Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Các kỹ năng trong CV nổi bật để ghi điểm

Các kỹ năng trong CV nổi bật để ghi điểm

Tổng quan  CV xin việc là gì?  CV là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae”. CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng không phải chỉ có thế. Bản chất của CV là tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển. Văn bản này giữ vai trò quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét từng ứng viên, thậm chí là nền tảng thiết yếu để loại những ứng viên không phù hợp trước vòng phỏng vấn. Ngoài ứng tuyển việc làm, CV còn là hồ sơ thiết yếu trong dự tuyển học bổng, chương trình trao đổi sinh viên, các cuộc thi có tính sàng lọc, cạnh tranh cao. Kỹ năng là gì?  Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Chính vì thế, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.  Kỹ năng bản thân trong CV  Phần kỹ năng bản thân trong CV xin việc là những khả năng mà bạn có thể làm được liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển, trong phần này thông thường bạn nên liệt kê những kỹ năng cần thiết cho vị trí hoặc lĩnh vực mà bạn đang muốn xây dựng sự nghiệp của mình, đó có thể là kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng các phần mềm chuyên môn,... Khi bạn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào, nhà tuyển dụng đều muốn thấy trong đơn ứng tuyển của bạn những kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu công việc của họ, những kỹ năng như “academic abilities” (học vấn) ; soft skills (kỹ năng mềm) ; …và nhiều kỹ năng khác. Tùy theo từng vị trí, mà họ sẽ có yêu cầu khác nhau cho từng kỹ năng, nhưng khi trình bày vào CV, bạn nên khéo léo thể hiện những kỹ năng đó với nhà tuyển dụng. Để viết được một bản CV tốt điều trước tiên bạn phải đọc bản mô tả công việc cẩn thận và ghi chú lại những kỹ năng cụ thể được yêu cầu cho vị trí công việc. Điều này để bạn biết chính xác những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm từ ứng viên và xem bạn có là ứng viên phù hợp cho vị trí đó hay không. Sau đó hãy kết nối với những kỹ năng bạn có để có thể viết được một bản CV hoàn chỉnh. Cách viết kỹ năng trong CV xin việc  Điều chỉnh mục kỹ năng trong CV  Điều chỉnh và trình bày những kỹ năng của bạn sao cho phù hợp với những yêu cầu công việc mà thông bào tuyển dụng đã đưa ra, càng tương thích càng tốt. kỹ năng của bạn càng phù hợp với yêu cầu công việc thì bạn sẽ có một cơ hội được chọn cao hơn rất nhiều. Ví dụ nếu như bạn đang ứng tuyển một vị trí có liên quan đến quản lý hành chính, hãy để cập và trình bày những kỹ năng liên quan đến vi tính văn phòng như bộ phần mềm Microsoft Office hoặc những phần mềm liên quan đến truy xuất dữ liệu (SQL), và những phần mềm khác có liên quan đến công việc.  Còn nếu bạn nộp đơn cho vị trí liên quan đến lập trình, thì cần liệt kê những kỹ năng/ khả năng sử dụng ngôn ngữ lập trình (HTML, Java, C++), phần mềm soạn thảo siêu văn bản (Visual Code), những nền tảng IT và những kỹ năng công nghệ thông tin khác. Và chỉ để cập đến những kỹ năng đó khi bạn thực sự rèn luyện được chúng và luôn kiểm tra kỹ lưỡng mục kỹ năng trong CV để đảm bảo bạn trình bày đầy đủ những kỹ năng có liên quan nhất. Có một mục kỹ năng được trình bày cẩn thận sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong việc “để mắt” đến bạn. Đặc biệt là nó sẽ bổ sung những “key words” vào trong CV của bạn, vì hiện nay có rất nhiều nhà tuyển dụng sử dụng những phần mềm theo dõi ứng viên tự động (ATS) để quét hồ sơ ứng viên; các hệ thống này được lập trình để lọc ra những từ khóa cụ thể từ CV của ứng viên.  Và bạn biết những từ khóa đó là gì không? Chính là những từ khóa về yêu cầu công việc, kỹ năng và kinh nghiệm mà trong thông bào tuyển dụng đã ghi rõ đấy. Chính vì thế khi trình bày CV của mình, cố gắng đưa vào những “key words” thông báo tuyển dụng – đặc biệt là những kỹ năng mà bạn có – vào CV để nhà tuyển dụng tìm thấy bạn nhanh hơn nhé. Nếu như công việc của bạn đòi hỏi cần phải trình bày nhiều kỹ năng ở nhiều mảng khác nhau, bạn có thể tập hợp những kỹ năng đó theo từng danh mục chung như: kỹ năng máy tính, kỹ năng ngôn ngữ,... Cách phân loại những kỹ năng khi trình bày  Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm  Bộ kỹ năng bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng lànhững kỷ năng được giảng dạy hoặc đào tạo mà có hoặc kỹ năng có thể được định lượng. Kỹ năng mềm là các kỹ năng giao tiếp và tương tác cá nhân mang tính chất tự rèn luyện (như kỹ năng "truyền thông", "lãnh đạo", "xây dựng nhóm" hoặc "tạo động lực") rất khó định lượng. Kỹ năng chuyên biệt, kỹ năng tổng hợp và kỹ năng thích nghi Các kỹ năng chuyên môn là những khả năng cho phép một ứng viên được tuyển dụng làm một công việc đặc biệt. Một số kỹ năng đạt được bằng cách tham gia các chương trình học tập hoặc đào tạo. Một số khác có thể được tiếp thu thông qua kinh nghiệm thực tế trong công việc.Kỹ năng chuyên môn thay đổi dựa trên vị trí. Ví dụ, nhân viên trợ giúp CNTT cần kỹ năng  về máy tính, giáo viên cần kỹ năng lập kế hoạch bài học, và thợ mộc cần kỹ năng làm việc với các dụng cụ bào, mài,... Kỹ năng tổng hợp là những kỹ năng đã được rèn luyện trong một môi trường cụ thể nhưng có thể được ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Các kỹ năng chuyên môn có thể tương phản với các kỹ năng tổng hợp như giao tiếp, tổ chức, trình bày, làm việc nhóm, lập kế hoạch và quản lý thời gian, được yêu cầu trong một loạt các công việc. Kỹ năng tổng hợp là những kỹ năng mà bạn sử dụng trong hầu hết mọi công việc. Kỹ năng thích nghi. Những loại năng khiếu này đôi khi không rõ ràng và khó định lượng hơn vì chúng dựa vào các đặc điểm tính cách chứ không phải là học tập. Cả ba loại kỹ năng đều có thể được đưa vào bản lý lịch. Cách sử dụng danh sách các kỹ năng  Bạn có thể sử dụng các danh sách kỹ năng này trong quá trình tìm kiếm việc làm của bạn. Thứ nhất, bạn có thể sử dụng các từ khóa kỹ năng này trong CV của bạn hoặc trong phần mô tả lịch sử công việc của bạn.Thứ hai, bạn có thể sử dụng chúng trong thư giới thiệu của bạn. Cụ thể, bạn có thể đề cập đến một hoặc hai kỹ năng này, và đưa ra một ví dụ cụ thể về thời gian khi bạn ứng dụng những kỹ năng đó trong công việc. Cuối cùng, bạn có thể sử dụng các từ khóa kỹ năng này trong cuộc phỏng vấn của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất một ví dụ chứng minh bạn đã từng ứng dụng những kỹ năng hàng đầu mà bạn liệt kê.Tất nhiên, mỗi công việc sẽ đòi hỏi những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau, do đó hãy chắc chắn rằng bạn đọc kỹ mô tả công việc một cách cẩn thận và tập trung vào các kỹ năng được liệt kê bởi nhà tuyển dụng. 5 kỹ năng mọi nhà tuyển dụng muốn thấy trong CV của bạn  Kỹ năng giao tiếp  Kỹ năng giao tiếp, còn được gọi là kỹ năng tương tác với mọi người, là những kỹ năng liên quan đến cách bạn giao tiếp và tương tác với những người xung quanh bạn. Nhà tuyển dụng mong muốn nhân viên có thể hợp tác tốt với chủ sử dụng lao động, đồng nghiệp và khách hàng. Những người có kỹ năng giao tiếp cũng có nhiều khả năng làm việc tốt hơn trong môi trường nhóm. Khả năng linh hoạt  Tính linh hoạt rất quan trọng trong nhiều công việc. Nhiều công việc đòi hỏi nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc. Nhân viên linh hoạt có thể xử lý nhanh nhiều nhiệm vụ khác nhau trong một khoảng thời gian giới hạn.  Tính linh hoạt cũng có thể hữu ích cho công việc có nhiều thay đổi, đòi hỏi nhân viên phải làm việc vào những thời điểm khác nhau, những địa điểm khác nhau. Một người linh hoạt sẽ có thể làm việc khi cần thiết, bất kể dự án nào được giao.  Khả năng giải quyết vấn đề  Nhà tuyển dụng muốn nhân viên có khả năng tự giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng suy nghĩ sáng tạo dựa trên những phân tích chu đáo. Cho nên tư duy phản biện rất hữu ích trong nhiều ngành nghề, từ chăm sóc sức khoẻ đến kỹ thuật đến giáo dục. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng muốn tìm kiếm những nhân viên tích cực và đam mê công việc của họ, biết tự động viên bản thân mình. Những nhân viên có động cơ làm việc tốt thường có xu hướng nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành công việc mà họ được giao.  Khả năng lãnh đạo  Nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có khả năng lãnh đạo, thúc đẩy, khuyến khích các thành viên khác để đạt được mục tiêu và khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực… Thậm chí nếu bạn không ứng tuyển cho vị trí quản lý thì những vị trí chủ chốt ở các công ty cũng đòi hỏi kỹ năng này. Có kỹ năng lãnh đạo bạn sẽ có cơ hội tiến xa hơn ở công việc. Đáng tin cậy  Sự tin cậy là một phẩm chất rất quan trọng khi tìm kiếm và tuyển chọn các ứng viên. Nhà tuyển dụng muốn một người đáng tin cậy và có trách nhiệm, những nhân viên có sự độc lập nhất định có thể được tin cậy với nhiều trách nhiệm hơn, và có thể trở thành các nhà lãnh đạo và quản lý mạnh mẽ.  Như vậy có thể thấy các kỹ năng trong CV đóng vai trò quan trọng và là phần không thể thiếu nếu bạn muốn thể hiện bản thân, chinh phục nhà tuyển dụng, giành lấy cơ hội việc làm hấp dẫn. Chúc các bạn luôn có những công việc ưng ý và thành công trong cuộc sống!

Xem bài nguyên mẫu tại: Các kỹ năng trong CV nổi bật để ghi điểm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét