong gia đình. Các vấn đề họ cần giải quyết như: tham vấn về việc làm cha làm mẹ, về những mâu thuẫn giữa các anh chị em, những thành viên mới của gia đình, chuyển nhà,... 2.2. Tham vấn cá nhân Khi một cá nhân bất kỳ gặp phải vấn đề trong cuộc sống, những áp lực và những thách thức trong cuộc đời thì họ cần tới tham vấn cá nhân. Các nhà tham vấn sẽ giúp họ nhận thức được sự trải nghiệm của bản thân mình trong suốt khoảng thời gian khó khăn, thách thức của cuộc đời. Tham vấn cá nhân sẽ giúp cho cá nhân đó có khả năng đương đầu với những thách thức khác nhau trong cuộc sống, kiềm chế cảm xúc và làm chỉ chính mình. Một số ví dụ về tham vấn cá nhân như: giải quyết những cơn giận giữ, trầm cảm, stress, lo âu, những khó khăn học đường (Tham vấn học đường)... 2.3. Tham vấn cho cặp đôi Trên thực tế, bất cứ cặp đôi nào cũng sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn gần gũi, xích mích, xa cách, lạnh nhạt… với các mức độ từ nhỏ nhặt, to dần rồi càng nghiêm trọng hơn như các hành vi gây hấn và bạo lực xảy ra. Lúc này rất cần tới sự trợ giúp của tham vấn hôn nhân hay tham vấn cặp đôi để giúp những xung đột này được giải quyết và có khả năng chữa lành vết thương mà các cặp đôi này mang đến cho nhau. 2.4. Tham vấn nhóm Tham vấn nhóm cho phép một người tìm ra rằng họ không cô đơn khi đối diện với thách thức của họ trong đời sống. Việc tham gia vào một nhóm chia sẻ chung vấn đề không chỉ tăng độ thấu hiểu của cá nhân về những khó khăn mà anh/cô ấy đang đương đầu mà còn là cơ hội cho nhiều giải pháp đa dạng. Điển hình, nhóm có khoảng 8 người, một hoặc hai nhóm trưởng, và xoay quanh những chủ đề thông dụng như là: quản lý cơn giận, lòng tự tôn, ly hôn, bạo lực gia đình, hồi phục từ lạm dụng và sang chấn, và lạm dụng chất và hồi phục. Bên cạnh những loại hình tham vấn này thì còn một số loại hình tham vấn khác có thể kể tới như: tham vấn nghiện, tham vấn cho trẻ em vị thành niên, tham vấn cộng đồng, tham vấn quân sự, tham vấn lão khoa. 3. Tiến trình, phương pháp tham vấn là gì? 3.1. Tiến trình tham vấn Các bước trong tiến trình tham vấn tâm lý: Tạo bầu không khí có tính trị liệu giải tỏa cảm xúc của thân chủ tạo được sự thấu hiểu ở thân chủ giúp cho thân chủ có thể định hình lại mạch cảm xúc Kết thúc trị liệu Có 3 giai đoạn trong quá trình tham vấn tâm lý, đó là: Thiết lập các mối quan hệ, Khám phá ra các vấn đề của thân chủ và hỗ trợ thân chủ tìm kiếm các giải pháp. 3.2. Phương pháp tham vấn 3.2.1. Tiếp xúc ban đầu (hay Lần gặp đầu tiên) Sau khi bạn có lịch hẹn, bạn và Nhà tham vấn sẽ gặp gỡ và trao đổi tại phòng làm việc. Trong buổi gặp đầu tiên, bạn sẽ chia sẻ với nhà tham vấn một số thông tin cá nhân cơ bản về bạn và những băn khoăn, rắc rối… bạn đang gặp phải. Bạn cũng sẽ hiểu đôi chút về nhà tham vấn làm việc với bạn. Nhà tham vấn sẽ lắng nghe và chia sẻ cảm xúc cùng bạn về những điều đang khiến bạn phải phiền lòng, khó khăn hay đau khổ. Có thể bạn đã phải sống chung với những vấn đề này hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm và nhiều hơn thế. Vậy nên, rất mong bạn hãy kiên trì để bạn và nhà tham vấn khám phá vấn đề mà bạn đang gặp phải. Có thể bạn khó mà cảm thấy nhẹ nhõm trong phút chốc và có ngay một giải pháp cho khó khăn của bạn chỉ trong vài chục phút gặp gỡ đầu tiên ấy. 3.2.2. Tìm hiểu thông tin và xác định vấn đề Sau buổi gặp đầu tiên, thông thường Nhà tham vấn và bạn sẽ trao đổi thêm 2 - 4 buổi để xác định vấn đề bạn đang gặp phải. Để giải quyết bất kỳ vấn đề gì chúng ta cần phải nhận thức, hiểu biết về nó. Càng nhận thức rõ ràng về vấn đề bao nhiêu thì giải pháp đưa ra càng thích hợp bấy nhiêu. Sự cởi mở, hợp tác chia sẻ về bản thân bạn trong giai đoạn này là rất quan trọng. Bạn cần hiểu rằng Bạn chính là chuyên gia về chính mình. Nhà tham vấn tâm lý sẽ giúp bạn khám phá thế giới của bạn tốt nhất khi có bạn đồng hành một cách tích cực. Vào cuối giai đoạn này, Nhà tâm lý sẽ trao đổi với bạn những đánh giá, chẩn đoán của họ. Bạn sẽ biết vấn đề của bạn là gì, nó xuất phát từ đâu và thời gian cho quá trình can thiệp tham vấn/ trị liệu tiếp theo là bao lâu. 3.2.3. Lựa chọn giải pháp và hành động Có một câu châm ngôn rằng “Luôn có hơn một giải pháp cho một vấn đề”, nhà tham vấn và bạn sẽ cùng thảo luận và cân nhắc để lựa chọn giải pháp nào phù hợp hơn cả cho vấn đề của bạn. Giải pháp được thảo luận và thống nhất một cách cẩn thận – với những mục tiêu cụ thể, khả thi, thực tế và trong một khoảng thời gian nhất định mà bạn có thể làm được. 3.2.4. Đánh giá và kết thúc Ngay sau khi bạn đã hoàn thành “chiến lược” thay đổi thì Nhà tham vấn âm lý sẽ trợ giúp bạn nhìn nhận kết quả bạn đã đạt được, kết quả ấy có ý nghĩa như thế nào với bạn và vấn đề của bạn. Liệu bạn có cần một chiến lược thứ 2,3 nữa không? Liệu bạn có cần tiếp tục được trợ giúp nữa không? Quá trình tham vấn đã giúp bạn trở nên như thế nào? Những đề xuất và đánh giá của bạn đối với dịch vụ tham vấn?... Trong buổi kết thúc bạn và Nhà tham vấn cùng tổng kết lại quá trình tham vấn đã trải qua những cảm nhận của bạn và ngược lại. Tham vấn là gì? Những thông tin liên quan đến tham vấn được chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn dễ dàng thực hiện thành công buổi tham vấn với nhiều đối tượng khác nhau bằng những loại hình tham vấn phù hợp.
Coi bài nguyên văn tại: Tham vấn là gì? Tìm hiểu tiến trình, phương pháp tham vấn tâm lý
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét