Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Cty tnhh là gì? Những thông tin cần biết khi thành lập cty tnhh

Cty tnhh là gì? Những thông tin cần biết khi thành lập cty tnhh

  Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn Khái niệm công ty tnhh là gì? Công ty TNHH là từ viết tắt của Công ty Trách nhiệm hữu hạn, đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định của Nhà nước tại Điều 73 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Công ty Trách nhiệm hữu hạn được thành lập và tổn tại dưới những chủ thể sở hữu, chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn bao gồm 2 thực thế pháp lý riêng: Công ty chính là pháp nhân và chủ sở hữu công ty chính là thể nhân. Công ty Trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh. Dù là trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn thì loại hình doanh nghiệp này đều có sự ràng buộc của tư cách pháp nhân đó là công ty với những công việc mà công ty đó có trách nhiệm. Cá nhân trong công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mà cá nhân góp vào doanh nghiệp đó. Chẳng hạn như khi một cá nhân nào đó đăng kí vào công ty Trách nhiệm hữu hạn một số vốn điều lệ nhất định, và bạn làm chủ công ty. Khi công ty làm ăn thu lỗ với một số tiền nhỏ hơn số tiền trong vốn điều lệ của bạn thfi bạn chỉ cần phải thanh toán số tiền còn lại trong tổng số vốn điều lệ mà bạn đã đăng ký. Hoặc trong trường hợp công ty nợ vượt mức số vốn điều lệ mà bạn đã đăng ký thì bạn cũng chỉ phải thanh toán mức tối đa là số vốn mà bạn đã đăng ký. Đó là trong trường hợp đối với công ty một thành viên. Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên thì số nợ được chia đều theo phần vốn góp lại để thành lập công ty. Phân loại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Theo đúng với Quy định của Bộ Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Công ty TNHH được chia thành 2 loại như sau: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và Công ty Trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên. Chúng ta hãy đi vào tìm hiểu kỹ hơn về từng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn này. Công ty Trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là loại hình doanh nghiệp mà thành viên của công ty đó có thể là các tổ chức, cá nhân và có số lượng thành viên tối thiểu là hai thành viên và số thành viên tối đa không vượt quá năm mươi thành viên. Đây là loại hình doanh nghiệp hữu hạn mà trong đó các thành viên phải chịu trách nhiệm đối với từng khoản nợ cũng như là có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các tái sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn dược cam kết đóng góp vào doanh nghiệp. Đối với loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thì phải có Hội đồng các thành viên, có Chủ tich hội đồng các thành viên, có Giám đốc công ty. Đối với tất cả các Công ty Trách nhiệm hữu hạn có số lượng thành viên từ con số 11 thành viên trở lên thì cần phải có cả Ban kiểm soát trong công ty. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên là hình thức đặc biệt của loại hình công ty TNHH. Theo đúng với Quy định của Pháp luật nhà nước Việt Nam thì Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty, có nghĩa vụ đối với các tài sản khác của doanh nghiệp với số vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Đối với các mô hình kinh doanh hiện nay đang có xu hướng mang tính chất đơn lẻ và ngoài Nhà nước đang có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh chóng. Những lợi ích mà loại mô hình doanh nghiệp này mang đến rất lớn, lợi ích không chỉ ở phạm vi từng cá nhân, chủ thể trực tiếp lãnh đạo công ty mà còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho Nhà nước. Mô hình doanh nghiệp theo mô hình Trách nhiệm hữu hạn này được đánh giá là mô hình mang lại nhiều lợi ích và được nhiều người theo đuổi nhất hiện nay với những thế mạnh về kinh tế tài chính. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể biết được những điểm mạnh và điểm yếu của loại hình doanh nghiệp này để có thể phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu. Những điểm mạnh và hạn chế của mô hình Cty TNHH là gì? Điểm mạnh của mô hình doanh nghiệp TNHH Dưới đây sẽ là những điểm mạnh mà công ty Trách nhiệm hữu hạn mang lại cho chủ sở hữu cũng như đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế của cả nước. Công ty Trách nhiệm hữu hạn dược quyền quyết định các vấn đề (Bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên). Dễ dàng thực hiện công tác điều hành và quản lý công ty do số lượng các thành viên trong công ty không quá nhiều và phức tạp. Cũng chính bởi do loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Nhà nước trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, các cá nhân là thành viên của công ty cũng chỉ phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ trong các phần vốn góp vào công ty đó, không có sự liên quan tới các tài sản cá nhân, do đó rủi ro đối với mô hình công ty này không cao. Pháp luật có quy định chặt chẽ trong việc chuyển nhượng số vốn đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, do đó các công ty này có thể hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của mình, mà những người ngoài không thể xen vào và đòi quyền điều hành công ty. Dễ dàng huy động vốn hơn so với các doanh nghiệp tư nhân bởi các doanh nghiệp này được phép phát hành trái phiếu. Mặt hạn chế của loại hình doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Các doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn không chỉ có những mặt tích cực, đi cùng với những ưu điểm thì cũng có những hạn chế nhất định, khiến cho các chủ doanh nghiệp gặp không ít những khó khăn trong quá trình điều hành công ty. Vậy, những mặt hạn chế của công ty trách nhiệm hữu hạn đó là gì? Hạn chế đầu tiên của mô hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn đó là về số lượng các thành viên. Mỗi doanh nghiệp theo mô hình này sẽ có số lượng thành viên không vượt quá 50 người. Không thể huy động vốn với số vốn lớn trong thời gian ngắn do mô hình doanh nghiệp này không được phép phát hành cổ phiếu. Với tên Công ty trách nhiệm hữu hạn cũng đã nói lên được phần nào về mức độ chịu trách nhiệm của loại mô hình này rồi. Mô hình này sẽ bị giảm uy tín đối với các đối tác. Những biến thể của mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mô hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn có những biến thể khác nhau, bất kể ai đang có dự định thành lập công ty hoặc có ý định làm việc cho các công ty trách nhiệm hữu hạn cũng cần nắm rõ được những biến thể của mô hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn. Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có các biến thể như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn SLLC (Chuỗi các công ty TNHH) Công ty trách nhiệm hữu hạn ẩn danh Công ty trách nhiệm hữu hạn lợi nhuận thấp (L3C) Hãy đi sâu vào tìm hiểu kỹ hơn về từng biến thể của công ty trách nhiệm hữu hạn trên đây: Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nghiệp Mô hình của công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nghiệp được thành lập với mục đích cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp đến với khách hàng, tiếp cận khách hàng bằng những dịch vụ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, hướng tới uy tín và chất lượng. Những thành viên làm việc trong mô hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn chuyên nghiệp là những chuyên gia có cùng lĩnh vực, cùng có giới hạn về trách nhiệm đối với công ty và đối với những sản phẩm được tạo ra, mang đến với khách hàng. Khi có những khiếu nại từ phía các khách hàng về nghiệp vụ thì giới hạn trách nhiệm của các thành viên này sẽ không được mở rộng thêm. Chuỗi công ty trách nhiệm hữu hạn SLLC Với biến thể là Chuỗi công ty trách nhiệm hữu hạn SLLC thì đây chính là một mô hình đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn, mô hình này cho phép các công ty trách nhiệm hữu hạn tách việt phần tài sản của mình thành chuỗi riêng biệt. Chẳng hạn như với một chuỗi công ty trách nhiệm hữu hạn SLLC cùng mua các tòa bất động sản riêng để phục vụ mục đích riêng, khi một thực thể là công ty trách nhiệm hữu hạn trong chuỗi công ty trách nhiệm hữu hạn SLLC bị tịch thu tài sản thế chấp thì các công ty khác trong chuỗi cũng sẽ không bị ảnh hưởng. Công ty trách nhiệm hữu hạn ẩn danh Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn ẩn danh là mô hình công ty đăng ký kinh doanh với Nhà nước nhưng tất cả các thông tin của chủ sở hữu công ty sẽ không được Nhà nước công khai. Bằng cách sử dụng bên thứ ba để bên thứ ba trở thành nhà tổ chức, là đại diện đăng ký đối với công ty trách nhiệm hữu hạn này. Công ty trách nhiệm hữu hạn lợi nhuận thấp Mô hình của biến thể công ty này là một liên doanh các doanh nghiệp phi lợi nhuận, thực hiện công việc kinh doanh vì lợi ích của xã hội kết hợp với pháp lý và quy định về thuế của công ty trách nhiệm hữu hạn theo mô hình truyền thống. Phân biệt Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty Cổ phần Nhiều người có ý định thành lập doanh nghiệp và tìm việc làm còn phân vân không biết nên lựa chọn mô hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty Cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, loại hình doanh nghiệp nào cũng mang đến cho các chủ doanh nghiệp và thành viên trong doanh nghiệp đó những lợi ích nhất định và không tránh khỏi những khó khăn nhất định trong quá trình điều hành và làm việc. Hãy phân biệt và so sánh hai loại hình doanh nghiệp này để xem chúng có những đặc điểm gì và lựa chọn ra loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với bạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Đặc điểm Công ty TNHH có tối thiểu 1 thành viên và tối đa 50 thành viên. Bao gồm 2 loại Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên. Các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những khoản nợ cũng như là những nghĩa vụ đối với các tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi là số vốn đã được cam kết. Số vốn của tất cả các thành viên góp lại khi thành lập công ty đều phải được đóng đủ. Công ty trách nhiệm không được phép phát hành cổ phiếu, cơ hội vay vốn của công loại hình công ty này rất hạn chế. Khó khăn trong vấn đề chuyển nhượng vốn của một thành viên cho người ngoài công ty.  Khi chuyển nhượng vốn thì cần có sự bàn bạc và đồng ý của tất cả các thành viên đại cho của công ty. Tổ chức và quản lý Cơ cấu quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn đơn giản hơn do số lượng thành viên trong công ty không quá đông. Đối với các công ty có từ 1 đến 11 thành viên thì Hội đồng thành viên chính là cơ quan quyết định có thẩm quyền cao nhất, do Chủ tịch công ty hoặc Tổng giám đốc công ty điều hành. Với các công ty có từ 12 thành viên đến 50 thành viên thì ngoài Hội đồng các thành viên ra thì cần phải có thêm Ban kiểm soát. Những thuận lợi Số lượng chủ sở hữu nhiều hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Có khả năng huy động vốn, tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp. Chủ sở hữu điều hành công ty có trình độ và chuyên môn, kiến thức đa dạng. Trách nhiệm pháp lý có giới hạn. Những khó khăn Những hoạt động của các thành viên trong công ty đều chịu sự ràng buộc với những thành viên khác trong công ty. Gặp khó khăn trong vấn đề ủy quyền giữa những thành viên trong công ty. Thiếu tính bền vững, nếu xuất hiện một thành viên nào đó có tư tưởng không ổn định, hoặc gặp vấn đề nào đó thì công ty sẽ rơi vào khó khăn, có thể dẫn tới nguy cơ bị sụp đổ. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn cần phải chia lợi nhuận, tính bảo mật những bí mật kinh doanh không cao, Nếu lựa chọn phải những thành viên vào làm việc thiếu tính trung thực, thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm thì công ty có nguy cơ bị sụp đổ nhanh chóng. Công ty Cổ phần Đặc điểm Các thành viên đóng góp cổ phần, phần vốn vào công ty được gọi là cổ đông của công ty. Số cổ đông trong công ty ít nhất là 3 cổ đông. Số vốn trong công ty được chia làm nhiều phần giống như nhau dưới các hình thức như: cổ phiếu, chứng khoán. Những cổ đông trong công ty sẽ nắm cổ phiếu trong tay. Những người có sáng kiến trong việc thành lập công ty thì sẽ cần ký kết 20% số cổ phiếu và được phát hành. Số cổ phiếu còn lại thì họ sẽ công khai kêu gọi vốn từ những thành viên khác. Khả năng tăng số vốn của công ty là rất lớn, do mô hình công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra bên ngoài. Dễ dàng chuyển nhượng vốn giữa các cổ đông, những cổ động này có thể dễ dàng bán đi những cổ phiếu của mình. Số lượng thành viên của công ty cổ phần có thể rất đông. Bởi bất kỳ ai mua cổ phiếu của công ty đều có thể trở thành cổ đông. Tổ chức và quản lý Công ty cổ phần có nhiều thành viên, tổ chức điều hành và quản lý rất phức tạp. Các công ty cổ phần cần phải đưa ra kế hoạch, cơ chế quản lý và điều hành công ty. Công ty cổ phần có 3 bộ phận điều hành công ty cấp cao, bao gồm: Đại hội các cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Những thuận lợi Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm đối với số tiền góp vốn của họ đầu tư vào công ty. Công ty cổ phần có nhiều cơ hội tồn tại và ổn định hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn. Tính chất công việc vô cùng ổn định, tạo điều kiện cho sự đảm bảo trong quá trình đầu tư và giúp cho các công ty tăng số vốn một cách dễ dàng. Tất cả những cổ đông trong bộ máy của công ty Cổ phần đều có thể chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần của mình cho người khác một cách dễ dàng. Những khó khăn Các công ty cổ phần luôn luôn phải chấp hành những quy định về việc kiểm tra và báo cáo một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ. Khó khăn trong việc giữ được những bí mật kinh doanh do công ty cần phải thu hút và chiêu mộ những chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, họ thường phải tiết lộ những thông tin tài chính quan trọng. Thiếu sự quan tâm tới tình hình phát triển của công ty từ phía các cổ đông. Họ chỉ quan tâm nhiều đến lãi suất mà họ nhận được hàng tháng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho các bạn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Công ty tnhh là gì?  Những mặt tích cực và hạn chế của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là như thế nào? Chúc các bạn luôn thành công!

Tham khảo bài gốc ở: Cty tnhh là gì? Những thông tin cần biết khi thành lập cty tnhh

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét