Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Ngược đãi và hậu quả của hành vi ngược đãi trẻ em là gì?

Ngược đãi và hậu quả của hành vi ngược đãi trẻ em là gì?

1. Ngược đãi là gì? Trước khi đi vào tìm hiểu như thế nào là ngược đãi trẻ em? Chúng ta cần hiểu về hành vi ngược đãi trước nhé. Ngược đãi là gì? - Ngược đãi là hành vi sử dụng hoặc điều trị không đúng cách đối với đối tượng nào đó, thường nhằm mục đích mang lại cho đối tượng những lợi ích không công bằng. - Ngược đãi có thể được thể hiện trên nhiều hình thức, chẳng hạn như: ngược đãi về hành động hoặc sử dụng lời nói nhằm tấn công thể xác, tinh thần của đối tượng bị ngược đãi. Ngược đãi có thể bắt nguồn từ tâm lý xã hội của một người. Mặt khác, tùy vào từng thời điểm xã hội, những nạn nhân bị ngược đãi có thể có ít sự công nhận về sự đau khổ đang chịu đựng của mình. - Hành vi ngược đãi nói chung có thể phân ra làm 4 loại, bao gồm: ngược đãi về tinh thần, ngược đãi về thể xác, ngược đãi về tình dục, ngược đãi về kinh tế. + Thứ nhất, ngược đãi về mặt tinh thần: đó là những hành vi thể hiện sự lăng mạ, hành vi cố ý xâm phạm đến danh dự, phẩm chất, uy tín hay tạo ra sức ép về tâm lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho người khác. + Thứ hai, ngược đãi về mặt thể xác: là những hành vi ngược đãi thể hiện bằng hành động đánh đập, cố ý bắt cóc, giam giữ, cưỡng chế,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người khác. + Thứ ba, ngược đãi về mặt tình dục: đó là hành vi ngược đãi tổng hợp các hành động bắt ép, cưỡng chế quan hệ tình dục. + Thứ tư, ngược đãi về mặt kinh tế: đó là hành vi ngược đãi bao gồm những hành động cố ý chiếm đoạt, phá hủy hay những hành động khác làm cho tài sản bị hư hỏng.  Hoặc cố ý bắt ép, gây áp lực, doạt nạt người khác phải nhượng bộ, chu cấp kinh tế cho mình. - Hành vi ngược đãi hiện tay không chỉ là vấn nạn của gia đình mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tiêu chuẩn, giá trị đạo đức và trật tự an toàn xã hội. Nó không chỉ dừng lại ở những hành vi ngược đãi về tinh thần, thể xác, tình dục hay kinh tế mà phải khẳng định rằng đây là một hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hành vi ngược đãi? - Có nhiều nguyên nhân và nguồn gốc dẫn đến hành vi ngược đãi, tuy nhiên có thể hiểu hành vi này xuất phát từ hai nguyên nhân chính là ở bản thân người ngược đãi và các tác nhân đến từ môi trường bên ngoài hay là gia đình, xã hội. Hành vi ngược đãi phần lớn diễn ra trong nội bộ các gia đình, đó có thể là ngược đãi vợ, con cái, cha mẹ, ông bà,… Có thể nói tệ nạn rượu bia, ma túy,… là một trong những yếu tố chính dẫn đến một cá nhân thực hiện hành vi ngược đãi đối với người khác. Những người khi sử dụng trong người các chất kích thích này sẽ dẫn đến đầu óc, tinh thần không được tỉnh táo, không kiểm soát được bản thân dẫn đến việc hành hạ, đánh đập người khác để thỏa mãn cho sự hung hãn của mình. - Bên cạnh đó, theo những chuyên gia nghiên cứu về tâm lý con người, ngược đãi còn xuất phát từ tâm lý của một cá nhân có tinh thần và lối suy nghĩ không được bình thường như những người khác. Họ có thể luôn mặc định bản thân là người thấp kém nhất xã hội, hay thấp kém so với đối tượng bị ngược đãi, họ luôn trong tình trạng chán nản, buông xuôi và có thể bức xúc dẫn đến những hành động làm tổn thương đến người khác. 2. Ngược đãi trẻ em là gì? Vậy ngược đãi trẻ em là gì? Có thể hiểu ngược đãi trẻ em là tổng hợp những hành vi sử dụng lời nói hay hành động trực tiếp như giam giữ, hành hạ, đánh đập, cưỡng ép,… gây hậu quả ngiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe và tính mạng của trẻ em. Ngược đãi trẻ em nói riêng nhìn chung cũng có các loại ngược đãi như ngược đãi về thể xác, ngược đãi về tình dục, ngược đãi về quyền lợi và ngược đãi về tinh thần. - Ngược đãi về thể xác trẻ em bao gồm những hành động cố ý làm các em bé bị đau như đánh đập, dùng tay bấu véo mạnh, dùng các đồ vật tác động trực tiếp đến thân thể của em bé. Những hành vi này có thể dẫn đến hậu quả làm các em bé bị tổn thương bên ngoài hay tổn thương từ sâu bên trong (các vết bầm tím, rạn nứt xương, tụ máu, cacsv vết rách, vết xước ngoài da,…). - Ngược đãi về mặt tình dục đối với trểm không chỉ còn là vấn nạn của thế giới mà nó còn ngày được phổ biến ở Việt Nam. Ngược đãi tình dục trẻ em là một hình thức lạm dụng trẻ em trong đó người lớn hoặc thanh thiếu niên lạm dụng trẻ em để kích thích tình dục. Các hình thức khác nhau của hành vi ngược đãi này bao gồm: yêu cầu hoặc gây áp lực cho trẻ tham gia vào các hoạt động tình dục (bất kể kết quả), một số tiếp xúc không rõ ràng của cơ quan sinh dục với trẻ em, hiển thị nội dung khiêu dâm cho trẻ em, quan hệ tình dục thực tế với trẻ em, xem hoặc tham gia tiếp xúc thân thể với bộ phận sinh dục của trẻ em cho mục đích tình dục, hoặc sử dụng một đứa trẻ để sản xuất nội dung khiêu dâm trẻ em. Ngược đãi tình dục trẻ em là một hình thức lạm dụng tình dục trẻ em trong đó một đứa trẻ bị lạm dụng tình dục bởi một hoặc nhiều trẻ em hoặc thanh thiếu niên khác, và trong đó không có người lớn trực tiếp tham gia. Điều này bao gồm hoạt động tình dục giữa những đứa trẻ xảy ra mà không có sự đồng ý, không có sự bình đẳng hoặc do sự ép buộc; Đặc biệt khi sử dụng vũ lực, đe dọa, lừa gạt hoặc thao túng cảm xúc để khơi gợi sự hợp tác. Các đối tượng trẻ em thường bị để mắt tới có thể là các trẻ em mồ côi mưu sinh ngoài đường, các trẻ em giúp việc ở các gia đình, làm việc ở các cửa hàng hay thậm chí là các học sinh đang học tập tại các trường. Hành vi ngược đãi tình dục trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ dừng lại ở thân thể mà còn ở tinh thần, tâm lý. Các trẻ em khi bị ngược đãi tình dục thường có dấu hiệu sống khép kín, lo sợ hay cơ quan sinh dục có các dấu hiệu như bầm tìm, xây xước, chảy máu, ngứa rát,… - Ngược đãi về quyền lợi là các hành vi bỏ mặc, lơ là trong việc thực hiện các quyền lợi của trẻ em. Những quyền lợi được chăm sóc và bảo vệ của trẻ em như nhu cầu được ăn uống, ở, đi lại, nhu cầu được đi học đều không được đáp ứng. Các hành vi bỏ rơi, đánh đuổi hay không được chăm sóc về mặt sức khỏe, bắt ép trẻ em bỏ học, lơ đãng trong việc nuôi dạy, không quan tâm đến cảm xúc, tâm lý của trẻ, không ngăn cấm trẻ em thực hiện các tệ nạn xã hội. Những trẻ em bị ngược đãi về mặt quyền lợi thường bề ngoài không được chỉn chu, sạch sẽ, trẻ em bị ngược đãi có thể đói khát và có tinh thần mệt mỏi. - Ngược đãi về mặt tinh thần bao gồm những hành vi lăng mạ, mắng chửi hoặc cố ý cãi nhau, đánh nhau với người khác trước sự chứng kiến của trẻ em. Ngược đãi về tinh thần có thể gây hậu quả nghiêm trọng về tinh thần, diễn biên tâm lý, cảm xúc của trẻ em bị biến đổi. Các trẻ em bị ngược đãi bằng hình thức này có thể học theo và trở thành những người ngược đãi trong tương lai, hay bị sốc về tâm lý dẫn đến tình trạng tự cô lập và trốn chạy gia đình, xã hội, sống khép kín, không mở lòng với người khác. Nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến suy nghĩ tự tử. 3. Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị ngược đãi Bạn có người thân là trẻ em đang có những dấu hiệu có thể cho là bị ngược đãi. Vậy cụ thể những dấu hiệu nào để nhận biết một trẻ em đang chịu sự ngược đãi? Các dấu hiệu tồn tại ở các trẻ em không phải lúc nào cũng rõ ràng, bởi vì phần lớn những đứa trẻ bị người khác ngược đãi thường có xu hướng giấu, không dám hay không muốn nói cho người khác biết những gì đang xảy ra và mình đang chịu đựng những thứ gì. Mặt khác, các trẻ em bị ngược đãi cũng có tâm lý sợ hãi đối tượng ngược đãi mình nên khi bị dọa mắng nếu nói cho ai đó biết thì tình trạng ngược đãi sẽ càng nghiêm trọng và nặng nề hơn. Cũng có đôi khi, bản thân trẻ em không tự nhận biết được là mình đang bị ngược đãi. Dưới đây là một số dấu hiệu để chúng ta có thể nhận biết con em của mình có bị ngược đãi hay không. Nếu có những sự thay đổi trong cách giao tiếp, ứng xử hay những thay đổi trên thân thể của trẻ em thì vẫn không thể xác định trẻ em có chính xác bị ngược đãi hay không. Cho nên bạn phải thường xuyên hỏi han, theo dõi những diễn biến tâm lý của các bé, tránh tình trạng hiểu lầm bởi vì có rất nhiều nguyên nhân tác động đến tâm lý và tinh thần của trẻ nhỏ. - Nếu các bé có những dấu hiệu như trên người xuất hiện những vết bầm, tụ máu, xây xước, các vết rách, bỏng, vết bị cắn hoặc nghiêm trọng hơn là những tổn thương từ bên trong. Hay có thể các bé bỗng nhiên khóc thét, hoảng loạn khi trông thấy người khác lại gần thì có thể nói các bé đã bị ngược đãi về mặt thể xác. - Mặt khác, nếu các bé có những dấu hiệu như lơ đãng, gạt bỏ sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc từ người thân trong gia đình hay bỗng nhiên xuống tinh thần, mỏi mệt, chán nản. Các bé từ một trẻ em linh hoạt, hiếu động thì dần trở nên ít giao tiếp, giao tiếp không trôi chảy, sống khép kín hay có thể trở nên cáu gắt, bướng bỉnh không có lý dó. Các bé có thể mất ngủ, khó ngủ hay đang ngủ thì bị tỉnh giấc giữa chừng, lo sợ và hoảng loạn thì có thể bé đã bị ngược đãi về mặt tinh thần. - Đáng lo sợ hơn hết là khi các bé có những dấu hiệu như đau, rát, ngứa, khó chịu hoặc xuất hiện những vết bầm quanh khu vực cơ quan sinh dục. Bé cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển, gạt bỏ hay sợ hãi, hoảng loạn khi người thân cởi áo của mình, rất hay mang áo khoác, áo kín cổ, quần dài cả khi ở bên ngoài lẫn khi về nhà. Lúc đấy, có thể bé đã bị hoặc đang chịu sự ngược đãi về mặt tình dục. 4. Những hậu quả nghiêm trọng - Hậu quả về tâm lý: Các hành vi ngược đãi trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ em. Một trẻ em bị ngược đãi sẽ có tâm lý mất tự tin và mất lòng tin đối với xã hội. Các trẻ em này có thể bị chấn động tâm lý dẫn đến diễn biến cảm xúc phức tạp. Nếu phải chịu đựng sự ngược đãi trong một thời gian dài, các hậu quả sẽ ngày càng tệ hại và nghiêm trọng. Bởi những hình ảnh khi bị ngược đãi có thể đi theo và tồn tại trong tiềm thức của trẻ em cho đến lúc chúng lớn lên. Dẫn đến những tình trạng như: mắc phải bệnh tự kỷ, trầm cảm, tâm thần phân liệt,… Các trẻ em bị ngược đãi sẽ rất khó khăn trong việc tập trung vào một vấn đề nào đó, khó khăn trong học tập, sinh hoạt,… hay có thể dẫn đến tâm lý muốn tự sát. - Hậu quả về thể chất: Các hành vi ngược đãi không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến tâm lý, tinh thần của trẻ em mà còn gây hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe, thể xác. Các nhà chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe và tâm lý trẻ em đã cho rằng bộ não của một trẻ em sẽ phát triển nhanh nhất trong giai đoạn trẻ mới sinh ra cho đến lứa tuổi thiếu niên. Chính vì thế, những hành vi xấu được lặp đi lặp lại đối với trẻ em dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phản ứng của bộ não, từ đấy làm cho trẻ có những phản ứng mãnh liệt hơn người bình thường và làm giảm đi sự thích nghi đối với môi trường xung quanh của trẻ. Các chuyên gia cũng cho rằng việc trẻ em bị ngược đãi từ nhỏ sẽ liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác khi trưởng thành. Có thể là não bộ phát triển không bình thường, các nhận thức xã hội và tình cảm cá nhân bị mất cân bằng, giảm khả năng giao tiếp, các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác như nguy cơ bị mất các chức năng nghe, nói, nhìn, nguy cơ mắc phải các bệnh ung thư, tim, phổi, chỉ số hoạt động của các cơ quan nội tạng tăng giảm thất thường và nguy cơ dẫn đến mắc phải các bệnh xã hội, tệ nạn khác. 5. Một số giải pháp cho hiện tại và trong tương lai Không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam, hằng ngày báo đài, các phương tiên truyền thông đại chúng vẫn thường xuyên đưa tin về vấn nạn ngược đãi trẻ em xảy ra ở nhiều nơi, gây nên sự bất bình, căm phẫn của người dân. Tình trạng ngược đãi trẻ em không chỉ được thực hiện khi chúng còn nhỏ mà còn được thực hiện bằng các hành vi như nạo, phá thai hoặc các cô gái sinh con ra rồi bỏ mặt, vứt con, cố tình giết con từ lúc sinh ra do có thai ngoài ý muốn, bị hiếp dâm, bị gia đình ép lấy chồng, bị lừa gạt bán dâm và còn nhiều nguyên nhân khác. Vậy giải pháp nào là tốt nhất để giảm bớt hay có thể chấm dứt vấn nạn ngược đãi trẻ em? Ngăn chặn và phòng ngừa vấn nạn ngược đãi trẻ em là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ ở pháp luật, các cơ quan ban ngành, các tổ chức bảo vệ trẻ em mà nó còn là nghĩa vụ đối với tất cả mọi người. Bởi vì tất cả các trẻ em không phân biệt giới tính, màu da, tôn giáo,… sinh ra đều có quyền được chăm sóc và bảo vệ. Một giải pháp quan trọng đã được tổ chức UNICEF thực hiện đó là việc xây dựng nội dung và ban hành Luật trẻ em (đã có hiệu lực bắt đầu từ năm 2017). Mục đích chính của bộ luật này đó là việc xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước trong việc thực thi pháp luật đối với những đối tượng có hành vi ngược đãi trẻ em và sử dụng những giải pháp nhằm bảo vệ các trẻ em bị ngược đãi. Giải pháp tốt nhất cho việc ngăn chặn và loại bỏ hành vi ngược đãi trẻ em đó là phải nâng cao, hoàn thiện ý thức của mọi người về sự ngược đãi đối với trẻ em, tăng cường các công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm cho mọi người những kiến thức cơ bản và sự hiểu biết về hậu quả của vấn nạn này. Mọi dấu hiệu, hậu quả của tình trạng trẻ em bị ngược đãi cần được cấp báo nhanh chóng đến các cơ quan, ban ngành, cơ sở có thẩm quyền để phát hiện và giải quyết. Bên cạnh đó, việc này cũng đói hỏi tính trách nhiệm, nghiêm túc của địa phương, nhất là hệ thống trường học và cả từng gia đình có con nhỏ. Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho các bé về nạn bạo hành và một số những biện pháp, khả năng chống chọi với những hành vi ngược đãi. Thường xuyên rà soát, kiểm tra các cơ sở giáo dục các cấp, quyết liệt trong việc xử lý các hành vi ngược đãi trẻ em trong nội bộ nhà trường và gia đình. Trẻ em là mầm sống tương lai của đất nước. Chính vì thế chúng cần được yêu thương, chăm sóc một cách lành mạnh nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào cung cấp cho các bạn những kiến thức quan trọng về ngược đãi trẻ em là gì? Và những điều cần biết để vấn nạn này không có là một điều nhức nhối cho gia đình và xã hội nữa.

Xem nguyên bài viết tại: Ngược đãi và hậu quả của hành vi ngược đãi trẻ em là gì?

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét