1. Thiết kế cơ sở là gì? Không giống như một bản thiết kế nhà, hay thiết kế thời trang bình thường. Trong hoạt động xây dựng, được chia thành nhiều giai đoạn thiết kế khác nhau. Trong đó không thể kể đến thiết kế cơ sở, đó chính là bản thiết kế mở đầu phát súng cho hoạt động xây dựng. Theo đó, thiết kế cơ sở được hiểu là thiết kế bắt buộc phải lập trong các báo cáo nghiên cứu về tính khả thi của xây dựng. Thiết kế cơ sở được hình thành trên việc thông qua các con số của thông số kĩ thuật phù hợp với những tiêu chuẩn đề ra để triển khai cho những việc tiếp theo trong hoạt động xây dựng. Thiết kế cơ sở được là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong việc đạt được mục tiêu của dự án xây dựng. Thiết kế cơ sở là bước cần thiết để sao cho thiết kế phù hợp với công trình và đảm bảo sự đồng nhất giữa các công trình và quá trình khai thác sử dụng công trình. Đối với những thiết kế cơ sở, sau khi hoàn thành xong sẽ được đem ra hội đồng thẩm định để đánh giá chất lượng công trình. Trong quá trình thẩm định này đơn vị có thẩm quyền quyết định đến dự án công trình còn phụ thuộc vào hai yếu tố chính là đơn vị chủ trì và loại hình dự án xây dựng. 1.1. Thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở Đối với từng dự án xây dựng khác nhau thì sẽ có những đơn vị thẩm định khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất công trình. Đối với những công trình có tính chất đặc biệt thì cơ quan chủ trì công trình đó sẽ là cơ quan có thẩm quyền thẩm định đánh giá. Ví dụ như: - Công trình giao thông sẽ do Bộ giao thông vận tải thẩm định đánh giá thiết kế cở sở. (nếu công trình do bộ xây dựng quản lý thì Bộ giao thông sẽ không được thẩm định) - Đối với những công trình như: Công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông trong đô thị (ngoại trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt qua sông, đường quốc lộ qua đô thị),...thì những công trình này sẽ do Bộ xây dựng thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở. - Đối với công trình liên quan đến nông nghiệp, nông thôn thì sẽ do Bộ nông nghiệp thẩm định và chủ trì thiết kế cơ sở. - Đối với những công trình thiết kế về hầm mỏ, dầu khí, nhà máy phát điện, đường dây điện,...(ngoại trừ công trình công nghiệp nhẹ) thì sẽ do Bộ công thương chủ trì và thẩm định thiết kế cơ sở. - Đối với công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh nhân dân thì sẽ do Bộ quốc phòng chủ trì và thẩm định thiết kế cơ sở. Đây chính là những cơ quan có quyền quyết định chủ trì và thẩm định thiết kế cơ sở với các công trình cấp một (cấp I), còn đối với công trình cấp hai (cấp II) trở xuống thuộc quản lý của địa bản tỉnh và các cơ sở chuyên ngành thì việc chủ trì và thẩm định các công trình có tầm ảnh hưởng lớn đến môi trường, cảnh quan và sự an toàn của người dân thì sẽ do cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì và thẩm định. Như các bạn cũng đã thấy tầm quan trọng của việc thiết kế cơ sở như thế nào. Tùy thuộc vào mỗi công trình với quy mô khác nhau thì sẽ có những cơ quan thẩm định khác nhau chứ không nhất thiết phải là một cơ quan duy nhất. Như vậy để đảm bảo cho quá trình thực hiện thẩm định và đánh giá chuyên môn tốt hơn, vì những công trình và cơ quan thẩm định sẽ ít nhiều có liên quan. Nói chung, việc thẩm định và đánh giá thiết kế cơ sở cũng chính là việc đảm bảo cho công trình được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo an toàn với người dân. Thiết kế cơ sở là gì? 1.2. Thuyết trình nội dung hồ sơ thiết kế sở như thế nào? Không phải cứ hoàn thành xong thiết kế cơ sở và trình lên cơ quan thẩm định là xong. Việc bạn thực hiện thiết kế cơ sở xong còn phải thuyết minh, thuyết trình trước cơ quan thẩm định để thuyết phục họ công trình của mình hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện được. - Đối với người thiết kế công trình, sẽ phải dựa vào những quy định chung của kĩ thuật, sau đó thuyết minh về các danh mục quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được áp dụng trong mẫu thiết kế của mình. - Đối với nội dung của dự án cần phải có đầy đủ các thông tin và những chỉ tiêu cần có, những gì sẽ đạt được đối với mỗi công trình. - Thuyết trình về điều kiện tự nhiên và môi trường kỹ thuật tác động đến bản thiết kế và thi công công trình: + Trong nội dung về điều kiện tự nhiên này, người thiết kế cơ sở cần phải đưa được ra những tài liệu về địa hình địa chất, thủy văn nơi mà công trình sẽ được thi công xây dựng dự án. + Sau khi đưa ra những tài liệu liên quan đến địa hình thổ nhưỡng thủy văn tại đây thì người thiết kế cần phải chứng minh được những tác động và ảnh hưởng của địa lý đối với công trình như thế nào? Và có tác động gì đến quá trình đầu tư hay không? - Về phần thuyết trình về kinh tế kỹ thuật công trình: Trong phần thuyết trình này, người thiết kế ra bản vẽ cơ sở phải trình bày được 3 nội dung cơ bản sau: + Trong phần thuyết trình phải nêu rõ các đặc điểm về thông số của công trình + Đưa ra những phương án và chất lượng sản phẩm công trình + Đánh giá lại các chỉ tiêu của công trình và hiệu quả công trình - Thuyết trình về thi công và xây dựng công trình: Đây chính là phần quan trọng nhất trong nội dung thuyết trình với cơ quan thẩm định, vì thế mà người thuyết trình cần phải chuẩn bị kỹ và cũng phải là người hiểu rõ công trình như thế nào. Trong phần thuyết trình này, người thuyết trình cần phải chỉ rõ cho cơ quan thẩm định thấy rằng những tính toán về của bạn là hoàn toàn phù hợp. Bạn phải trình bày cho cơ quan thẩm định về những lựa chọn thiết bị trong công trình thi công, và phải giải thích được rằng tại sao bạn lại chọn phương án đó mà không phải phương án kia, và lý do bạn chọn những thiết bị xây dựng đó. Để hạ gục đối thủ của mình thì sau phần này bạn hãy đưa ra những phương án an toàn lao động, vì chủ yếu hiện nay nhà tuyển dụng đều muốn nhìn thấy những an toàn trong thi công đặc biệt với người dân và người lao động. - Đưa ra giải pháp với thiết kế: + Bố trí mặt bằng và diện tích xây dựng công trình, mật độ công trình như thế nào tại địa điểm đó. + Đưa ra những giải pháp liên quan đến cấu trúc và nền móng công trình + Các thông chính liên quan đến toàn bộ công trình như: chịu lực chính, nền, móng,... + Nguyên lý đường dây điện và cấp thoát nước của công trình + Sơ đồ giao thông vận tải tại công trình (nếu cần) + Cảnh quan bên ngoài của công trình như: sân, vườn, cây xanh, công trình phụ,... + So sánh những tiêu chí kỹ thuật với nhau Sau khi trình bày xong những phần này thì bạn cần phải đưa ra được bản vẽ mô phỏng của công trình bạn muốn thi công. Giai đoạn này chính là để cơ quan thẩm định nhìn thấy khung của công trình đó như thế nào, đó chính là kiểu “nói có sách mách có chứng”. Mà bạn nên sử dụng khi thuyết trình về thiết kế cơ sở. Sau cuối cùng của thuyết trình, bạn hãy tổng dự toán lại xem toàn bộ công trình của bạn hết bao nhiêu, và các chủ đầu tư cần bỏ ra bao nhiêu để hoàn thành dự án này. Bạn phải biết cân đối làm sao cho tổng dự toán của mình không vượt ngưỡng cho phép của ngân sách. Bản thiết kế cơ sở vô cùng quan trọng với nhà đầu tư cũng như chủ công trình, nó giống như một phát súng khai mạc cho cả công trình đó. Hoặc là thành công từ đây hoặc là thất bại ngay từ bước đầu tiên này. Để thiết kế cơ sở thành công thì vai trò của người thiết kế vô cùng lớn, người thiết kế chính là người phải am hiểu và có những kỹ năng cần thiết nhất định. 2. Người thiết kế cần đạt yêu cần gì để thiết kế cơ sở được thông qua Đóng vai trò như “cha đẻ” của bản thiết kế cơ sở, thì yêu cầu người thiết kế cần phải: 2.1. Có kiến thức chuyên môn Kiến thức chuyên môn đòi hỏi ở công việc thiết kế này rất cao, không phải như là một công việc sửa xe máy, bạn có thể đầu tư vài tháng là sẽ học được. Còn riêng với công việc này, cần phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn cao. Bạn cần phải học tại các trường đại học có đào tạo chuyên ngành về xây dựng, thiết kế thi công xây dựng, để đảm bảo về kiến thức chuyên môn phục vụ công việc. 2.2. Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng thuyết trình khá quan trọng, nó ảnh hưởng đến hôm thuyết trình của bạn với cơ quan thẩm định và chủ đầu tư rất nhiều. Với khả năng thuyết trình tự tin, bạn hoàn toàn có thể thuyết phục nhà đầu tư và cơ quan thẩm định với bản thiết kế cơ sở. Nếu thuyết trình không tự tin, bạn và thiết kế của mình có thể bị loại ngay từ vòng này, vì họ sẽ cảm thấy bạn là một người thuyết trình không chuyên nghiệp và có thể sẽ “đánh đồng” sang thiết kế của bạn cũng không tốt. Chính vì thế mà đây chính là yếu tố quyết định một phần đến thành công của bạn. 2.3. Đầu óc sáng tạo Sáng tạo chính là điểm tạo nên sự khác biệt của bản thiết kế của bạn với những đối thủ khác. Sáng tạo ở đây không những cần sáng tạo đối với bản thiết kế sơ bộ mà còn phải sáng tạo trong cách thuyết trình để thu hút người nghe nhất. Mỗi người sẽ có những cách thể hiện và trình bày riêng, tuy nhiên họ cũng cần phải đáp ứng đúng yêu cầu và quy định của bản thiết kế công trình. Người thiết kế cần đạt yêu cần gì để thiết kế cơ sở được thông qua 2.4. Nhạy bén và linh hoạt Bên cạnh những yêu cầu trên thì người thiết kế còn phải vô cùng linh hoạt và nhảy số nhanh với những câu hỏi đặt ra của chủ đầu tư và cơ quan thẩm định. Với những câu hỏi vì sao, hay tại sao lại như vậy thì bạn phải nhạy bén trong cách trả lời để vừa làm hài lòng người đặt ra câu hỏi và cấp trên của mình. Là một công việc khó, chính vì thế mà người thiết kế sẽ gặp khá nhiều khó khăn và áp lực trong công việc. Tuy nhiên, với một niềm đam mê với ngành thì người thiết kế có thể vượt qua để hoàn thành tốt công việc. Hy vọng với những thông tin mà timviec365.vn cung cấp cho bạn trên đây thì bạn cũng đã biết thế nào là thiết kế cơ sở, hãy bổ sung thêm cho mình những kiến thức hàng ngày mặc dù không phải chuyên môn bạn nhé.
Tham khảo bài gốc ở: Thiết kế cơ sở là gì? Thông tin liên quan đến thiết kế cơ sở
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét